Ngẫm cái sự "vô cảm" của FIFA
- Mặc kệ các ngôi sao bị cơn bão "virus" chấn thương quét bay khỏi Nam Phi, mặc kệ những chiếc vé ế ẩm, FIFA vẫn rung đùi bởi sự thành công của World Cup 2010 từ trước ngày khởi tranh, ít nhất là về mặt tài chính.
>> Bồ Đào Nha chết điếng vì mất Nani
>> Cảnh giác cao với nạn ’đạo chích’ tại World Cup
>> Choáng ngợp trước ’đại bản doanh’ của tuyển Đức
>> Đừng để thảm kịch xảy ra ở ngày hội World Cup
>> Câu chuyện trong ngày: ’Virus’ ơi, đừng... tàn nhẫn!
>> Nam Phi: Cúp điện, trộm cắp & hỗn loạn chuyện vé
Nani trở thành ngôi sao mới nhất phải nói lời từ biệt với World Cup 2010, khi chấn thương mà anh mắc phải trong tuần trước không có chuyển biến khả quan nào, khiến cho Bồ Đào Nha gần như bị tê liệt một cánh.
Nani là ngôi sao mới nhất bị biến thành khán giả ở World Cup 2010, bởi "virus FIFA". Ảnh: Reuters |
Không có Nani, con đường của Bồ Đào Nha trở nên gập ghềnh hơn, nhất là khi "bảng đấu tử thần" ẩn chứa rất nhiều cạm bẫy.
Những cầu thủ lớn liên tiếp phải nói lời từ biệt ngay cả khi World Cup chưa chính thức khởi tranh khiến nhiều người thở dài. Không ít người cho rằng, đây là kỳ World Cup tệ nhất trong lịch sử nếu xét về tỉ lệ sao vắng mặt.
Nhưng điều đó chẳng hề làm FIFA bận tâm. Kể cả khi một loạt tên tuổi khác phải rời Nam Phi từ nay đến ngày khai mạc, hoặc chỉ sau một vài trận đấu vòng bảng, World Cup 2010 cũng không vì thế mà bị "đóng cửa".
FIFA có cái lý của mình, nên trong bất kỳ hoàn cảnh nào tổ chức bóng đá quyền lực nhất hành tinh cũng có quyền áp đặt các đội tuyển. Cái lý ấy là những đồng tiền.
Nam Phi tốn từ 4-5 tỉ euro để cung cấp những nơi ở hạng sang cho các ĐT tham dự ngày hội bóng đá thế giới. Ảnh: FIFA |
Mặc kệ các đội và những CĐV phải khóc ròng vì lực lượng suy yếu, khiến giấc mơ khó trở thành hiện thực, FIFA vẫn ngồi yên rung đùi. Bởi vì, số tiền từ các nhà tài trợ danh tiếng thế giới đã chảy thẳng vào két sắt của họ.
Trong hợp đồng, không hề có cam kết cắt giảm số tiền tài trợ nếu World Cup vắng sao. Thế nên, ai vắng mặc ai, riêng FIFA thì hoàn toàn thắng thế.
Mặc kệ số vé còn tồn đọng cực lớn (chỉ 1/10 số trận bán hết vé), FIFA cũng không bận tâm. Đơn giản, doanh thu từ bán vé chỉ là một phần nhỏ trong quỹ lợi nhuận mà FIFA thu về từ World Cup.
Truyền hình, bản quyền World Cup 2010 và tài trợ mới là khoản thu nhập chính của FIFA. Nghe đâu, chỉ tính từ những khoản này thì nó đã vượt xa tổng lợi nhuận ở World Cup 2006 (nhiều hơn gấp đôi).
Chưa hết, theo quy định của FIFA, các đội phải được ở những khách sạn và resort hạng sang, với đầy đủ mọi chức năng như một trung tâm huấn luyện thu nhỏ. Để đáp ứng điều đó, chi phí mà nước chủ nhà bỏ ra dao động từ 4-5 tỉ euro.
Bóng chưa lăn, nhưng FIFA đã lãi hơn gấp đôi kỳ World Cup 2006. Ảnh: Reuters |
Những con số có thể không cao với FIFA, nhưng nó là niềm mơ ước của người dân châu Phi, châu lục nghèo nhất thế giới.
Mới đây, tai nạn trong trận giao hữu Nigeria - Triều Tiên (chỉ là giao hữu thôi) đã đặt mức độ an toàn các sân cỏ ở Nam Phi lên mức báo động. Nam Phi lo lắng, nhưng FIFA thì im hơi lặng tiếng, bởi họ sẽ đổ mọi trách nhiệm lên đầu nước chủ nhà nếu có một sự cố khác.
Chưa biết sau khi World Cup 2010 khép lại, nó tác động tích cực thế nào đến Nam Phi nói riêng và châu Phi nói chung (hay phản ứng ngược?), chỉ biết rằng FIFA lãi to khi lễ hội bóng đá thế giới còn chưa chính thức khởi tranh.
Biết làm sao được, vì đó là cái lý của "ông" FIFA.
-
Ngọc Như