Chuyển nhượng Bundesliga: Đón già, tiễn trẻ
Cập nhật lúc 17:45, 19/08/2010 (GMT+7)
Trong khi những ngôi sao trẻ như Oezil, Kherida hay Jérôme Boateng rời Đức để thử sức ở môi trường mới, thì những thủ lĩnh một thời như Ballack, Metzelder hay Raul lại tìm đường về Đức.
Sau một mùa hè bùng nổ với số tiền chuyển nhượng kỉ lục hồi năm ngoái, lên tới hơn 200 triệu euro - phá rất sâu kỉ lục được thiết lập ở mùa hè 2007: 171 triệu euro, thị trường chuyển nhượng (TTCN) Bundesliga trở lại cảnh đìu hiu thường thấy. Tính đến thời điểm này, 18 CLB hàng đầu nước Đức mới chỉ bỏ ra 95 triệu euro để chiêu binh mãi mã (một con số thậm chí chưa bằng phân nửa mùa trước). Và ở khía cạnh nào đó, “tống tân ngênh cựu” chính là xu thế chủ đạo của phiên chợ chiều này.
Tài năng trẻ "xuất ngoại"
Đã lâu lắm rồi người ta mới thấy cầu thủ Đức chuyển ra nước ngoài thi đấu đỉnh cao nhiều đến thế. Càng đáng nói hơn khi những cầu thủ bản địa chia tay Bundesliga mùa này gần như đều là các tài năng trẻ đầy tiềm năng.
Tài năng trẻ "xuất ngoại"
Đã lâu lắm rồi người ta mới thấy cầu thủ Đức chuyển ra nước ngoài thi đấu đỉnh cao nhiều đến thế. Càng đáng nói hơn khi những cầu thủ bản địa chia tay Bundesliga mùa này gần như đều là các tài năng trẻ đầy tiềm năng.
Mở đầu cho chiến dịch xuất ngoại này là Jérôme Boateng. Cầu thủ chạy cánh 21 tuổi này đã đạt được thỏa thuận chuyển sang đầu quân cho gã nhà giàu Manchester City, từ khi Nam Phi 2010 vẫn còn chưa diễn ra.
Hẳn Man xanh sẽ phải thấy may mắn vì đã nhanh tay như vậy. Bởi nếu đợi đến sau khi trái bóng Jabulani ngừng lăn, với màn trình diễn trong mơ của "Cỗ xe tăng" thì chắc chắn giá của Boateng sẽ chẳng dừng lại ở con số 12,5 triệu euro.
Điển hình là trường hợp của Sami Khedira. Sau World Cup, tiền vệ của Stuttgart từ chỗ vô danh trong làng bóng đá thế giới bỗng trở thành món hàng hot khiến Real phải móc hầu bao tới 14 triệu euro mới có được sự phục vụ của ngôi sao 23 tuổi này.
Chàng lính ngự lâm thứ 3 của ĐT Đức cũng đã “lên tàu viễn dương” là Mesut Oezil. Giống như Khedira, đích đến của cầu thủ tổ chức 21 tuổi này cũng là Real Madrid. Để cú áp phe trong mơ này có thể thành hiện thực, cả Oezil và Real đều đã phải rất nỗ lực vượt qua rào cản mà CLB chủ quản Werder Bremen đã giăng ra.
Cựu binh "hồi hương"
Trong khi tiễn biệt những đứa con cưng ra đi tìm thử thách mới thì theo chiều ngược lại Bundesliga lại dang tay đón về một loạt cựu binh. Có thể nói, ngoại trừ trung vệ đang lên người Đan Mạch, Simon Kjaer (cầu thủ vừa gia nhập Wolfsburg từ CLB Palermo) và bản hợp đồng mới của Werder Bremen: tiền đạo Marko Arnautović thì những bản hợp đồng sáng giá khác mà các đội bóng Đức đã chiêu mộ trong mùa hè này đều là các cựu binh.
Đáng kể nhất là trường hợp của 2 ngôi sao lừng lẫy một thời của bóng đá Đức: Michael Ballack và Christoph Metzelder. Sau một quãng thời gian dài bôn ba tại những đội bóng hàng đầu thế giới (Real và Chelsea) mà không thu được những thành công thực sự như mong đợi, cả Ballack lẫn Metzelder đều đã quyết định hồi hương trong màu áo Leverkusen và Schalke theo dạng chuyển nhượng tự do.
Dù vậy, với Ballack và Metzelder đó không phải là một sự chạy trốn, mà trái lại quyết định này còn phần nào thể hiện quyết tâm tìm lại phong độ đỉnh cao của 2 cầu thủ này. Vì nếu không họ có thể chọn cho mình những bến đỗ nhẹ nhàng và lắm tiền của hơn rất nhiều như Trung Đông hay Mỹ.
Tương tự như thế là việc Raul rời bỏ đội bóng anh đã gắn bó còn hơn cả máu thịt để đến với Schalke 04. Raul ra đi đơn giản bởi khát khao chinh phục những đỉnh cao, những thủ thách mới vẫn còn cháy bỏng nơi sát thủ 33 tuổi này.
Lợi cả đôi đường
Đón già, tiễn trẻ về mặt logic thông thường thì đó có vẻ như là một xu thế kéo lùi sự phát triển. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì đó có khi còn là một điều tuyệt vời có lợi cho bóng đá Đức.
Mesut Oezil (xanh) - tài năng trẻ mới nhất vừa chia tay Bundesliga |
Hẳn Man xanh sẽ phải thấy may mắn vì đã nhanh tay như vậy. Bởi nếu đợi đến sau khi trái bóng Jabulani ngừng lăn, với màn trình diễn trong mơ của "Cỗ xe tăng" thì chắc chắn giá của Boateng sẽ chẳng dừng lại ở con số 12,5 triệu euro.
