Quyền uy bóng đá Anh, nhìn từ M.U & Arsenal
- Sir Alex có thể không thừa nhận, nhưng thực tế, ông đang cố gắng hướng M.U chơi thứ bóng đá nhanh, hấp dẫn như Arsenal của Arsene Wenger.
>> "Cứ đá thế này, M.U chả ngại đội nào"
>> Nhấn chìm Milan, M.U oai phong vào tứ kết
>> Wenger chẳng ngán M.U hay Chelsea ở tứ kết
>> M.U - Milan: Thắng vẫn... ôm hận!
>> "Làm gỏi" Porto, Arsenal kiêu hãnh vào tứ kết
>> Wenger: "Arsenal giành cú đúp ở mùa giải này"
Cả hai chiến lược gia lão làng của bóng đá Anh đều ủng hộ triết lý, tấn công chính là cách phòng ngự tốt nhất. Nhờ đó, Premier League có quyền tự hào, sau khi Arsenal & M.U đại náo sân cỏ Champions League bằng những chiến thắng giòn giã hồi giữa tuần.
Nasri bay bổng cùng Arsenal - Ảnh: Getty |
Thời gian qua, đã xuất hiện rất nhiều dấu hỏi về chỗ đứng của bóng đá Anh trên đấu trường châu Âu. Ngay khi Liverpool bị loại từ vòng bảng Champions League, một vài chuyên gia đánh giá, sức mạnh các CLB ở Premiership đã lên đến đỉnh, và chuẩn bị bước vào giai đoạn thoái trào.
5 mùa liên tiếp, năm nào bóng đá Anh
Cơn khủng hoảng tài chính đẩy nước Anh vào cảnh khó khăn. Chính phủ nâng khoản thuế thu nhập cầu thủ bóng đá lên mức cao nhất từ trước đến nay - 50%. Vì lẽ đó, Premier League không còn là miền đất hứa đối với các ngôi sao túc cầu danh tiếng.
Tại sân chơi Ngoại hạng, nhìn từ góc độ thống kê, uy danh nhóm "Big Four" cũng giảm sút. Mùa này, M.U, Chelsea, Arsenal & Liverpool đã thua 26 trận ở Premiership, dù giải vẫn còn 1/4 chặng đường phía trước.
Nếu so với những năm trước đó, dễ thấy sự đột biến rõ rệt. Mùa 2008/09, tứ đại gia bóng đá Anh chỉ 17 lần đón nhận thất bại. Mùa 2007/08, con số trên còn thấp hơn - 15 trận thua.
M.U hạ nhục Milan ở Old Trafford - Ảnh: Getty |
Tuy nhiên, nếu nhìn vào cách Arsenal hay M.U hủy diệt đối thủ ở vòng knock-out Champions League giữa tuần qua, có thể khẳng định, chính sự cạnh tranh quyết liệt tại giải đấu trong nước (với Man City, Aston Villa, Spurrs đang vươn lên) đã giúp họ thêm lão luyện và nguy hiểm hơn.
Không giải đấu nào trên Thế giới bắt kịp Premiership về tốc độ và sự máu lửa khi cầu thủ chơi bóng. Từng xuất hiện nhiều lời chỉ trích giải Ngoại hạng cho rằng, các trận cầu trên đảo quốc sư tử thiếu chất kỹ thuật và tinh tế.
Nhưng cường độ vận động và xung lượng trong bóng đá Anh là điều mà hầu hết CLB tại các giải đấu khác không thể đạt tới. Chín bàn thắng mà Arsenal và M.U nã vào lưới Porto cũng như AC Milan đã chứng minh thực tế ấy.
Porto lẫn Milan đều không thiếu kinh nghiệm trên đấu trường châu Âu. Dẫu vậy, họ vẫn bị cơn lốc tấn công mà Arsenal và M.U tạo ra thổi bay tan tác.
Như "The Gunners", họ vẫn tồn tại nhiều yếu huyệt dưới hàng thủ. Nhưng đó chẳng còn là vẫn đề nghiêm trọng, bởi thầy trò Wenger quá tự tin vào sức mạnh tấn công của mình. Lượt về, thiếu đến 3 nhân tố chủ chốt (Gallas, Fabregas & van Persie), Arsenal vẫn lao lên ào ạt cuốn trôi đối thủ.
Chelsea quyết lật ngược thế cờ trên sân nhà - Ảnh: AP |
Với M.U, cần phải nhắc lại, bộ đôi trung vệ thép Rio Ferdinand - Vidic không thể thi đấu suốt từ cuối tháng 10 cho đến đầu tháng ba vừa qua. Đã có thời điểm, hàng thủ M.U chỉ còn duy nhất Evra là hậu vệ lành lặn. Ngay cả lúc này, Ferguson cũng không có sự phục vụ của Brown & O’Shea.
Thế nên, kể từ đầu mùa, Red Devils chủ yếu lấy công bù thủ, với hạt nhân chính - Wayne Rooney. Tuyến giữa, Scholes, Valencia, Nani, Park, Carrick, Fletcher hay Gibson chơi năng nổ, thường xuyên nhả đạn, làm quên hẳn hình bóng Ronaldo.
Arsenal cùng M.U vẫy gọi, và giới mộ điệu đang chờ câu trả lời tiếp theo từ Chelsea. Thua 1-2 lượt đi tại Milano, nhưng cơ hội vẫn rộng mở với "The Blues". Thầy trò Ancelotti còn lợi thế sân nhà, và lực lượng cũng gần như nguyên vẹn.
Vài năm gần đây, chủ tịch UEFA - Michel Platini làm đủ mọi cách để giới hạn quyền lực, giảm bớt sự thống trị của bóng đá Anh. Nhưng tấm gương Real Madrid vừa bị hất cẳng khỏi vòng knock-out đã cho thấy, tiền bạc chưa chắc đã mua được thành công.
-
Tuấn Thành