,
221
10782
Bình Luận Thể Thao
binhluanthethao
/thethao/binhluanthethao/
1293089
ĐT Anh thời hậu World Cup: Những viên thuốc đắng!
1
Photo
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

ĐT Anh thời hậu World Cup: Những viên thuốc đắng!

Cập nhật lúc 02:01, Thứ Năm, 15/07/2010 (GMT+7)
,

Bằng lập luận xác đáng và quyết liệt, cây bút Paul Hayward của báo Guardian (Anh) đã đúc kết nhiều điều từ World Cup 2010 để kêu gọi bóng đá Anh cải tổ sâu rộng. Theo Hayward, có như thế thì đội tuyển Anh mới thực sự là một ứng viên vô địch thế giới trong tương lai. Dưới đây là những điểm chính yếu được Hayward nêu ra, giống như những viên thuốc đắng vậy.

 

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Bỏ ngay "sự kỳ vọng"

Brazil được kỳ vọng vì đã 5 lần vô địch thế giới, Tây Ban Nha được kỳ vọng vì dự World Cup 2010 với tư cách ĐKVĐ châu Âu.

Bóng đá Anh dựa vào đâu mà được “kỳ vọng”, để bị “áp lực” nếu mới chỉ duy nhất một lần vào chung kết (trên sân nhà) kể từ khi bắt đầu tham gia World Cup vào năm 1950?

Ngày hành quân sang Nam Phi, HLV Capello đã mang theo bao hi vọng của người hâm mộ xứ sở sương mù. Ảnh: Getty
Ngày hành quân sang Nam Phi, HLV Capello và bộ sậu đã mang theo bao hi vọng của người hâm mộ xứ sở sương mù. Ảnh: Getty

Vô số người hâm mộ trung lập ở Nam Phi và cả Capello cũng ghi nhận: Chiếc áo đội tuyển Anh đã biến những người đàn ông thành “bầy chuột lắt”.

Nguyên do đó là hiểu sai ý nghĩa lịch sử, không phân biệt được rạch ròi sự giàu có của Premier League với thành công của cấp độ đội tuyển. Bao giờ bóng đá Anh tỏ ra thành thực với quá khứ, nhìn cho đúng vị thế của mình, họ mới chấm dứt được cảm giác “bị áp lực” mà tự họ gây nên.

Thành công phải có chuẩn bị


Chức vô địch World Cup bóng bầu dục vào năm 2003 của nước Anh là thành quả của một dự án kéo dài không dưới 4 năm. Bóng đá Tây Ban Nha thành công một phần vì bao lâu nay đã đầu tư mạnh mẽ vào công tác huấn luyện.

Anh cũng là một trong những ƯCV hàng đầu cho ngôi vô địch World Cup 2010. Ảnh: Getty
Anh cũng là một trong những ƯCV hàng đầu cho ngôi vô địch World Cup 2010. Ảnh: Getty

Bóng đá Đức vươn lên sau khi đã rút ra rất nhiều bài học thương đau từ thất bại ở Euro 2000 để cải tổ chương trình bóng đá trẻ toàn quốc. Đó là những kinh nghiệm để thấy không phải cứ tuyển mộ một HLV trưởng nổi tiếng người nước ngoài và tập hợp 23 cầu thủ hay nhất đang có là đủ.

Bóng đá Anh không hề có Sneijder, Ozil, Xavi hay Iniesta để tạo nên sự bất ngờ trong trận đấu. Trong 20 năm qua, Gascoigne là một tiền vệ sáng tạo hiếm hoi mà bóng đá Anh có được, nhưng anh ta tự hủy hoại chính mình.

Joe Cole cũng có thể coi là sáng tạo, nhưng một loạt CLB cũng như HLV đều không muốn dùng anh làm một số 10 trên sân. Còn Paul Scholes, được xem là tiền vệ Anh hay nhất sau Gazza, lại bị sử dụng sai mục đích. Khi còn thi đấu cho đội tuyển, Scholes hiếm khi được điều phối trận đấu như ở Man.United.

“Chúng ta cần nâng cao chất lượng ngay từ lứa 5-11 và 11-16 tuổi để sau này tạo ra những cầu thủ sáng tạo”, Giám đốc bóng đá Sir Trevor Brooking của FA tuyên bố. Đúng như thế.

