World Cup 2010: Từ sự im lặng của bầy cừu
Cập nhật lúc 20:53, 10/07/2010 (GMT+7)
Họ đến World Cup trong tư cách của những ngôi sao sáng nhất, được kỳ vọng nhất, nhưng rồi họ ra về khi chẳng thể hiện được mình, như một bầy cừu lặng im trong thế giới riêng của mình.
Họ là những siêu sao lừng danh ở cấp CLB tại châu Âu hiện nay, những người xuất hiện hoành tráng trên các poster hay các tờ lịch thi đấu World Cup vẫn được dán đó đây trong mùa bóng náo nhiệt này: Messi, Ronaldo, Kaka, Rooney và Torres. Giờ chỉ còn mình Torres ở lại với trận chung kết, chơi cho đến tận cùng.
Có những người lý giải rằng, vì chấn thương (như Torres), vì sức ì sau một mùa bóng dài kiệt sức nên ngũ hổ tướng kia chưa thể hiện được hết tài năng của mình. Lý do đó không sai nhưng thực tế cho thấy, bóng đá hiện đại đã khai tử vị trí số 10 kiểu cổ điển, vị trí từng gắn với cái tên như Platini ngày nào. Tốc độ kinh hoàng của những trận cầu không cho phép triển khai tấn công qua mắt xích duy nhất ấy nữa. Nó đòi hỏi mỗi đội bóng phải có nhiều phương án tổ chức uy hiếp khung thành đối phương hơn. Vì thế những cầu thủ đánh biên, những tiền đạo lùi lại thường tỏa sáng, thay vì những ngôi sao săn bàn đúng nghĩa. Từ cơ sở ấy, dễ dàng nhận thấy tất cả những cái tên kể trên (trừ Kaka) đều được sắp xếp trong vai trò những kẻ thầm lặng chuyên lôi kéo hàng thủ đối phương để tạo khoảng trống cho đồng đội hơn là những kẻ trực tiếp đi săn tìm bàn thắng mà Messi, Ronaldo là điển hình. Và nếu như thế, 4 trong số ngũ hổ tướng đã làm quá tốt những công việc mà mình được giao.
Dù vậy, chiến thuật chỉ là phần nhỏ của vấn đề. Còn một câu hỏi khác lớn hơn: Phải chăng, bóng đá hiện đại đã bị chi phối bởi sự sắp xếp của những thế lực nào đó? Còn nhớ, tháng 12/2008, tay bút điều tra Declan Hill đã cho xuất bản cuốn sách The Fix tổng kết lại chuỗi điều tra nhiều năm của ông ở các quốc gia Á, Âu, Mỹ, Phi để lột tả ra bộ mặt thật của bóng đá và thế giới cá độ bất hợp pháp, mà tổng doanh số của nó ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (450 tỷ USD/năm), gấp mấy lần tổng doanh số của ngành công nghiệp dược phẩm châu Á (106 tỷ USD/năm). The Fix còn hé lộ (có kèm băng ghi âm) danh tính một ngôi sao bóng đá đã thay mặt đồng đội nhận tiền từ các băng mafia bóng đá để chỉ “thắng một tỷ số có lợi” cho nhà cái ở ngay tại sân chơi World Cup 2006.
Cần lưu ý rằng, từ lâu nay, người ta không còn thường xuyên gọi những trận cầu là “match” nữa mà thay vào đó, người Mỹ dùng từ “game” còn người châu Âu hay dùng từ “party”. Đã là một “trò chơi” (game) hay một “party”, tất nhiên sẽ phải có sự tính toán sắp xếp từ trước để nó kết thúc đúng theo mong muốn của người tạo ra cuộc chơi chứ không phải người chơi. Và hơn thế nữa, khi bóng đá ngày càng tiệm cận một ngành công nghiệp giải trí, tính đua tranh cũng dễ bị quyết định hơn. Đơn giản, đã là một show giải trí, tất nhiên rất cần một kịch bản, một đạo diễn và một cơ số diễn viên.
