English version Đường dây nóng: (092) 345-7788 | (091) 356-4657 | (04) 3772-2729 | (08) 3930-8101 | (091) 949-9936 | mail: hotnews@vietnamnet.vn
,
221
10805
Chân dung - Phỏng vấn
chandungphongvan
/thethao/chandungphongvan/
1257528
"Trốn tuyển", lỗi không chỉ ở cầu thủ
1
Photo
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

'Trốn tuyển', lỗi không chỉ ở cầu thủ

Cập nhật lúc 14:14, Thứ Tư, 13/01/2010 (GMT+7)
,

- Chuyện cầu thủ được triệu tập lên ĐTQG nhưng xin rút vì nhiều lý do không phải chuyện mới nhưng xảy ra càng nhiều. Hãy cùng chia sẻ ý kiến, quan điểm với các HLV, chuyên gia của BĐVN.

HLV Trần Văn Phúc: "Hãy nâng cao nhận thức, mặt bằng tư tưởng cho cầu thủ"

"Được gọi lên đội tuyển là một vinh dự lớn, đó là danh dự. Tôi nghĩ các cầu thủ phải xác dịnh được điều đó để tham gia đội tuyển một cách tích cực và tự nguyện.

Không phải là người trong cuộc nên tôi không thể biết các cầu thủ đã xin rút lui khỏi đội tuyển thời gian qua có những bức xúc gì. Thế nhưng, thiết nghĩ, trước tiên, họ phải biết gạt sang một bên những suy nghĩ, bức xúc đó đã.

Hồng Sơn. Ảnh: Reuters

Thi đấu vì màu cờ sắc áo luôn là vinh dự lớn cho các cầu thủ. Ảnh: Reuter

Bản thân tôi, nếu là HLV thì tôi sẽ khuyên nhủ, động viên các cầu thủ để họ có thể yên tâm, cống hiến sức mình cho màu áo đội tuyển quốc gia.

Tôi cho rằng, hiện nay, trình độ, ý thức của các cầu thủ - VĐV Việt Nam còn thiếu và chúng ta cần phải nâng cao kiến thức, mặt bằng tư tưởng cho họ.

Một khi các cầu thủ không muốn thi đấu và xin rút khỏi đội tuyển thì VFF và các HLV cũng không nên ép họ vì như thế cũng chẳng vui vẻ gì.

Đó là chưa nói đến chuyện, một khi các cầu thủ bị ép phải thi đấu sẽ thiếu tích cực, làm tổn hại đến hình ảnh của đội tuyển.

Các cầu thủ và chính chúng ta, dư luận, người hâm mộ cũng không thể trách HLV khi họ sử dụng cầu thủ này, không tạo cơ hội cho cầu thủ khác.

Việc xếp ai đá chính, ai dự bị, đó là quyền của HLV trưởng, và nếu cứ can thiệp hay bất mãn về chuyện này thì sẽ rất khó cho HLV, khó cho sự phát triển của BĐVN".

HLV Mai Đức Chung (Becamex Bình Dương): "Tự VĐV và các CLB phải ý thức được trách nhiệm của mình"

"Theo tôi, đã là yêu cầu của quốc gia, hơn nữa đây là ĐTQG thì các VĐV không được phép từ chối. Điều lệ của LĐBĐVN cũng đã quy định rồi.

ĐTVN Quang Thanh tranh bóng cùng Quang Hải. Ảnh: Đức Anh

Nhưng cũng không thể ép buộc họ thi đấu một khi đã không muốn. Ảnh: Đức Anh

Trừ những trường hợp bất khả kháng như chấn thương, ốm đau, cưới hỏi... và được HLV trưởng chấp thuận thì VĐV mới có quyền xin rút khỏi đội tuyển.

Các VĐV phải xác định được lên đội tuyển là vinh dự cho cá nhân cũng như các CLB. Chỉ khi lên đội tuyển, tên tuổi, thương hiệu của từng VĐV mới được đánh bóng, nhiều người biết đến, qua đó, khi chuyển đổi CLB, họ mới được đề nghị những bản hợp đồng có giá trị về tài chính.

Lên đội tuyển là vinh dự, trách nhiệm với mỗi VĐV và các CLB. Điều quan trọng là các VĐV phải tự hiểu được trách nhiệm của cá nhân, CLB với QG, vì QG là rộng, lớn hơn tất cả.

Ở trường hợp của Becamex Bình Dương, năm ngoái, khi tôi về làm HLV trưởng, tôi rất cần các VĐV của mình ở nhà tập luyện và thi đấu nhưng vẫn phải động viên họ lên đội tuyển".

CĐV Việt Nam. Ảnh: Hoàng Quân
Người hâm mộ luôn mong các cầu thủ thi đấu bằng tinh thần và nhiệt huyết vì màu cờ sắc áo tổ quốc. Ảnh: Hoàng Quân

Một chuyên gia lão làng của BĐVN không muốn nêu tên cho rằng, đây là một vấn đề tế nhị, đừng chỉ đổ lỗi cho các cầu thủ, coi họ là thiếu nhiệt tình, không hết sức mình vì màu cờ sắc áo Tổ quốc. Xét cho cùng, nhận thức của các cầu thủ bây giờ đã khác trước.

Ông nói: "Nếu đi vào cụ thể vấn đề, từng trường hợp sẽ rất khó nói mà phải nhìn rộng ra. Tại sao các cầu thủ lại nghĩ và hành động như thế? Không riêng gì các cầu thủ mà có rất nhiều vấn đề, tổ chức, cá nhân, cuộc sống xã hội còn chưa chuyên nghiệp".