Cần sự linh hoạt

Ngay cả người được kỳ vọng nhiều nhất như Rooney cũng chỉ là cái bóng của chính mình. Ảnh: AP
Ngay cả người được kỳ vọng nhiều nhất như Rooney cũng chỉ là cái bóng của chính mình. Ảnh: AP

Ở Nam Phi, Capello cứ cứng nhắc với đội hình 4-4-2 trong khi hầu hết các đội hàng đầu đều đá 4-2-3-1. Thật mắc cỡ khi thấy Heskey hoặc Defoe và Rooney ì ạch khi đá hàng ngang trước một hàng tiền vệ cũng xơ cứng không kém.

Cựu HLV đội tuyển Đức Jurgen Klinsmann viết về thời kỳ cầm quân cùng với Joachim Loew trong những năm 2004-2006 như sau: “Jogi và tôi đã bắt đầu toàn bộ quá trình phục hưng bằng cách cố gắng mang lại cho đội tuyển một nét riêng. Chúng tôi quyết định chọn con đường tấn công, chuyền bóng từ phía sau lên phía trước càng nhanh càng tốt, bằng một thứ bóng đá bùng nổ”.

Ở World Cup 2010, tất cả mọi người đã thấy kết quả của sự phục hưng ấy. Các cầu thủ trẻ như Thomas Mueller và Ozil có thể mở toang cả sân bóng bằng nhiều đường chuyền chéo, chạy chỗ đủ mọi kiểu.

Tây Ban Nha và thậm chí cả Hà Lan (khi họ chơi bóng thay vì đấu nhau) dĩ nhiên là hài hòa và linh hoạt rồi. Nhưng bóng đá Anh thì không. Điều này đưa chúng ta trở lại với khâu đào tạo trẻ.

Trước đây, có một lần tiền vệ Alonso hỏi các cầu thủ nhí trong viện đào tạo của Liverpool xem cách chơi cơ bản của chúng là gì. Câu trả lời: “Truy cản!”. Các cầu thủ trẻ của bóng đá Anh rõ ràng chẳng nhìn xa hơn phạm vi và vai trò thi đấu hạn hẹp của họ.

Thể lực thật sự quan trọng, nhưng...

Thất bại 1-4 trước ĐT Đức có lẽ là một trong những nỗi thất vọng nhất của bóng đá Anh trong lịch sử các kỳ World Cup. Ảnh: Getty
Thất bại 1-4 trước ĐT Đức có lẽ là một trong những nỗi thất vọng nhất của bóng đá Anh trong lịch sử các kỳ World Cup. Ảnh: Getty

Không phải chỉ một mình đội tuyển Anh đưa tới Nam Phi nhiều cầu thủ không đảm bảo 100% thể lực. Chẳng hạn, Kaka của Brazil thi đấu khi còn chấn thương cơ đùi, Torres của Tây Ban Nha cũng đầy khổ sở sau 6 tuần nghỉ thi đấu.

Thế nhưng, không có đội nào như đội Anh. Trung vệ Ledley King chỉ tham gia được 45 phút, tiền vệ trụ thực thụ duy nhất Gareth Barry chậm chạp nặng nề. Giải pháp ngủ trong “lều oxy” không thể giúp anh đốt cháy giai đoạn phục hồi.

Và dĩ nhiên, Rooney cũng thi đấu như thể mất niềm tin ở chính cơ thể của anh ta.

Điều đáng nói ở đây, nếu mùa bóng 2009-2010 ở Anh nặng nhọc, nó cũng chẳng nặng nhọc hơn giải Tây Ban Nha, Ý hoặc Hà Lan bao nhiêu. Tiền vệ Dirk Kuyt (Liverpool) và Sneijder (nhà vô địch cú ăn 3 cùng Inter) rõ ràng vẫn “chạy tốt” đến tận chung kết.

Như vậy, có lẽ sự mệt mỏi của bóng đá Anh nằm ở chỗ khác - mệt mỏi về tinh thần. Họ đến World Cup 2010, nhưng một cõi vô thức nào đó trong con người họ lại muốn ở chỗ khác...

(Theo SGGPO)

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
,
,
,
,