Bóng đá Việt Nam hãy nhìn ra biển lớn
Đó là xu thế của tiến trình hồi nhập, là cơ hội để học hỏi, nếu giảm số lượng ngoại binh sẽ là sai lầm, hãy vui vì làn sóng ngoại đổ bộ vào Việt Nam,... Hãy nhìn ra biển lớn... đông đảo ban đọc đã tham gia thảo luận quanh chủ đề Ngoại binh "khuynh đảo" V-League, lo hơn mừng?
>> Ngoại binh "khuynh đảo" V-League, BĐVN lo hơn mừng?
>> Sân Vinh bất phân thắng bại, HA.GL thắng kịch tính
>> Nam Định chiếm ngôi đầu, HA.GL trở lại mạnh mẽ
Điều đầu tiên phải nói ngay rằng, Thể Thao VietNamNet rất vui khi "được" bạn đọc phản ứng, thậm chí là phản đối khá gay gắt khi đọc các con số thống kê, các so sánh giữa ngoại binh và nội binh tại sân chơi cao nhất bóng đá nước nhà!
Hai năm liền chiếm ngôi số 1 ở V-League của Bình Dương không thể thiếu dấu ấn và vai trò của các ngoại binh. Ảnh: Phương Tuyên |
Với một chút ý đồ trong bài dẫn đưa ra để bạn đọc cùng tham gia thảo luận, chủ đề đã nhận được không ít những ý kiến, những đánh giá, nhìn nhận đầy khách quan và cũng đầy tâm huyết với môn thể thao vua ở VN.
Hầu hết đều chung quan điểm, việc các CLB sử dụng cầu thủ ngoại trong đội hình ra sân là điều tất yếu và không nên lo ngại cầu thủ nội sẽ mất đi cơ hội bởi đó là cạnh tranh lành mạnh, là động lực để các cầu thủ trẻ của chúng ta phấn đấu...
Quan trọng hơn, để bóng đá VN phát triển, nhìn nhận của số đông là chúng ta hãy hội nhập để phát triển, hãy nhìn ra biển lớn...
V-League "toàn nội" là giết bóng đá Việt Nam
Bạn Lương (TP.HCM, tdug914@yahoo.com) khẳng định: "Bóng đá VN cần có cầu thủ ngoại để thu hút khán giả và là động lực giúp các cầu thủ VN cố gắng luyện tập để kiếm được chỗ đứng trong đội hình chính, giúp bóng đá VN mau tiến bộ lên".
"Việt Nam vô địch Đông Nam Á có nhiều lý giải, trong đó có nguyên nhân ít được mọi người để ý, đó chính là nhờ V-League tốt hơn các nước trong khu vực. Hàng tuần các nội binh được cọ xát với các ngoại binh, sự cố gắng vì thế tăng lên rất nhiều so với trước đây. Hãy vui mừng trước làn sóng các cầu thủ ngoại đang ồ ạt vào VN", bạn Bùi Phương ( hongthiendinhtravel@yahoo.com) nhìn nhận.
Người ta thấy một Thể Công (áo đỏ) đa dạng và sức sống hơn khi trong đội hình có cầu thủ nói tiếng nước ngoài. Ảnh: V.S.I
Hay Tuấn Vũ (Hải Dương, tuanvu@gmail.com) thì mổ xẻ vấn đề: "Đừng đổ lỗi cho cầu thủ ngoại vì tính chuyên nghiệp của họ. Hãy nhìn vào sự thiếu chuyên nghiệp của các cầu thủ chúng ta, đó là tính cục bộ địa phương. Bệnh "ngôi sao" của các cầu thủ mới nổi đang giết dần họ".
Còn Hồng Việt (Hà Nội, milanviet@yahoo.com.vn) lại cảnh báo "Cứ thử làm theo Malaysia cấm các cầu thủ ngoại đi xem còn ai đến sân xem BĐVN nữa không. Lúc đó các cầu thủ nội vì không cần cạnh tranh với ai mà vẫn hưởng lương cao ngất chắc sẽ là những người vui mừng nhất vì chẳng cần cố gắng vẫn được ra sân. Và những trò đá quậy, bán độ hay những trò hề khác sẽ lại xuất hiện trên khắp các sân cỏ như đã từng xảy ra trước đây".
Trong khi đó, bạn Mạnh Kiên (manhkien_hl@yahoo.com) khẳng định việc có cầu thủ ngoại là rất cần thiết. "Bởi thi đấu trong môi trường cạnh tranh sẽ làm cầu thủ ta cọ xát tốt, bắt buộc phải cố gắng tập luyện, phát huy tố chất để theo kịp các cầu thủ ngoại. Có như thế, chúng ta mới sản sinh ra được những tài năng. Còn những ai không thể theo kịp thì sẽ bị loại bỏ khỏi cuộc chơi, đó là quy luật tất yếu của sự phát triển".
Hay như Cuong CR7 (coolross37@yahoo.com) phân tích: "Các CLB Việt Nam, khi bỏ hàng đống tiền để mua và trả lương cho cầu thủ ngoại, họ đều mong các cầu thủ đó là những ngoại binh chất lượng tốt, thể hiện phong độ cao và ghi nhiều bàn thắng.
2/3 bàn thắng V-League tính đến thời điểm này đều do cầu thủ ngoại ghi chứng tỏ họ đã đáp ứng được yêu cầu của các CLB. Đó là sự thật hiển nhiên cần chấp nhận. Vấn đề còn lại là các cầu thủ nội phải nỗ lực hơn thôi".
Lee (quangrs@yahoo.com) thì ngắn gọn: "Chẳng có gì phải lo ngại cả. Toàn cầu hóa mà. Nếu cầu thủ nội của ta không cạnh tranh được thì phải chịu thôi. Không nên đưa ra những luật lệ để khỏa lấp sự yếu kém".
Bạn Nguyễn Thành Trung (john.ntt@gmail.com) sau ý kiến còn là lời nhắn nhủ cho những người có trách nhiệm: "Tôi ủng hộ cạnh tranh công bằng. Hãy vào sân như một hiệp sĩ, cạnh tranh thật công bằng với các đồng nghiệp khác trên sân dù họ có mang quốc tịch gì. Tái bút: Kính gửi các đồng chí lãnh đạo bóng đá VN, hãy làm V-League trở thành số 1 ĐNÁ, và sánh ngang với J-league hay K-league, tức là các đồng chí đã góp phần xây dựng đất nước, xây dựng một nền bóng đá vững mạnh ở Việt Nam Hãy nhìn ra biển lớn".
Được nhiều hơn hại
Bạn Huỳnh Thanh Thế (Trà Vinh, huynhthanhthecnvntv@yahoo.com) cho biết: "Tôi không phải là một người thích hàng ngoại nhưng khi nhìn vào giải Vô địch Việt Nam tôi thấy nó càng ngày càng chất lượng hơn một phần là nhờ vào ngoại binh! Còn việc nói rằng cần hạn chế ngoại binh hơn nữa thì lúc đó chắc tôi và phần đông người hâm mộ sẽ không thèm coi V-League khi mà các cầu thủ Việt quá nghiệp dư!!!
