,
221
10782
Bình Luận Thể Thao
binhluanthethao
/thethao/binhluanthethao/
1287540
Italia không biết thắng: Cái giá của sự bảo thủ
1
Photo
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

Italia không biết thắng: Cái giá của sự bảo thủ

Cập nhật lúc 03:11, Thứ Hai, 21/06/2010 (GMT+7)
,

- Những cái đầu cúi gằm rời sân Mbombela trong nỗi thất vọng cùng cực, với chỉ 2 điểm sau 2 lượt trận, Italia đang thể hiện một bộ mặt vô hồn và cũng đánh mất bản lĩnh của một đội bóng từng đăng quang cách đây 4 năm.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Mùa Hè năm 2006, Italia mang đến Đức một lối chơi cực kỳ khoa học và những cầu thủ đều ở đỉnh cao phong độ, để rồi thầy trò HLV Lippi đăng quang một cách ngoạn mục.

Những cái đầu Italia cúi đầu rời sân Mbombela. Ảnh: Sport Image
Những cái đầu Italia cúi gằm rời sân Mbombela. Ảnh: Sport Image

Đúng 4 năm sau, những tinh hoa của bóng đá Italia đã không còn được thể hiện trên đất Nam Phi. Sau hai lượt trận đầu tiên của vòng bảng, Italia gây thất vọng cho phần lớn những người yêu mến họ.

Thật khó để có thể chấp nhận việc nhà ĐKVĐ chỉ giành vỏn vẹn 2 điểm, ở bảng đấu mà họ được đánh giá cao nhất. Sau trận hòa Paraguay, Azzurri tiếp tục phải nhận một gáo nước lạnh khi để New Zealand níu chân.

Cả hai trận hòa 1-1 ấy diễn ra cùng theo một kịch bản: Italia bị thủng lưới trước bởi tình huống bóng bổng (và cố định), để rồi giành lại 1 điểm từ những pha bóng có phần may mắn.

Trước Paraguay, De Rossi mang về bàn gỡ 1-1 nhờ sai lầm khi chọn điểm rơi của thủ môn Villar. Mới nhất, cũng chính De Rossi đã mang về quả phạt đền cho Italia, mà Iaquinta thực hiện thành công sau đó, khi ngã rất đẹp trong vòng cấm.

Italia phải trả giá vì sự bảo thủ của Lippi, một con người hoàn toàn khác so với chính ông 4 năm trước. Ảnh: Getty Images
Italia phải trả giá vì sự bảo thủ của Lippi, một con người hoàn toàn khác so với chính ông 4 năm trước. Ảnh: Getty Images

Một đội bóng mà trong cả hai trận đều "sống nhờ" vào một tiền vệ trung tâm, với nhiệm vụ chính là thu hồi bóng, liệu có thể tiến xa?

Những gì Italia đang trải qua đã được cảnh báo trước, và là hệ quả từ sự bảo thủ của Marcello Lippi. 4 năm trước, Lippi là người quyết đoán và làm việc đầy chuyên nghiệp, nhưng hiện tại ông là con người bảo thủ và đặt nặng vấn đề tình cảm.

Vấn đề lớn nhất trong sự bảo thủ của Lippi là cách ông xây dựng Italia. Ai cũng biết Juventus chỉ còn là một cái bóng vật vờ, chỉ may mắn giành vé dự vòng sơ loại Europa League 2010/11, sau khi trải qua một mùa giải thất vọng nhất trong lịch sử ở Serie A.

Vậy mà Lippi vẫn sử dụng những con người đã từng "chết chìm" ở Serie A mùa trước để làm nòng cốt cho Azzurri. Trong đó, Cannavaro là thủ lĩnh ở hàng thủ, Marchisio là người dẫn dắt thế trận và Iaquinta lãnh vai trò của một trung phong.

Cannavaro mắc lỗi trong cả 2 trận hòa của Italia. Ảnh: Getty Images
Cannavaro mắc lỗi trong cả 2 trận hòa của Italia. Ảnh: Getty Images

Kết quả của việc Juve hóa Italia thế nào? Cannavaro mắc lỗi chính trong cả hai bàn thua của Italia tính đến thời điểm này, hệt như những lỗi anh từng thể hiện trong màu áo Juve. Người đội trưởng ngày nào còn là chỗ dựa của cả đội giờ là lỗ hổng lớn nhất trước khung thành.

Trong khi đó, Marchisio cũng là một trong những vị trí chơi tồi nhất. So với những tài năng mà bóng đá Italia đang sở hữu (tính cả những người bị Lippi loại bỏ), Marchisio không đáng được triệu tập, chứ đừng nói đá chính.

Riêng Iaquinta, bàn thắng từ chấm 11m vào lưới New Zealand không nói lên được điều gì, khi mà 180 phút vừa qua anh chưa thể hiện được vai trò của một mũi nhọn được kỳ vọng.

Rồi một Camoranesi cả mùa trước vật lộn với chấn thương và nỗi thất vọng, hay Gilardino chưa bao giờ trưởng thành khi khoác áo ĐTQG, Zambrotta đã đánh mất sự bùng nổ vì tuổi tác,.. cũng liên tục được Lippi sử dụng.

2 điểm mà Italia giành được cho đến lúc này mang đậm dấu ấn của De Rossi. Ảnh: Sport Image
2 điểm mà Italia giành được cho đến thời điểm này mang đậm dấu ấn của tiền vệ De Rossi. Ảnh: Sport Image

Ngay cả cách thay người của Lippi cũng thể hiện, chỉ một vài người có cơ hội ra sân, còn lại chỉ đến Nam Phi cho "đẹp đội hình". Điều này hoàn toàn trái ngược 4 năm trước, khi Lippi xoay vòng đội hình ấn tượng, để rồi Italia kết thúc 7 trận đấu với 11 người ghi bàn.

Hơn lúc nào hết, các tifosi Azzurri đang nhớ đến Cassano, Miccoli, Balotelli, Giuseppe Rossi, những người mà một mình có thể làm thay đổi cục diện. Họ cũng chờ đợi sự thay đổi nơi hàng thủ của Azzurri, với việc Cannavaro phải nhường chỗ cho Bonucci hay Bocchetti; hoặc kéo Criscito vào đá cặp với Chiellini để trao cơ hội cho cầu thủ chạy cánh Maggio.

Thực tế, con đường tiến vào vòng knock-out của Italia vẫn còn rất rộng. Kể cả khi hòa Slovakia và kết thúc vòng bảng với 3 điểm, Italia vẫn có thể đi tiếp (phụ thuộc nhiều vào Paraguay).

Nhưng vấn đề là Lippi có chịu thay đổi để mang đến cho Azzurri một hơi thở mới, bởi nhiều khả năng đối thủ của họ ở vòng sau là Hà Lan, kẻ gợi lại ký ức buồn EURO 2008?

  • Ngọc Huy

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
,
,
,
,