Sự im ắng của những ngôi sao và những đội tuyển lớn ở World Cup kỳ này phải chăng có là sự im lặng của những diễn viên? Và nếu thế, ai sẽ là người biên kịch, đạo diễn cho những “màn trình diễn” đây; mafia hay chính FIFA?
(Theo Thể thao & Văn hóa Online)
Fernando Torres |
Có những người lý giải rằng, vì chấn thương (như Torres), vì sức ì sau một mùa bóng dài kiệt sức nên ngũ hổ tướng kia chưa thể hiện được hết tài năng của mình. Lý do đó không sai nhưng thực tế cho thấy, bóng đá hiện đại đã khai tử vị trí số 10 kiểu cổ điển, vị trí từng gắn với cái tên như Platini ngày nào. Tốc độ kinh hoàng của những trận cầu không cho phép triển khai tấn công qua mắt xích duy nhất ấy nữa. Nó đòi hỏi mỗi đội bóng phải có nhiều phương án tổ chức uy hiếp khung thành đối phương hơn. Vì thế những cầu thủ đánh biên, những tiền đạo lùi lại thường tỏa sáng, thay vì những ngôi sao săn bàn đúng nghĩa. Từ cơ sở ấy, dễ dàng nhận thấy tất cả những cái tên kể trên (trừ Kaka) đều được sắp xếp trong vai trò những kẻ thầm lặng chuyên lôi kéo hàng thủ đối phương để tạo khoảng trống cho đồng đội hơn là những kẻ trực tiếp đi săn tìm bàn thắng mà Messi, Ronaldo là điển hình. Và nếu như thế, 4 trong số ngũ hổ tướng đã làm quá tốt những công việc mà mình được giao.
Dù vậy, chiến thuật chỉ là phần nhỏ của vấn đề. Còn một câu hỏi khác lớn hơn: Phải chăng, bóng đá hiện đại đã bị chi phối bởi sự sắp xếp của những thế lực nào đó? Còn nhớ, tháng 12/2008, tay bút điều tra Declan Hill đã cho xuất bản cuốn sách The Fix tổng kết lại chuỗi điều tra nhiều năm của ông ở các quốc gia Á, Âu, Mỹ, Phi để lột tả ra bộ mặt thật của bóng đá và thế giới cá độ bất hợp pháp, mà tổng doanh số của nó ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương (450 tỷ USD/năm), gấp mấy lần tổng doanh số của ngành công nghiệp dược phẩm châu Á (106 tỷ USD/năm). The Fix còn hé lộ (có kèm băng ghi âm) danh tính một ngôi sao bóng đá đã thay mặt đồng đội nhận tiền từ các băng mafia bóng đá để chỉ “thắng một tỷ số có lợi” cho nhà cái ở ngay tại sân chơi World Cup 2006.
Messi chưa ghi được bàn thắng nào tại World Cup 2010 |
Cần lưu ý rằng, từ lâu nay, người ta không còn thường xuyên gọi những trận cầu là “match” nữa mà thay vào đó, người Mỹ dùng từ “game” còn người châu Âu hay dùng từ “party”. Đã là một “trò chơi” (game) hay một “party”, tất nhiên sẽ phải có sự tính toán sắp xếp từ trước để nó kết thúc đúng theo mong muốn của người tạo ra cuộc chơi chứ không phải người chơi. Và hơn thế nữa, khi bóng đá ngày càng tiệm cận một ngành công nghiệp giải trí, tính đua tranh cũng dễ bị quyết định hơn. Đơn giản, đã là một show giải trí, tất nhiên rất cần một kịch bản, một đạo diễn và một cơ số diễn viên.
Sự im ắng của những ngôi sao và những đội tuyển lớn ở World Cup kỳ này phải chăng có là sự im lặng của những diễn viên? Và nếu thế, ai sẽ là người biên kịch, đạo diễn cho những “màn trình diễn” đây; mafia hay chính FIFA?
(Theo Thể thao & Văn hóa Online)