Có ngoại binh cạnh tranh đòi hỏi những cầu thủ trẻ như Đức Thiện (giữa) phải phấn đấu và nỗ lực để giành 1 suất chính thức. Ảnh: Nguyễn Duy
Khi nhìn bước chạy kĩ thuật của các ngoại binh tôi hình dung ra một giải đấu sẽ có sự nâng chất đáng kể và người hưởng lợi là bóng đá Việt Nam, ngoại binh sẽ đem lại sự nỗ lực, sự học hỏi cho các cầu thủ trẻ Việt Nam, lúc đó ai là người có lợi?".
That Tuc (Thủ Đức, TP.HCM) thì ví von: "Các nước khác cho con ra nước ngoài học bóng đá thì việc cậu thủ ngoại đến thi càng tốt chẳng có gì phải lo cả. Việc này sẽ giúp các cầu thủ chúng phấn đấu nhiều hơn va ít bệnh sao hơn khi cạnh tranh vị trí gay gắt hơn. Nước Anh có rất nhiều cầu thủ giỏi ... họ thất bại bởi BHL thôi".
Hoài Linh (luonghoailinh@yahoo.com) nói: "Không nên mắc bệnh sĩ để rồi không thừa nhận cái kém cỏi của mình sau đó đổ tại này nọ ,điều mà người Việt Nam chúng ta vẫn thường hay vướng phải.
Ta không nên xấu hổ điều đó làm gì mà phải lấy đó để mà sửa đổi lại tư duy. Mỗi khi được ai khen này nọ ta ta cứ nhắc đi nhắc lại, còn ai đó chê bai thì không thừa nhận. Tôi nhất chí quan điểm giao thoa về văn hóa càng nhiều càng tốt (trong đó có cầu thủ ngoại)".
Bạn Sơnnh (Hải Phòng, sonnh2009@yahoo.com) tham gia với tiêu đề: Không có gì đáng ngại cả, kèm theo nội dung: "Tôi cho rằng việc có cầu thủ ngoại càng làm tăng sức hấp dẫn cho V-League, càng giúp cho chúng ta học hỏi được nhiều điều".
Trần hậu Tuấn (trantuan09@rockermail.com) nhìn nhận sâu xa: "Rõ ràng đây là một thực tế của tiến trình hội nhập nói chung trong đó bóng đá không là ngoại lệ. Ở những giai đoạn đầu của xu hướng, thường chúng ta thua ngay trên sân nhà. Không riêng gì BĐ song cùng với sự canh tranh và sự phát triển theo quy luật chung thì sẽ khác.
Trước mắt có thể xem đây là thực trạng đáng phải lo nhưng đó không phải là tất cả! Nhìn ra các giải đấu lớn như Ngoại hạng Anh thì chúng ta cũng không lấy làm buồn, về lâu về dài phát triển BĐ cũng phải theo một lộ trình".
Nhưng cơ số cầu thủ ngoại thế nào cho hợp lý?
Phan Dinh (Australia, maykbe33@yahoo.com.au) đưa ra: "Thiếu cầu thủ ngoại thì không phù hợp trong thị trường toàn cầu (quốc tế), và làm giảm chất lượng V-League. Nhiều cầu thủ ngoại quá thì các cầu thủ nội thiếu cơ hội chơi banh, thiếu kinh nghiệm và tỏa sáng (giống như trong trường hợp của bóng đá Anh).
|
Ngoại binh là cần thiết nhưng bao nhiêu là phù hợp nhất? Ở điều này, bạn đọc có vẻ như chưa tìm được tiếng nói chung! |
Vậy thì làm sao vẫn có cầu thủ ngoại nhưng không quá nhiều. Các nhà bóng đá chuyên nghiệp cần xác định mỗi đội bóng cần có tối đa là bao nhiêu cầu thủ ngoại. Có lẽ 3 hay 4? Giữ được sự cân bằng này thì V-League vẫn hấp dẫn mà đội tuyển VN vẫn đẳng cấp".
Bạn Thanh Chương (Hà Nội) nhận xét: "Theo tôi tỷ lệ ngoại binh đăng ký 5 và ra sân 3 như hiện nay là ổn. Tỷ lệ này sẽ góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh hợp lý cho cầu thủ nội phát triển. Vấn đề là các câu lạc bộ cần có chiến lược tìm ngoại binh hợp lý chứ các ngoại binh chất lượng thấp như của SLNA và một số câu lạc bộ khác thì chỉ là mua về để ngắm và có thể làm suy giảm chất lượng của cầu thủ nội mà họ có".
Thanh Sơn (thanhsơn_21279@gmail.com) bảy tỏ: "Nhiều ngoại quá thì xem sướng thật nhưng cầu thủ nội làm gì có cơ hội thi đấu với ngoại binh mà tiến bộ được. Như bây giờ (3 cầu thủ ngoại trong đội hình thi đấu) là vừa".
Lê Xuân Diệu (Tân Phú, dieu.le@salesperson.net) nhận xét: "Ba ngoại binh là hợp lý, còn các ngoại binh nhập quốc tịch thì chỉ 1 thôi. Công thức 3+1 sẽ không ảnh hưởng nhiều nhưng nếu 3 ngoại binh cộng với 5 người nhập quốc tịch nữa thì đúng là loạn".
Cao Việt Bách (Thanh Hoá, thuylinhpc@yahoo.com) nêu ý kiến: "Cách tốt nhất là cho phép mỗi đội có thêm 2 ngoại binh nữa thì kiểu gì các HLV cũng phải bố trí họ vào vị trí hàng thủ, như vậy là cân bằng giữa các tuyến rồi. Không nên lo ngại rằng "Nhiều ngoại binh sẽ làm cho các cầu thủ trẻ mất cơ hội", mà càng nhiều ngoại binh chất lượng thì các cầu thủ trẻ càng có nhiều động lực phấn đấu để hoàn thiện mình hơn".
Bạn Sơn (Hải Phòng) lại "thoáng" hơn: "Tôi cho rằng việc có cầu thủ ngoại càng làm tăng sức hấp dẫn cho V-League, càng giúp cho chúng ta học hỏi được nhiều điều. Theo tôi LĐBĐ Việt Nam nên xem xét tăng thêm số lượng cầu thủ ngoại được vào sân lên 5 cầu thủ so với với bây giờ chỉ có 3.
Mọi người không nên lo lắng là có nhiều cầu thủ ngoại thì cầu thủ nội sẽ kém đi, cũng như bây giờ tại sao mọi người phải đi du học nhiều thế không có nghĩa là các trường đại học của chúng ta kém đi, ngày nay người nước ngoài đến VN làm việc ngày càng nhiều giúp cho trình độ người VN được nâng lên rất nhiều về trình độ quản lý, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp v.v... Cho nên quan điểm của tôi là càng nhiều càng tốt".