Điển hình là trường hợp của Sami Khedira. Sau World Cup, tiền vệ của Stuttgart từ chỗ vô danh trong làng bóng đá thế giới bỗng trở thành món hàng hot khiến Real phải móc hầu bao tới 14 triệu euro mới có được sự phục vụ của ngôi sao 23 tuổi này.
Chàng lính ngự lâm thứ 3 của ĐT Đức cũng đã “lên tàu viễn dương” là Mesut Oezil. Giống như Khedira, đích đến của cầu thủ tổ chức 21 tuổi này cũng là Real Madrid. Để cú áp phe trong mơ này có thể thành hiện thực, cả Oezil và Real đều đã phải rất nỗ lực vượt qua rào cản mà CLB chủ quản Werder Bremen đã giăng ra.
Cựu binh "hồi hương"
Trong khi tiễn biệt những đứa con cưng ra đi tìm thử thách mới thì theo chiều ngược lại Bundesliga lại dang tay đón về một loạt cựu binh. Có thể nói, ngoại trừ trung vệ đang lên người Đan Mạch, Simon Kjaer (cầu thủ vừa gia nhập Wolfsburg từ CLB Palermo) và bản hợp đồng mới của Werder Bremen: tiền đạo Marko Arnautović thì những bản hợp đồng sáng giá khác mà các đội bóng Đức đã chiêu mộ trong mùa hè này đều là các cựu binh.
Đáng kể nhất là trường hợp của 2 ngôi sao lừng lẫy một thời của bóng đá Đức: Michael Ballack và Christoph Metzelder. Sau một quãng thời gian dài bôn ba tại những đội bóng hàng đầu thế giới (Real và Chelsea) mà không thu được những thành công thực sự như mong đợi, cả Ballack lẫn Metzelder đều đã quyết định hồi hương trong màu áo Leverkusen và Schalke theo dạng chuyển nhượng tự do.
Dù vậy, với Ballack và Metzelder đó không phải là một sự chạy trốn, mà trái lại quyết định này còn phần nào thể hiện quyết tâm tìm lại phong độ đỉnh cao của 2 cầu thủ này. Vì nếu không họ có thể chọn cho mình những bến đỗ nhẹ nhàng và lắm tiền của hơn rất nhiều như Trung Đông hay Mỹ.
Tương tự như thế là việc Raul rời bỏ đội bóng anh đã gắn bó còn hơn cả máu thịt để đến với Schalke 04. Raul ra đi đơn giản bởi khát khao chinh phục những đỉnh cao, những thủ thách mới vẫn còn cháy bỏng nơi sát thủ 33 tuổi này.
Lợi cả đôi đường
Đón già, tiễn trẻ về mặt logic thông thường thì đó có vẻ như là một xu thế kéo lùi sự phát triển. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại thì đó có khi còn là một điều tuyệt vời có lợi cho bóng đá Đức.
Như đã phân tích ở trên, những cựu binh đến với Bundesliga mùa này đều là những cầu thủ có thừa kinh nghiệm, đẳng cấp (thậm chí là những tượng đài của bóng đá thế giới). Quan trọng hơn nữa họ vẫn chưa hết đát và vẫn còn thừa mong muốn cống hiến. Những yếu tố đó sẽ là sự bổ khuyết cần thiết cho một Bundesliga hiện gồm rất nhiều cầu thủ trẻ, sau những thành công liên tiếp của các đội U của Đức trong những năm gần đây.
Ngược lại, việc các cầu thủ trẻ ra nước ngoài thi đấu sẽ giúp họ được cọ xát và trưởng thành hơn. Đấy sẽ là tiền đề cho sự thành công của ĐT Đức trong tương lai. Cần phải nhớ rằng ở cỗ xe tăng lên ngôi ở World Cup 1990 là lúc họ sở hữu một loạt tài năng đang thử sức ở bên ngoài biên giới (đều ở Serie A - giải đấu số 1 thời bấy giờ) như: Klinsmann, Matthaeus, Brehme, Rudi Voeller… Còn khoảng khủng hoảng của Die Mannschaft ở những năm cuối thế ki 20, đầu thiên niên kỉ mới cũng trùng với thời điểm các ngôi sao Đức gần như chỉ quanh quẩn trong biên giới.
Thế nên, những người yêu mến bóng đá Đức hoàn toàn có quyền tin tưởng rằng những gì đang diễn ra ở TTCN mùa hè này sẽ là tiền đề cho sự trở lại chiếm lĩnh đỉnh cao của Cỗ xe tăng Đức trong tương lai!
Ngược lại, việc các cầu thủ trẻ ra nước ngoài thi đấu sẽ giúp họ được cọ xát và trưởng thành hơn. Đấy sẽ là tiền đề cho sự thành công của ĐT Đức trong tương lai. Cần phải nhớ rằng ở cỗ xe tăng lên ngôi ở World Cup 1990 là lúc họ sở hữu một loạt tài năng đang thử sức ở bên ngoài biên giới (đều ở Serie A - giải đấu số 1 thời bấy giờ) như: Klinsmann, Matthaeus, Brehme, Rudi Voeller… Còn khoảng khủng hoảng của Die Mannschaft ở những năm cuối thế ki 20, đầu thiên niên kỉ mới cũng trùng với thời điểm các ngôi sao Đức gần như chỉ quanh quẩn trong biên giới.
Thế nên, những người yêu mến bóng đá Đức hoàn toàn có quyền tin tưởng rằng những gì đang diễn ra ở TTCN mùa hè này sẽ là tiền đề cho sự trở lại chiếm lĩnh đỉnh cao của Cỗ xe tăng Đức trong tương lai!
(Theo Zing)