,
221
12017
World Cup 2010>Câu chuyện trong ngày
cauchuyen
/thethao/cauchuyen/
1287339
World Cup 2010: Nhớ lắm những tiếng hát
1
Photo
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

World Cup 2010: Nhớ lắm những tiếng hát

Cập nhật lúc 14:20, Thứ Bảy, 19/06/2010 (GMT+7)
,

- Các SVĐ đầy ắp khán giả, những cảm xúc được hòa quyện trong tiếng hát trên các khán đài ngay cả khi bóng chết. Điều đó làm tăng thêm tính hấp dẫn và là nét đặc trưng của bóng đá. Ở Nam Phi, mọi thứ đều có, trừ tiếng hát của các CĐV.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Thực ra, không phải các CĐV không hát, mà tiếng hát của họ dù cao đến mấy cũng hoàn toàn bị lấn át bởi những tiếng kèn Vuvuzela chẳng theo một nhịp điệu nào.

Với nhiều người, dàn đồng ca Vuvuzela là một cơn ác mộng. Ảnh: AP
Với nhiều người, dàn đồng ca Vuvuzela là một cơn ác mộng. Ảnh: AP

Kể từ ngày World Cup 2010 khởi tranh, không có một trận đấu nào mà người ta có thể nghe được tiếng hát của các CĐV.

Ngay như ở trận hòa 2-2 giữa Mỹ và Slovenia, với cuộc lội ngược dòng ngoạn mục nhất trên đất Nam Phi mà "Những chú Sam" thực hiện, các CĐV hai đội không ngừng hát vang để hòa nhịp theo những diễn biến đầy sôi động của trái bóng.

Thế nhưng, khi mà tất cả gần như lạc giọng sau trận đấu, tiếng hát của họ cũng chìm nghỉm bởi tiếng "vo ve" rất khó chịu phát ra từ hàng nghìn chiếc kèn Vuvuzela.

Điều đó làm giảm đi rất nhiều sức hấp dẫn của bóng đá, mà tiếng hát chính là một nét đặc trưng.

Từ khi bóng đá mới ra đời, khi mà các trận đấu chưa có trọng tài, đến việc chiếc còi lần đầu xuất hiện hơn một thế kỷ trước, những tiếng hát và hò hét của CĐV bên ngoài sân luôn tràn ngập.

Tiếng hát của CĐV bị át bởi tiếng kèn Vuvuzela. Ảnh: Getty Images
Tiếng hát của CĐV bị át bởi tiếng kèn Vuvuzela. Ảnh: Getty Images

Kể cả khi những trận bóng đá tổ chức trong giai đoạn thế giới nổ ra hai cuộc chiến tranh (thế kỷ XX), người hâm mộ vẫn đến sân và cổ vũ nhiệt tình. Họ hát, hát, hát và không ngừng hò hét theo từng vòng quay của trái bóng.

Trở lại ngày hội trên đất Nam Phi, tiếng kèn Vuvuzela như một màn tra tấn, không chỉ với các CĐV trên khán đài mà cả cầu thủ trên sân (ngay như khán giả truyền hình còn khó chịu). Nếu như các CĐV bị át đi tiếng hát, thì cầu thủ trên sân gặp bất lợi trong việc trao đổi bởi tiếng kèn Vuvuzela.

Với âm thanh phát ra của một chiếc kèn Vuvuzela đạt đến 127 decibel, cao hơn cả âm thanh của một chiếc máy bay chở khách thông thường, nên thứ âm thanh "vo ve" kia quả thực đã làm giảm đi rất nhiều sức hấp dẫn của các trận đấu.

Rất nhiều người đã hy vọng sẽ thoát khỏi màn tra tấn này, khi FIFA xem xét việc cấm mang những chiếc kèn Vuvuzela vào sân.

Thế nhưng, cũng chính FIFA sau đó hủy bỏ điều dự tính trên, Vuvuzela hoàn toàn tự do. Các CĐV cảm thấy bất bình, nhưng FIFA có cái lý của mình để không (hay không thể) cấm mang Vuvuzela vào sân.

Những chiếc Vuvuzela mới phát ra âm thanh chỉ có 20 decibel và được đón nhận hơn ở các khán đài. Ảnh: Reuters
Những chiếc Vuvuzela mới phát ra âm thanh chỉ có 20 decibel và được đón nhận hơn ở các khán đài. Ảnh: Reuters

Vuvuzela dù không phải một vật gắn liền với truyền thống Nam Phi. Tuy nhiên, nó đã trở thành một phần trong bản sắc văn hóa của người Nam Phi, đặc biệt là ở các lễ hội và những trận bóng đá.

Vì thế, việc cấm Vuvuzela là hành động nhạy cảm, hoàn toàn có thể gây ra phản ứng xấu từ phía người dân nước chủ nhà. Họ có bản sắc riêng, có cách cổ vũ riêng, nên không thể đưa ra lệnh cấm.

Một giải pháp an toàn mới được đưa ra: các nhà sản xuất Vuvuzela vừa cho ra đời những chiếc kèn mới với âm thanh giảm đi rất nhiều, chỉ còn khoảng 20 decibel. Những chiếc kèn mới này sẽ được bán nhiều hơn trong vài ngày tới cho những người thích cổ vũ bằng Vuvuzela.

Hy vọng, sau thời gian bị tra tấn bởi thứ tiếng "vo ve", tiếng hát của các CĐV có thể trở lại trên khán đài 10 SVĐ ở Nam Phi, để World Cup 2010 thực sự sôi động và hấp dẫn hơn.

  • Ngọc Như

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
,
,
,

Tin khác

Tin khác của 'World Cup 2010>Câu chuyện trong ngày'

,
,