Tất nhiên, không phải không có những ý kiến muốn cắt giảm số lượng cầu thủ ngoại. Bạn Hà Huy Kiệm (Hà Nội): "3/11 là hơn 25%, là quá nhiều ngoại binh trên sân. Chỉ nên 2 là vừa, mà 2/11 cũng đã nhiều rồi. Bài học nước Anh nên suy ngẫm. Càng nhiều ngoại binh, BĐVN càng đi xuống".
Cũng có những ý kiến tỏ ra lo ngại việc cầu thủ ngoại đang làm ảnh hưởng tiêu cực đến nền bóng đá Việt Nam. Chẳng hạn như bạn Nguyễn Đắc Hoàng Lâm (Đà Nẵng): "Tôi là 1 người rất hâm mộ đội tuyển VN. Nhưng hiện nay thì các tuyển thủ đang đá ở V-League đang tịt ngòi. Cầu thủ tôi hâm mộ nhất là LÊ CÔNG VINH cũng chỉ ghi được 1 bàn thắng. Tôi thật sự lo cho bóng đá VN.
Sự lo lắng của bạn Hoàng Lâm không phải không có cơ sở, mặc dù vậy, có thể thấy những ý kiến kiểu này không nhận được sự ủng hộ của đa số. Người hâm mộ có quan điểm rõ ràng: bài ngoại không phải là xu thế giúp bóng đá Việt Nam phát triển.
-
Thể thao VietNamNet
PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ:
Ho ten: HUỲNH TỪ VINH
Dia chi: Tổ 56, Mỹ An, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
E-mail: huynhtuvinh87@yahoo.com
Tieu de: bình luận về giải VLeague
Noi dung: Nếu như ban lãnh đạo bóng đá VN cấm cầu thủ ngoại thi đấu tại V-League thì đều đó là sai lầm lớn. Không có cầu thủ ngoại thi đấu thì trên khán đài sẽ ko có khán giả như hiện nay và bóng đá VN ngày càng đi xuông rất nhanh. Nhưng các HLV phải có cái nhìn về cầu thủ ngoại mà mình tuyển chứ không phải ký hợp đồng rồi mà để ngồi xơi nước. Cháu cảm thấy các cầu thủ ở châu Phi có chất lượng sao các HLV không ngó tới hề mà cứ tới các nước như Brazil, Pháp.... mà không chuyên nghiệp gì cả (chỉ có sức thôi là chưa đủ) thậm chí thua cả các cầu thủ ở VN nữa. Mua cầu thủ vế cần phải có kỷ thuật giống như Lee Nguyễn, Rogerio, Kesley chẳng hạn chứ đừng mua về những người họ đã vứt rồi mình mới lấy là không được.
Ho ten: hùng còi
Dia chi: hải phòng
E-mail: hoangtubachma_hp1989@ymail.com
Tieu de: V-League
Noi dung: Giảm ngoại binh ư điều đó thật vô lý, nó chỉ làm v-league xuống dốc thôi. Tôi nghĩ phai cho tăng thêm ngoại binh nữa khoảng 1-2 là vừa ,cái quan trọng của bóng đá VN chỉ là đào tạo trẻ thôi ,có thể chúng ta sẽ ào ạt truy tìm ngoại binh nhưng lai theo cách khác, đó là tìm những tài năng trẻ về đào tạo và thuê hẳn về mấy huấn luyện viên giỏi để đào tạo cho cả Tây cả ta.
Ho ten: vanthanh
Dia chi: nghean
E-mail: thanh@yahoo.com
Tieu de: Không nên có nhiều cầu thủ ngoại ra sân
Noi dung: Theo VFF, lâu nay ở các đội bóng có 3 cầu thủ ngoại ra sân, tôi nghĩ thế là đúng đắn lắm rồi, vì lực lượng ra sân chủ yếu là cầu thủ nội để có cơ hội rèn luyện. Bóng đá VN muốn phát triển mà phải để người khác làm hộ để lấy thành tích kiểu Singapore thì chẳng vẻ vang chút nào. Việc có cầu thủ ngoại ra sân là cần thiết vì để qua đó học tập, trao đổi kinh nghiệm và những cái tốt đẹp của nền bóng đá nước họ mà các càu thủ đó thể hiện, từ đó nâng mình lên chứ không phải nâng mình lên nhờ vào người khác làm thay.Giải ĐNA vừa qua chúng ta rất đáng tự hào vì chính các cầu thủ của chúng ta đã chiến thắng.
Ho ten: ngọc đoàn
Dia chi: nam định
E-mail: thongoc8284@yahoo.com.vn
Tieu de: nên hạn chế cầu thủ nhập quốc tịch vào sân
Noi dung: theo tôi thì cho rằng 3 cầu thủ ngoại vào sân là hợp lý , còn những cầu thủ nhập quốc tịch thì nên hạn chế ở 1 con số cụ thể vì hầu như những cầu thủ nhập tịch hiện nay thì đa số nằm trong những CLB lắm tiền nhiều của. Với bóng đá Việt Nam hiện nay đang đi lên con đường chuyên nghiệp thì nên có 1 qui chế về vấn đề này để tất cả các CLB cùng phát triển như thế thì bóng đá nước nhà mới phát triển bằng nền tảng vững chắc.
Ho ten: Nguyễn Hữu Bảo
Dia chi: Long Biên, Hà Nội
E-mail: huubao.nguyen@gmail.com
Tieu de: Quốc tế hoá V-League
Noi dung: Tôi đang nghĩ đến viễn cảnh là các cầu thủ thuộc khu vực Asean có quyền lao động tự do ở Việt Nam (trong đó có quyền đá bóng) khi đó hàng tuần có thể được xem các trận đấu của Tuyển Thái Lan (ở Hoàng Anh Gia Lai) tranh giải V-League. Còn các cầu thủ VN không đủ trình độ cạnh tranh vị trí ở CLB trong nước ư, xin mời các vị sang đá ở giải vô địch ... Thái Lan. V-League sắp vươn lên tầm Châu lục rồi. Sướng.
Ho ten: Lanhlung
Dia chi: Vietnam
E-mail: lanhlung3s@yahoo.com
Tieu de: Đừng đi ngược bánh xe lịch sử!
Noi dung: 1. Chúng ta đang sống trong một thế giới hội nhập trên tất cả các lĩnh vực, nhìn chung quốc gia càng phát triển khi nền kinh tế càng hội nhập sâu rộng với sự có mặt của các công ty đa quốc gia, tập đoàn lớn nổi tiếng (Microsoft,Toyota, Cocacola,...
