,
221
10782
Bình Luận Thể Thao
binhluanthethao
/thethao/binhluanthethao/
1287192
Les Bleus: Trong vũng lầy quá khứ
1
Photo
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

Les Bleus: Trong vũng lầy quá khứ

Cập nhật lúc 18:06, Thứ Sáu, 18/06/2010 (GMT+7)
,

Đây không phải là lần đầu tiên người Pháp tự làm bẽ mặt mình tại một giải đấu lớn, nhưng có lẽ chưa bao giờ sự sụp đổ của họ lại khiến ít người phải nhướn mày như bây giờ.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

1. Trong số những người bình thản ấy, có lẽ không thể không nhắc tới Raymond Domenech. Hai tay khoanh trước ngực, vầng trán không một nếp nhăn, ông cứ đứng như thế trong suốt hiệp hai bi đát trước Mexico, không ghi chép, không hò hét, không thúc giục. Thậm chí là không buồn ra một quyết định nào đó khả dĩ có thể mang tới những sự thay đổi.

Domenech. Ảnh: R
Đây không phải là lần đầu tiên Domenech đứng như trời trồng và chẳng biết nói gì. Ảnh: Reuters

Roger Lemerre cũng đã từng đứng như trời trồng như thế năm 2002, Jacques Santini cũng đã từng thúc thủ như vậy mùa hè 2004.

Nhưng, mỗi người trong số họ chỉ một lần trình diễn cái hình ảnh đặc trưng cho thất bại và sự bất lực ấy. Còn với Domenech, sau cuộc hành trình lê lết tại EURO 2008, đây đã là lần thứ hai ông “chẳng biết phải nói gì”.

Ông còn có thể nói gì, khi suốt 180 phút trên đất Nam Phi, ông đã thật sự chẳng biết phải làm gì để giúp các học trò tìm ra một lối thoát?

France_G
Pháp đã chơi rất vật vờ. Xem họ thi đấu, người hâm mộ cho rằng, Pháp nên về nhà sớm thì tốt hơn cho chính họ, và cho giải đấu. Ảnh: Getty

Trong một cuộc đối đầu cốt tử như trận chiến này mà những tình huống đáng chú ý nhất của đương kim á quân thế giới chỉ là những cú sút xa cầu may, và duy nhất chỉ có một pha phối hợp đáng được xem là nhuần nhuyễn lại bị phung phí bởi sự cuống quýt của Gignac, thì “tài thao lược” của Raymond Domenech hiện diện ở đâu?

2. Đứng lùi ra một chút, người ta có thể nhìn rõ hơn những gì mà “Chiêm tinh gia” đã thực hiện ở Áo và Thụy Sĩ hai năm trước, cũng như ở đây, Nam Phi. Tất cả chỉ là một bản sao hời hợt và nhạt nhòa của cuộc hành trình kỳ diệu mùa hè 2006 dưới ánh mặt trời nước Đức.

EURO 2008 hay World Cup 2010, Les Bleus của Domenech vẫn mang diện mạo ấy, với đường nét chính là khuynh hướng 4-2-3-1 năm nào.

France_AP
Pháp già cỗi so với chính họ. Ảnh: AP

Ngay ở trận ra quân gặp Uruguay, sơ đồ 4-3-3 còn nóng hổi đã bị vứt vào sọt rác. Pháp vẫn chơi với một bộ tứ vệ, với hai tiền vệ đánh chặn, hai cầu thủ chạy cánh, một trung phong và một hạt nhân tự do phía sau.

Đó là công thức đã làm nên chiến thắng oanh liệt trước ĐT Brazil bốn năm về trước, tạo dựng một cứ điểm phòng ngự kiên cố để Domenech đến tận bây giờ vẫn trơ trơ trước búa rìu dư luận.

Cũng dễ hiểu vì sao ông quay lại với sự lựa chọn cũ kỹ đó, sự lựa chọn mang một sắc màu mê tín, như con bạc sắp trắng tay chỉ chọn một cửa để xuống tiền.

Zidane
Cũng sơ đồ cũ kỹ ấy, nhưng 4 năm trước Domenech có "bùa hộ mệnh" mang tên Zizou!

Vấn đề là năm xưa con đường ấy được che chở bởi một lá bùa hộ mệnh, được dẫn dắt bởi một cánh phượng hoàng. Với Zizou vĩ đại, Les Bleus 2006 có một trái tim, một linh hồn, một thủ lĩnh đích thực.

Ribery và Malouda có thể cứ bám trụ ở hai hành lang, trung phong duy nhất có thể cứ lởn vởn trong khu cấm địa, những người khác có thể giữ vững vị trí và ung dung chờ đợi những khoảng trống, bởi đã có một “số 10” đúng nghĩa gắn kết họ lại, nâng cao họ lên trong sự choáng ngợp của đối phương.

Bây giờ, vị trí trung tâm của đội bóng ấy lần lượt được vá víu bằng Gourcuff hay Ribery, còn sự linh thiêng của chiếc áo số 10 bị hoen ố khi được trao cho Govou, nhân vật có mặt để trở thành cái gì đó còn lớn hơn cả một nỗi thất vọng.

Không thể thay thế người không thể thay thế. Vẫn đi lại con đường hoang phế cũ mà thiếu một người chỉ huy lỗi lạc, Les Bleus sa lầy là chuyện đương nhiên.

3. Domenech không chỉ thất bại trong việc xây dựng lối chơi, ông còn khiến tất cả các CĐV áo Lam thất vọng với cái tập thể mà chính Zizou đã phải lên tiếng chỉ trích là “quá thiếu tinh thần đồng đội”.

France_G
Pháp cần phải quên đi ánh hào quang quá khứ để làm mới lại chính mình. Ảnh: Getty

Không phải là một chiến lược gia, vị HLV bướng bỉnh và cố chấp ấy còn không có tố chất của một nhà tâm lý để thổi bùng lên sức chiến đấu và niềm kiêu hãnh của một quyền lực đã từng ngang dọc tung hoành.

Nhưng có lẽ, thất bại của ông cũng chỉ là hình ảnh tiêu biểu của cả một nền bóng đá mắc kẹt trong vũng lầy vinh quang của quá khứ. Vì ôm khư khư lấy niềm kiêu hãnh đã phủ bụi mờ ấy mà người Pháp để Domenech cùng những ý tưởng kỳ cục của mình tại vị đến tận bây giờ.

Hào quang của bóng đá Pháp luôn đến theo những chu kỳ, với sự xuất hiện của những người lĩnh xướng vĩ đại. Sau thế hệ của Raymond Kopa và Just Fontaine 1958, người Pháp đã phải chờ đợi rất lâu mới đến những ngày huy hoàng của Platini, Giresse,Tigana…

Sau họ là Zizou, sản phẩm tuyệt vời của một quá trình đầu tư nghiêm túc và của sự dũng cảm từ Aime Jacquet. Bóng đá Pháp hô hấp với nhịp thở của anh, lên đỉnh cao thế giới và châu Âu cùng anh, lụn bại khi anh kiệt sức năm 2002 cũng như năm 2004, lại mơ mộng và tuyệt vọng cùng những bước thăng trầm của anh năm 2006.

Khi đôi cánh phượng hoàng ấy vĩnh viễn không còn dang rộng nữa, một khoảng trống hun hút lại mở ra, không biết đến tận bao giờ…

  • Đông Tửu
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
,
,
,
,