Theo vị chuyên gia này, không nên gọi sự kiện cầu thủ lấy lý do này nọ từ chối khoác áo ĐTQG là "trào lưu" hay "virus". Cuộc sống xã hội thời đại ngày nay đã tác động đến suy nghĩ của các cầu thủ, buộc họ phải tính toán, suy nghĩ thiệt hơn.

"Cầu thủ bây giờ đã quá hiểu biết, họ cũng rút được kinh nghiệm từ những người đi trước nên buộc phải tính toán. Cũng không nên chỉ coi người Việt Nam mới có lòng yêu nước, trên thế giới ai cũng thế cả.

Ở châu Âu, châu Phi... chuyện cầu thủ lấy lý do chấn thương, CLB giữ lại không cho về thi đấu đội tuyển đã xảy ra rất nhiều lần. Thế nên, tâm lý suy nghĩ này không chỉ của riêng cá nhân nào.

Vấn đề mấu chốt là phải tìm ra được căn nguyên của "bệnh" để giải quyết đến nơi đến chốn.

  • Chí Lâm (thực hiện)

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Item_TT_B2
Ý kiến của bạn

Cần xem lại môn thể thao túc cầu, vì thu nhập cầu thủ rất cao so với các tầng lớp lao động khác. Trong khi tăng trưởng đất nước chưa lớn nhưng thu nhập cầu thủ rất quá cao. Do vậy theo tôi báo chí không thổi phòng môn bóng đá, những cầu thủ không thực hiện được trách nhiệm của mình nên kỷ luật không gọi vào đội tuyển.

,
Thanh Hải , nông dân Quảng Trị, gửi lúc 14/01/2010 14:06:55

Mặc dù muốn phục vụ ĐT nhưng BLĐ CLB không mặn mà cho đi thì cầu thủ xin rút lui để bảo vệ nồi cơm cũng là chuyện đương nhiên vì có thực mới vực được đạo mà!

,
Ba Cải, Quê Hương, gửi lúc 14/01/2010 05:07:01

Tôi nghĩ các bạn trẻ bớt dùng các từ đao to búa lớn "chiến đấu vì tổ quốc". VĐV quốc gia nào cũng rất hãnh diện được thi đấu cho nước mình ngoại trừ một số sao nhoè Việt. Ban đại diện TT từng môn nên gạt tên các thành viên này ra khỏi danh sách thi đấu quốc tế trong tương lai. Trong việc làm cũng như TT tính tuân hành kỷ luật cao thì mới đào tạo được nhân tài. Ban điều hành nên thay đổi phương cách làm việc để tạo ra một đội TT có thể vươn ra sông. Gạt các sao nhòe ra khỏi đội tuyển thì các VĐV trẻ khác sẽ nỗ lực nhiều hơn trong thi đấu để có cơ hội được vào đội QG.

,
D Luong, gửi lúc 14/01/2010 03:44:17

Bản chất của chuyên nghiệp không phải là ép các cầu thủ làm một cách quy củ mà là tăng tính cạnh tranh để các cầu thủ tự chọn con đường nào là hợp lý nhất để mình tồn tại và vươn lên. Cứ theo chuyên nghiệp mà làm.
- Quy định luật rõ ràng, sai đâu xử đấy. Không đánh giá ngòai lề.
- Xây dựng đội trẻ chất lượng.

Lúc đấy chả nói thì cầu thủ cũng tự cố gắng.

Còn về đạo đức thì các cầu thủ có sự phát triển một cách tự nhiên và lâu dài nên động viên tích cực, đừng đánh giá kiểu bản chất con người, rất thiếu tôn trọng VĐV.

Đã gọi là bệnh thì chẳng ai muốn nhiễm cả. Vì vậy, diệt bệnh phải diệt cả môi trường xung quanh - không là môi trường nhiễm bệnh nữa. Cái này mới khó còn xử lý từng cầu thủ thì rất dễ.

Cảm ơn tác giả Chí Lâm đã có một bài phỏng vấn rất hay.

,
Tùng Coolteen, Hà Nội, gửi lúc 14/01/2010 03:19:12

Chưa có nhiều những gương mặt xuất sắc mới nổi khiến cho 1 số cầu thủ củ mắc bệnh '' ngôi sao '' . Nếu lứa cầu thủ trẻ có trình độ = hoặc hơn lớp trước thì tính cạnh tranh để vào được đội tuyển QG càng cao chứ đừng nói đến '' trốn ''. Thử nhìn qua các nước châu Âu, Mỹ xem, các ngôi sao hàng đầu Thế giới cũng phải nổ lực hết mình để mong được vào đội tuyển ( Owen..) . Có lẽ các '' ngôi sao '' của chúng ta '' bị gọi '' nhiều quá nên '' phát chán '' ....Thiết nghĩ, liên đòan BĐVN cần chú trọng phát triển đều các gương mặt trẻ qua các năm, các lứa tuổi. Khi mà thực lực khá là ngang bằng nhau thì ai cũng có thể được gọi vào tuyển QG, và tất nhiên khi đó không ai ko cố gắng hết sức. Có thể mùa này họ được vào đội tuyển và đạt được một số thành công nhất định nhưng ko hẳn năm sau họ sẽ lại có 1 '' suất '' .
Có thể những người '' bị '' gọi lên tuyển tỏ ra chán nãn, nhưng phía sau họ, có bao nhiêu người mơ ước được '' xướng tên '' . Hay là cái '' bóng '' của chiếc cúp AFF, những màn trình diễn '' ko đến nỗi nào '' tại SGame...quá lớn, đủ sức lu mờ nhứng đốm sáng nhỏ nhoi nhưng lúc nào cũng có thể chói sáng.

,
Nguyễn Minh Nhật Tân, gửi lúc 14/01/2010 01:57:17
Trang trước 1234 Trang sau
,
Item_TT_C9

.
,