3. Trở lại V-league, sự có mặt của nhiều cầu thủ ngoại chất lượng trong đội hình sẽ làm HLV dễ lên phương án chiến thuật hơn...Đối với các đội yếu, thay vì chơi phòng ngự, phòng ngự và phòng ngự thì với cầu thủ ngoại có thể hình, thể lực và kĩ thuật tốt họ đã thực sự có khả năng phản công và phản công rất hay (Như Timothy của ĐT trong 2 trận đầu gặp HAGL và BD). Các đội mạnh thì tha hồ chơi cống hiến phục vụ khán giả ...Sự hấp dẫn của V-league tăng lên nhiều, khán giả tới sân ngày càng đông và V-league sẽ là cách tốt nhất để quảng bá các thương hiệu, tiền sẽ lại đổ vào, V-league sẽ càng chất lượng hơn, khán giả lại càng đông hơn , tiền lại đổ vào...VÀ CÁI VÒNG QUAY NÀY SẼ CỨ TIẾP TỤC ĐỦ ĐỂ ĐẾN MỘT NGÀY KHÔNG XA, HAGL CÓ THỂ HẠ GAMBA OSAKA MÀ KHÔNG PHẢI DO ĂN MAY. ..4.Sự chuyên nghiệp của các cầu thủ ngoại (tất nhiên là các cầu thủ TỐT, như Kiatisak chẳng hạn) sẽ làm cho các cầu thủ nội học hỏi được nhiều điều, phải chuyên nghiệp theo, phải phấn đấu hết mình để có chỗ đứng và khắc phục yếu điểm của các cầu thủ nội là thiếu ý chí lúc khó khăn nhưng lại dễ sinh thỏa mãn lúc có chút thành công ( có nhà, có xe)...mặt khác sự có mặt của cầu thủ ngoại cũng làm giảm những tiêu cực vì những mối quan hệ dây mơ rễ má lằng nhằng...tất nhiên, do hoàn cảnh thực tế chúng ta không nên thoải mái số lượng cầu thủ ngoại nhưng với những cầu thủ đã nhập quốc tịch VN thì nên chấp nhận vì ít nhất họ đã có 4-5 năm chơi bóng ở VN và họ phải thực sự cần thiết thì Clb mới xin nhập tịch cho họ...và nói chung đã là công dân Việt nam thì phải được đối xử bình đẳng....
Với các cầu thủ Việt có tài năng và có ý chí họ sẽ phải chứng minh không kém các cầu thủ ngoại...và cũng chỉ có như vậy chúng ta mới có thể ra biển lớn được...Tôi tin chắc rằng 86 triệu dân Việt nam đều mong ít nhất 1 lần thấy bóng đá Việt nam có mặt tại Vòng chung kết giải VĐBĐ thế giới...Vậy phải làm sao đây khi bản thân cầu thủ Việt phần lớn là bé nhỏ ? Tại sao chúng ta không tận dụng """Chất xám""" của nhân loại để phục vụ chúng ta...Có thể phần lớn sẽ cho điều này là mơ mộng hão huyền nhưng nếu CÓ NHIỀU NGƯỜI có thể tạo ra những bước đôt phá trong suy nghĩ và hành động như BẦU ĐỨC của HAGL đã làm thì không có gì là không thể. NOTHING IS IMPOSSIBLE. Tóm lại: V-league cần cầu thủ ngoại như "cây khô cần nước" ...Cá nhân tôi ủng hộ cơ chế cực thoáng về vấn đề này...Phần còn lại là do các Clb tự quyết định miễn sao phù hợp với lợi ích của Clb và đại đa số "lòng dân" là các CĐV của họ.
Ho ten: thuongnguyen
Dia chi: hanoi
E-mail: thuongmisshn@yahoo.com
Tieu de: cầu thủ ngoại trong V-league
Noi dung: Theo tôi thì số cầu thủ ngoại trên sân của 1 đội bóng là 4 và đăng ký là 6. Còn số cầu thủ nhập tịch thì không hạn chế vì nếu hạn chế là mình đánh giá thấp quyền công dân Việt Nam của họ. Việt nam tiến lên........ Việt nam vô địch....
Ho ten: Trần Dũng
Dia chi: Hà Nội
E-mail: vegamu@zing.vn
Tieu de: Công thức cầu thủ ngoại + cầu thủ trẻ
Noi dung: Việc duy trì 3 cầu thủ ngoại trên sân như hiện nay là hợp lý. Có thể tăng thêm 1 cầu thủ nữa. Tuy nhiên chúng ta cũng cần đưa thêm phương án, các đội bắt buộc phải đưa vào sân ít nhất 1 hoặc 2 cầu thủ U21 do chính CLB đào tạo vào sân. Như vậy sẽ tăng thêm cơ hội cho các cầu thủ trẻ. Còn việc nhiều bạn nói là hạn chế cầu thủ nhập quốc tịch theo tôi, không thể thực hiện được. Khi 1 người đã nhập quốc tịch VN, tức là họ có đầy đủ quyền công dân VN, vậy là sao lại hạn chế họ?
Ho ten: Nguyễn Tiến Thành
Dia chi: Bà Triệu - Đống Đa - Hà Nội
E-mail: thanhlaptrinh@gmail.com
Tieu de: Giảm hạn chế cầu thủ ngoại tham gia thi đấu tại v-league là suy nghĩ bảo thủ và trì trệ
Noi dung: Đặt mối quan ngại khi ngoại binh khung đảo v-league liệu có ảnh hưởng đến chất lượng đội tuyển quốc gia hay không là rất cần thiết.Tuy nhiên tôi cho rằng thảo luận là tìm ra giải pháp làm tốt nhất chứ không phải là nâng lên đặt xuống có lên hay không! Xu thế toàn cầu hóa là xu thế mọi đất nước mọi ngành nghề đều không muốn đứng ngoài,bóng đá thế giới cũng đang và đã đi theo thì bóng đá Việt Nam không có gì phải lo ngại, tôi cho rằng ý tưởng giảm hạn chế cầu thủ ngoại tham gia thi đấu tại v-league là suy nghĩ bảo thủ và trì trệ. Muốn đội tuyển quốc gia tốt anh phải đào tạo cầu thủ tốt sao lại đổ cho tại V-league nhiều cầu thủ ngoại. Sao ta cứ phải lôi đội tuyển Anh ra để so sánh, không lẽ người Anh họ không biết lo mà ta phải lo thay họ.
Vậy khi những năm trước khi ta có V-league 100% cầu thủ ra sân là cầu thủ nội vậy mà đội tuyển đâu đã là "vua vùng trũng". Bây giờ Liên đoàn phải quan tâm nâng cao chất lượng V-league và cầu thủ bằng cách đi tiếp chứ không lùi lại như Malaysia, để chặt chẽ hơn tôi nghĩ chúng ta lên áp dụng công thức mới 4/6 + 2 tức là sẽ nâng mỗi đội đăng ký 6 cầu thủ ngoại cho phép đồng thời ra sân 4 người và chỉ cho phép mỗi đội không quá 2 cầu thủ nhập quốc tịch ra sân 1 lúc. Nhưng bù lại để được sử dụng cầu thủ ngoại nhập quốc tịnh thì đội đó phải có đội hình tham dự tất cả các giải U gồm 11, 13 , 15 , 17 , 19 , 21 và một đội hình 2 tham gia 1 trong các hạng dưới từ hạng nhất trở xuống.Như vậy vừa tăng được tính hấp dẫn của V-league, vừa tăng cơ hội cọ sát cho cầu thủ nội nhất là cầu thủ trẻ, đồng thời thu hút được tài năng nước ngoài nhập tịch để thi đấu cho đội tuyển quốc gia. Nhất cử lưỡng tiện như thế mà sau ta không làm mà lại đi quay lại suy nghĩ và cách làm giật lùi ngược đời làm gì???
Ho ten: phi nguyen
Dia chi: 197/14H nguyen van nghi, p7, Q.Go Vap, TP.HCM
E-mail: milanista_phinguyen@yahoo.com
Tieu de: Dong y kien nhung nen co gioi han!
Noi dung: Tôi cũng tán thành việc có ngoại binh trong đội bóng, tuy nhiên cũng nên cần có sự giới hạn ở 1 mức nhất định. Dẫu biết rằng lực lượng ngoại binh sẽ tăng thêm sức hút cho V-League, nhưng nếu lạm dụng quá sẽ làm hại đến cả 1 nền bóng đá. Lấy bóng đá Anh làm 1 ví dụ. Các cầu thủ ngoại binh đang tràn ngập nhưng đội tuyển quốc gia thì lại chẳng ra gì, không đạt được nhiều thành công. TỐt nhất nên học theo Tây Ban Nha hoặc Ý, cầu thủ ngoại chỉ có giới hạn ở mức hợp lý, như vậy sẽ có lợi cho nền bóng đá nước nhà.
Ho ten: huynguyenusa
Dia chi: daklak
E-mail: huynguyen_dab@yahoo.com.vn
Tieu de: Nâng cao chất lượng
Noi dung: Rõ ràng là khi có các ngoại binh, chất lượng bóng đá của VL đã tăng lên. Khán giả tới xem cũng đông hơn. Vậy thì lý do gì mà phải hạn chế thêm số lượng cầu thủ ngoại. Các cầu thủ nội nếu không đáp ứng được yêu cầu thì bị đào thải là điều đương nhiên, không nên lấy lý do này nọ đề biện hộ cho sự kém cỏi của mình. Theo cá nhân tôi, tôi còn ủng hộ việc nhập quốc tịch cho các cầu thủ ngoại có chát lượng thật sự. Có sự cạnh tranh giữa cầu thủ nội và ngoại thì bóng đá nước nhà mới phát triển được. Không nên làm trái quy luật.
Ho ten: Nguyễn văn minh Hiền
Dia chi: sương nguyệt ánh, p.bến thành, q.1,tp HCM
E-mail: hiennguyen1125@yahoo.com
Tieu de: BÓNG ĐÁ VIỆT NAM SẼ ĐI VỀ ĐÂU ?
Noi dung: Điều đó thi tôi đã thấy ngay khi cho ngoại binh nhập quốc tịch Việt Nam sau một thời gian thi đấu, không hiểu luật ấy như thế nào, nhưng cứ nghĩ khoảng 10năm hay 20năm nữa thì sẽ như thế nào, như Sing chăng...có lẽ lúc đó dội tuyển Việt Nam sẽ chỉ là cái bóng của chính mình tạo ra, và rồi người hâm mộ sẽ quay lưng lại, khi ấy có lẽ là mất nhiều hơn được. Lãnh đạo LĐBĐVN cần có chính sách, qui định rõ ràng hơn, cái nhìn rộng hơn nếu không sẽ thật sự đáng buồn cho bóng đá Việt Nam.
Ho ten: The Tuyen
Dia chi: Hội Văn học nghệ thuật Bình Đinh
E-mail: tuyennt877@yahoo.com
Tieu de: Bóng đá VN như ngựa bị khớp cương!
Noi dung: Chỉ nhìn hướng phía trước mà không bao giờ đi tới đích. Đó là nghịch lý của bóng đá VN. Cầu thủ ngoại hay nội có chất lượng thì sẽ thúc đẩy nền bóng đá phát triển. VN là vùng đất màu mỡ để bóng đá phát triển ( khán giả quá mê bóng đá) vậy mà gieo giống sinh ra èo uột là do thiếu thâm canh và quen thói "ăn sẵn" của mấy ông VFF. Chúng ta phải chờ vài năm nữa lứa cầu thủ ở học viện bóng đá Arsenal-HAGL phát triển hay không sẽ rõ.
Ho ten: Tuấn Vũ
Dia chi: Hậu Giang
E-mail: phanvutuan1985@gmail.com
Tieu de: cái lợi và cái hại
Noi dung: Theo tôi nghĩ, việc V-league (VL) có ngoại binh góp mặt là một xu thế tất yếu, nó sẽ tạo ra một luồn gió mới vào bóng đá việt Nam, để từ đó tạo nên sự cạnh tranh giữa các cầu thủ nội và cầu thủ ngoại, cầu thủ ngoại mà không đạt yêu cầu về chuyên môn hoặc xuống phong độ thì cũng mất xuất đá chính thôi, các cầu thủ nội được cọ xát thường xuyên với cầu thủ ngoại thể hình to cao, có kỹ thuật...sẽ nâng tầm cầu thủ nội lên, đặc biệt là các hậu vệ. Điều đáng nói ở đây là các đội bóng hầu hết đều sử dụng các ngoại binh cho vị trí tiền đạo, theo thống kê số bàn thắng chênh lệch giữa cầu thủ ngoại và nội là không ngạc nhiên...nó tạo ra sự lo lắng cho người hâm mộ bóng đá việt Nam là không biết sẽ có được bao nhiêu những tiền đạo trẻ người việt nào cạnh tranh được suất đá chính hay không, hay là tương lai đội tuyển quốc gia sử dụng tiền đạo nộu gốc ngoại, tôi cũng chẳng ngạc nhiên khi có một bài báo nói rằng Vua phá lưới V_L cầu thủ nội khó quá!!!!
Ho ten: Trần Minh
Dia chi: Singapore
E-mail: tranminh299@yahoo.com
Tieu de: Tại sao lại phân biệt "Cầu thủ nhập tịch"
Noi dung: Tôi đọc thấy có một số ý kiến về các cầu thủ nhập tịch, rằng phải hạn chế số lượng trong đội v.v. Đây là một lối suy nghĩ phân biệt cực kỳ nguy hiểm. Họ đã nhập tịch Việt Nam tức là tôi đã là công dân Việt Nam, có đủ các trách nhiệm và nghĩa vụ của một người Việt. (thậm chí có người còn phải từ bỏ quốc tịch cũ vì quốc gia của họ không chấp nhận 2 quốc tịch, ví dụ như Singapore). Vậy thì hà cớ gì phân biệt với họ? Luật đâu?
Ho ten: vi nhân đạo
Dia chi: 501b3-ktx thăng long
E-mail: nhandaosp@gmail.com
Tieu de: Cảm ơn ngoại binh
Noi dung: Nhờ có sự xuất hiện của họ mà các cầu thủ nội có động lực để tập luyện. Nhờ có họ mà chất lượng chuyên môn của trận đấu ngày càng được nâng cao. Nhờ họ mà khán giả quan tâm, tới sân nhiều hơn sau từng trận đấu. Hãy nghĩ về một viễn cảnh khi các cầu thủ nối tiếng như CR7 hay LEO kết thúc sự nghiệp tại V-league........Bên cạnh sự đầu tư đúng hướng vào thế hệ cầu thủ "nhí" thì ngoại binh chính là động lực giúp bóng đá Việt Nam phát triển.
Ho ten: Đoàn Minh Đức
Dia chi: Nam Định
E-mail: xetangduc1974@gmail.com
Tieu de: Cầu thủ nhập quốc tịch.
Noi dung: Theo tôi cần phải hạn chế cầu thủ ngoại nhập quốc tịch. Số lượng ngoại binh như thế là đủ, để các cầu thủ trẻ được ra sân thường xuyên hơn. Các CLB cần phải coi trọng công tác đào tạo trẻ.
Ho ten: Bạn đọc
Dia chi: Hà nội
E-mail: notsog8@gmail.com
Tieu de: Ngoai Vs noi
Noi dung: Trước tòa, quan tòa không ra phán quyết do đông người kéo tới kêu xin. Khi chơi "Ai là triệu phú" không phải lúc nào người ta cũng dùng "trợ giúp khán giả", lý do là vì ngoài việc chắt chiu các cơ hội thì không phải lúc nào đông người cũng = kết quả đúng. Đọc bài lần đầu tôi không cho rằng ý tưởng của người viết là vận động việc "cấm" hay thu hẹp sự xuất hiện của cầu thủ ngoại, mà chỉ là một sự trăn trở đối với tình hình hiện tại của bóng đá Việt. Còn ủng hộ việc gia tăng số lượng cầu thủ ngoại thì rõ ràng là không. Tôi hiểu thế không biết đúng không? Nay có bài tổng kết như thế này thì không biết ý đồ của nguời viết như thế nào, hoặc là phải làm vì việc chẳng đừng, vì khán giả phản ứng dữ quá? Hoặc là ý đồ bài viết lúc đầu là khơi dậy một cuộc tranh luận? Và nếu vậy thì các bạn đã thành công. Các bạn cần phải bảo vệ quan điểm của mình, kể cả khi nó đi ngược lại dư luận, người ta có thể không đồng tình, nhưng quan điểm của mình vẫn là một sức hút lớn. Với tôi, số lượng cầu thủ ngoại như hiện nay là ổn.
Tuy nhiên có một số vấn đề như sau: Thứ nhất, do số lượng cầu thủ được đăng ký thi đấu hạn chế, các CLB đều chỉ tập trung đăng ký các vị trí trọng yếu trên trục dọc như Thủ môn, trung vệ, tiền vệ trung tâm, trung phong. Do đó việc ra sân của các cầu thủ Việt ở các vị trí này bị hạn chế. Thử tưởng tượng cầu thủ nước ngoài chiếm giữ vị trí thủ môn hoặc hai ông Tây cùng đá tiền đạo thì cầu thủ chơi ở những vị trí đó người Việt bao giờ mới có cơ hội? Điều này cũng làm hạn chế đi rất nhiều cơ hội lựa chọn người cho DTQG. Thứ hai, các HLV, các CLB có tư tưởng ăn xổi, muốn gặt thành tích ngay. Do đó, bố trí mỗi trận đấu, cầu thủ ngoại luôn ưu tiên. Đã đành rằng khi cạnh tranh với nhau, ai hay hơn thì người đó được thể hiện, nhưng trước tiên cũng phải tạo điều kiện ra sân như nhau để người ta có thể phấn đấu thể hiện, cạnh tranh với nhau. Hơn nữa, đối với các cầu thủ trẻ, phong độ hiện tại của họ đương nhiên khó có thể sánh với các cầu thủ ngoại trưởng thành. Nhưng về lâu dài họ cũng cần được tích lũy kinh nghiệm, xây dựng phong độ, nên nhìn nhận đó là một quá trình chứ đừng nhìn nhận một thời điểm. Thứ ba, về việc nhập tịch cầu thủ. Nếu xuất phát từ sự gắn bó lâu dài và nguyện vọng chân chính của cầu thủ thì đây là một việc rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, hiện tại có vẻ như đây là một kẽ hở để các câu lạc bộ trục lợi. Những việc làm như của Vissai NB, hay HAGL nhìn vào không ai bắt bẻ được họ, nhưng cứ để họ tự tung tự tác thì sẽ giống như một bạn đọc đã đề cập 5 ông Việt Nam –Tây cùng ra sân + 3 ông Tây nữa, lúc đấy bóng đá Việt Nam giống sân khấu hài lắm. Bản sắc là một điều vô cùng quan trọng, bóng đá Việt nam rất giàu bản sắc, đó cũng là một phần sức sống của nó. Trong các bản sắc thì bản sắc về vùng miền cũng rất phong phú, có sức hút lớn và tạo ra những cuộc đua hết sức thú vị. Hãy nhìn SLNA, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Phòng hay vào đến Khánh Hòa, Đồng Tháp chúng ta sẽ thấy điều đó. Quay lại trường hợp của NB, họ làm đủ mọi thứ nhưng đều là những thứ ăn xổi, lực lượng cầu thủ tại chỗ của họ không được phát triển, nhiều người NB cũng không cảm thấy đội bóng là một phần của họ.
Ở những vòng đấu vừa qua, các chân sút nội không mạnh không có nghĩa là do bị cầu thủ ngoại lấy chỗ. Các anh tài vẫn ra sân, nhưng họ không thể hiện được là do phong độ của mình thôi. Thể thao VNN cũng nên thống kê cùng với tỷ lệ số bàn thắng ghi được là tỷ lệ của các chân sút ngoại (những người có cơ hội ghi bàn nhất) trên tổng số các chân sút. Nếu hai tỷ lệ là tương đương thì cũng không có gì quá ngạc nhiên. Nhiều khán giả chỉ cần “xem” cho đã mắt. Với họ, đội hình toàn “Tây” cũng không sao. Với họ TV với giải Ngoại hạng anh là cuộc sống. Nhưng nếu xem xét về bản sắc, xem xét về trình độ của DTQG, xem xét về khả năng phát triển của cầu thủ, đặc biệt là cầu thủ trẻ thì có nhiều vấn đề phải cân nhắc. Nói về cạnh tranh công bằng, ra sân chiến đấu như một hiệp sỹ để khẳng định chỗ đứng của mình. Đó đều là những mỹ từ thuyết phục lòng người. Nhưng, nói về công bằng, trong thể thao, đấm bốc, vật hay gì gì nhiều thứ khác, người ta đều phân hạng. Nói thể không phải là để áp dụng gì cho bóng đá, chỉ để dễ hình dung. Phải tự thừa nhận là cầu thủ Việt nam rất khó cạnh tranh. Cạnh tranh với một người có nền thể lực gấp rưỡi hay thậm chí gấp 3 mình, chạy tốc độ với người có sải chân dài hơn mình cả mét, hay nhảy lên đánh đầu với người mình chỉ đứng đến vai là những điều rất khó khăn. Những người coi đó là dễ dàng đều là những người chưa bao giờ xỏ giày ra sân để chỉ nhìn thấy cái lưng của một anh Tây. Có những lý do rất con người. Gút lại, tôi muốn nói, như hiện tại, số lượng thế là ổn. Các CLB cần có chính sách phát triển lâu dài hơn, đào tạo tốt hơn, luân phiên cầu thủ nhiều hơn. VFF cần có quản lý chặt chẽ hơn và hình thành luật với số lượng tối đa cầu thủ Ngoại nhập quốc tịch Việt trong một đội bóng (nếu điều này không vi phạm Hiến pháp và Pháp luật). VNN cũng cần tích cực bảo vệ quan điểm của mình.
Ho ten: Trung Kiên
Dia chi: Thái Nguyên
E-mail: kaka.realman@gmail.com
Tieu de: Giảm để làm gì ?
Noi dung: Hạn chế để làm gì chứ . Phải khó lắm V.league mới đuợc như bây giờ , hạn chế số lượng cầu thủ ngoại ít hơn hiện nay chỉ làm hại cho bóng đá Việt Nam . Tại sao chúng ta không nhìn vào giải hạng nhất những năm chưa có cầu thủ ngoại để xem V.league tiến bộ đến đâu ? Quan trọng là cầu thủ nội phải nỗ lực thì mới cạnh tranh được , đó là xu thế tất yếu ở bất cứ giải vô địch quốc gia nào để tăng tính cạnh tranh , lôi kéo khán giả và tăng độ trung thực của giải đấu . Theo tôi thì cần tăng lên là 5 ngoại binh ra sân trong mỗi trận đấu và các đội được sử dụng khoảng 8 ngoại binh kể cả cầu thủ dự bị .
Ho ten: Trần Thanh Phong
Dia chi: ttphong@yahoo.com
E-mail: ttphong@yahoo.com
Tieu de: Bóng đá
Noi dung: Mỗi đội bóng có được tối đa là 3 cầu thủ ngoại ra sân chơi cùng lúc, (trừ những trường hợp nhập tịch) có nghĩa là tối thiểu trong một đội tại một thời điểm có 8 cầu thủ nội trên sân. Vẫn còn có chỗ cho cầu thủ nội phát triển mà. Hơn nữa, nếu cầu thủ ngoại thực sự chuyên nghiệp (nếu ko thì bị đuổi mất rồi) thì còn là tấm gương cho các cầu thủ nội học hỏi. Đừng so sánh với bóng đá Anh làm gì, họ có nền móng khác.
Ho ten: Anh Huy
Dia chi: Đà Nẵng
E-mail: anhhuydng@gmail.com
Tieu de: Quan trọng là đào tạo trẻ.
Noi dung: Về vấn đề ngoại binh thì tỉ lệ 3/5 như hiện tại có lẽ là hợp lý rồi. Nhưng nhiều đội bóng vẫn còn hổng ở khâu đào tạo trẻ, đặc biệt là các đội doanh nghiệp vẫn chưa có 1 đội trẻ làm tuyến kế cận thực sự, nhiều đội chỉ lấy đội trẻ của địa phương mình rồi ghép tên vào chứ chưa thực sự quan tâm đến việc tuyển chọn, đào tạo, thậm chí là săn lùng các tài năng trẻ từ những địa phương khác về. Đó là một sự lãng phí và cũng thể hiện sự không chuyên nghiệp. Nhiều đội như T&T HN, B.Bình Dương,HP HN, HN ACB,... không hiểu có được bao nhiêu cầu thủ cây nhà lá vườn. Mong các đội hãy quan tâm hơn đến đào tạo trẻ. Và đến lúc nào đó, có lẽ VFF nên quy định về việc bắt buộc có 1-2 đội trẻ cho 1 dội chuyên nghiệp để các đội có thể tự lo cho chính mình và tránh lạm dụng sức mạnh của đồng tiền trong thể thao./.
Ho ten: Nguyễn Duy Ngà
Dia chi: Hoàng Mai_Hà Nội
E-mail: hoai_an_23@yahoo.com
Tieu de: Bóng đá Việt Nam hãy nhìn ra biển lớn....
Noi dung: Tôi đã đọc được rất nhiều ý kiến phản hồi của nhiều độc giả tham gia ý kiến. Phải nhìn nhận sự có mặt của ngoại binh tai V-league giúp bóng đá Việt Nam tốt lên rất nhiều. Tôi mong ngày càng có nhiều ngoại binh chất lượng cao sẽ đến Viet Nam vì chỉ có vậy chúng ta mới học hỏi được nhiều điều. Tại AFF Cup 2008, ĐTVN đã đoạt chức VĐ là minh chứng cho quá trình phát triển của BĐ VN, các cầu thủ của chúng ta phải cố gắng phấn đấu để cạnh tranh với các ngoại binh tại giải quốc nội để có vị trí đá chính, và thành quả họ đạt được cho VN là chức VĐ ĐNA đầu tiên sau 50 năm mà VN luôn mong muốn.
Ho ten: Trần Thanh Phong
Dia chi: ttphong@yahoo.com
E-mail: ttphong@yahoo.com
Tieu de: Bóng đá
Noi dung: Mỗi đội bóng có được tối đa là 3 cầu thủ ngoại ra sân chơi cùng lúc, (trừ những trường hợp nhập tịch) có nghĩa là tối thiểu trong một đội tại một thời điểm có 8 cầu thủ nội trên sân. Vẫn còn có chỗ cho cầu thủ nội phát triển mà. Hơn nữa, nếu cầu thủ ngoại thực sự chuyên nghiệp (nếu không thì bị đuổi mất rồi) thì còn là tấm gương cho các cầu thủ nội học hỏi. Đừng so sánh với bóng đá Anh làm gì, họ có nền móng khác.
Ho ten: Minh Kiên
Dia chi: Daklak
E-mail: minhlttk@yahoo.com.vn
Tieu de: Về sự có mặt của ngoại binh
Noi dung: Hiện tại quy chế về ngoại binh như vậy là hợp lý (3-5), không có gì phải lo, năng lực (tài năng & tính chuyên nghiệp) của cầu thủ ta tôi sợ không có nhiều chứ đừng nói gì đến việc họ không được trọng dụng vì có nhiều ngoại binh!
Ho ten: Nguyễn Tiến Thành
Dia chi: Bà Triệu - Đốn Đa - Hà Nội
E-mail: thanhlaptrinh@gmail.com
Tieu de: Thảo Luận Ngoại binh "khuynh đảo" V-League, lo hơn mừng
Noi dung: Đặt mối quan ngại khi ngoại binh khung đảo v-league liệu có ảnh hưởng đến chất lượng đội tuyển quốc gia hay không là rất cần thiết.Tuy nhiên tôi cho rằng thảo luận là tìm ra giải pháp làm tốt nhất chứ không phải là nâng lên đặt xuống có lên hay không! Xu thế toàn cầu hóa là xu thế mọi đất nước mọi ngành nghề đều không muốn đứng ngoài, bóng đá thế giới cũng đang và đã đi theo thì bóng đá Việt Nam không có gì phải lo ngại, tôi cho rằng ý tưởng giảm, hạn chế cầu thủ ngoại tham gia thi đấu tại v-league là suy nghĩ ấu trĩ, bảo thủ và trì trệ.
Muốn đội tuyển quốc gia tốt anh phải đào tạo cầu thủ tốt sao lại đổ cho tại V-league nhiều cầu thủ ngoại. Sao ta cứ phải lôi đội tuyển Anh ra để so sánh, không lẽ người Anh họ không biết lo mà ta phải lo thay họ. Vậy khi những năm trước khi ta có V-league 100% cầu thủ ra sân là cầu thủ nội vậy mà đội tuyển đâu đã là "vua vùng trũng". Bây giờ Liên đoàn phải quan tâm nâng cao chất lượng V-league và cầu thủ bằng cách đi tiếp chứ không lùi lại như Malaysia. để chặt chẽ hơn tôi nghĩ chúng ta lên áp dụng công thức mới 4/6 + 2 tức là sẽ nâng mỗi đội đăng ký 6 cầu thủ ngoại cho phép đồng thời ra sân 4 người và chỉ cho phép mỗi đội không quá 2 cầu thủ nhập quốc tịch ra sân 1 lúc.
Nhưng bù lại để được sử dụng cầu thủ ngoại nhập quốc tịnh thì đội đó phải có đội hình tham dự tất cả các giải U gồm 11, 13 , 15 , 17 , 19 , 21 và một đội hình 2 tham gia 1 trong các hạng dưới từ hạng nhất trở xuống. Như vậy vừa tăng được tính hấp dẫn của V-league, vừa tăng cơ hội cọ Xát cho cầu thủ nội nhất là cầu thủ trẻ, đồng thời thu hút được tài năng nước ngoài nhập tịch để thi đấu cho đội tuyển quốc gia.Nhất cử lưỡng tiện như thế mà sau ta không làm mà lại đi quay lại suy nghĩ và cách làm giật lùi ngược đời làm gì.
Ho ten: Huynh Chau Thong
Dia chi: USA
E-mail: thchuynh01@yahoo.com
Tieu de: Tăng số lượng cầu thủ ngoại
Noi dung: Kính gởi Thể Thao VietNamNet. Tôi nghĩ nên nâng số ngoại binh ra sân lên thành 4. Tuy nhiên, cần có quy định cụ thể. Một ngoại binh ở hàng hậu vệ, 1 ở hàng tiền vệ và 1 trên hàng tấn công. Ngoại binh thứ 4 phải là người đá tiền vệ cánh hoặc hậu vệ cánh. Có như vậy mới tạo ra sự cạnh tranh đồng đều ở tất cả các tuyến đối với cầu thủ nội. Thông qua sự cạnh tranh đó, chất lượng cầu thủ nội cũng sẽ được nâng lên đồng đều ở các tuyến. Tôi nghĩ cũng nên áp dụng số lượng này cho cầu thủ ngoại nhập tịch ở ĐTQG và U-23 VN.
Ho ten: Tường Duy Tuấn
Dia chi: ĐH Bách Khoa Hà Nội
E-mail: tuantuongbk@gmail.com
Tieu de: so luong ngoai binh
Noi dung: Theo mình V-League hấp dẫn hơn là nhờ một phần công đóng góp của các ngoại binh. Mình nghĩ nên tăng cầu thủ ngoại lên thành 5 so với 3 như hiện nay. Điều này sẽ giúp cho các đội bóng cân bằng số ngoại binh các tuyến hơn. Vì hiện nay do chỉ có 3 nên cầu thủ ngoại thường chỉ là tiền đạo và tiền vệ. Tăng cầu thủ ngoại sẽ giúp có thêm nhiều cầu thủ ngoại ở vị trí hậu vệ. Điều này ko những giúp các hậu vệ của chúng ta phải canh tranh để đá chính, mà các tiền đạo của ta sẽ phải nỗ lực rất nhiều. Vì họ sẽ phải đối đầu với các hậu vệ to cao, thể lực tốt hơn. Có cầu thủ ngoại nhiều chất lượng của V-League tốt hơn, các câu lạc bộ giàu hơn. Và điều đó sẽ giúp cho hệ thống quản lý và đào tạo trẻ của các câu lạc bộ tốt hơn hãy nhìn HA.GL là một minh chứng.
Ho ten: nguyễn văn trường
Dia chi: so 01 ngõ 85 phan ba vành thành phố thái bình
E-mail: nguyen_vantruong88@yahoo.com
Tieu de: móng tốt nhà sẽ chắc
Noi dung: Tôi nghĩ giải hạng Nhất ngoại binh sẽ là đăng ký 5 ra sân 3 bằng V-league. Hẳn mọi người ắo thể sẽ nghĩ: vậy thì tranh suất lên chuyên làm gì? Nhưng tôi nghĩcạnh tranh là để vươn lên. Có thể các đội hạng Nhất sẽ có chất lương cao hơn V-League nhưng về quyền lơi của các đội bóng ở VL thì vẫn như hiện nay và có thể nâng lên. Như vậy vô hình chung ta đã ngẫu nhiên mỗi mùa bóng sẽ có ba đội hang nhất lên chơi V-League và gần như có ba đội VL xuống choi hạng Nhất. Điều này tạo cho giải hạng Nhất có chất lượng không kém gì VL thậm chí còn quyết liệt hơn. Và để tránh ba suất xuống hạng Nhất thì các đội bóng VL càng phải cạnh tranh quyết liệt hơn, khi đó các đội V-League buộc phải nâng tầm đội bóng của mình lên bằng cách tuyển ngoai binh chất lương cao, cũng như nội binh phải tự nâng cao tinh chuyên nghiệp.