,
221
10782
Bình Luận Thể Thao
binhluanthethao
/thethao/binhluanthethao/
1245134
Bóng đá TP.HCM: Thiên đường mong manh
0
Article
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

Bóng đá TP.HCM: Thiên đường mong manh

Cập nhật lúc 09:51, Chủ Nhật, 08/11/2009 (GMT+7)
,

 - Bóng đá TP.HCM, từ chỗ sạch bóng đại diện V-League mùa tới, "bỗng chốc" xuất hiện một gương mặt: Navi Bank Sài Gòn khi QK4 chính thức "làm lại giấy khai sinh" và chuyển vùng! 

1. Vài tháng, sau cái ngày Chủ nhật buồn của bóng đá Sài thành, ở thành phố hơn 8 triệu dân, sân chơi V-League sẽ vẫn "có mặt" ở địa phương phồn thịnh nhất nước, trong những ngày cuối tuần - trên sân Thống Nhất.

Sau những cuộc đàm phán, những tính toán của lãnh đạo LĐBĐ TP.HCM, ngân hàng Nam Việt đã được hiện thực hoá bằng 1 suất chơi ở V-League mùa tới khi QK4 được "hóa thân" thành Navi Bank Sài Gòn.

Navi Bank.Ảnh: Quang Liêm
Những gương mặt của bóng đá QK4 nay thành Navi Bank SG trong ngày ra mắt, 7/11 .Ảnh: Quang Liêm

Mua lại một đội bóng, có lẽ là con đường ngắn nhất để bóng đá TP.HCM vực dậy vị thế của mình (ít nhất là bề nổi). Và đó cũng là tính toán kinh tế được xem là lợi hại.

Chừng 20 tỷ đồng để có 1 suất dự V-League, trong khi để thực hiện cuộc cách mạng đưa CLB TP.HCM trở lại bóng đá đỉnh cao, chắc chắn phải lớn hơn con số ấy. 

Như Ninh Bình phải mất mấy năm chạy depa trước khi dốc sức cho chiếc vé lên chuyên mùa rồi, với số tiền đầu tư là 35 tỷ đồng. Trong hoàn cảnh, QK4 ngắc ngoải, TP.HCM có thể vươn tay, và một sự kết hợp mới ra đời: đội bóng đổi tên và chuyển vùng!

Cũng cần nói thêm rằng, trước khi QK4 chính thức mang áo mới Navi Bank Sài Gòn thì cũng đã xuất hiện những nguồn thông tin: bóng đá TP.HCM mua Thể Công. Tuy nhiên, phút chót, Thể Công về địa phương Thanh Hóa, sau khi Navi Bank Sài Gòn chính tưức sở hữu QK4.

Cùng những thời điểm sát nhau, 2 đại diện của sắc áo lính bỗng chốc "tan biến" trên bản đồ bóng đá Việt Nam khiến người hâm mộ không thể chạnh lòng, xót xa.

2. Ngày ra mắt đội bóng, lãnh đạo TP.HCM hồ hởi lắm. Chủ tịch Lê Hùng Dũng phát biểu đại ý: "Navi Bank Sài Gòn sẽ được đối xử như TP.HCM, như Sài Gòn Utd..."

Nhưng liệu đó có phải là sự thực, khi chính đội bóng TP.HCM giờ còn đang loay hoay với những kế hoạch trong tương lai. Có phải là thực tế khi mùa bóng vừa rồi, chính lãnh đạo Sài Gòn Utd đã phải kêu lên rằng "nhận được rất ít sự hỗ trợ của lãnh đạo Liên đoàn"?

Lãnh đạo TP.HCM. Ảnh: Quốc An
Lãnh đạo LĐBĐ TP.HCM hứa chăm lo cho Navi Bank SG, nhưng có thể không khi chưa lo xong cho con ruột CLB TP.HCM.Ảnh: Quốc An

Số tiền được dự định đầu tư cho chiến dịch thăng hạng của CLB TP.HCM vẫn đang là dấu hỏi lớn, và cũng chính chưa được hiện thực hoá như thế đến giờ đội bóng tiền thân là Cảng Sài Gòn đấy vẫn đang loay hoay với bài toán lực lượng.

Những con người tốt nhất đã và đang muốn đi khi chưa đạt được thoả thuận trong hợp đồng mới, một vài cái tên đang cần tăng cường cũng vẫn để ngỏ, và cả hai điều ấy cùng chung một đáp án: Tiền chưa có, hoặc ít hơn đề nghị.

Và tất nhiên, đó cũng không phải lỗi hoàn toàn của lãnh đạo Liên đoàn, bởi người có quyền nhất ở đội bóng giàu truyền thống nhất nhì Việt Nam vẫn là các ông chủ Thép Miền Nam, Cảng Sài Gòn... và bây giờ là ngân hàng Nam Việt.

Tuy nhiên trách nhiệm thì vẫn có, bởi nếu không có trách nhiệm thì rõ ràng người ta chẳng cần đến Liên đoàn làm gì. 

Và dù lãnh đạo LĐBĐ TP.HCM có hứa quan tâm, sâu sát, thì bây giờ đội bóng Navi Bank Sài Gòn hay nói cách khác thầy trò HLV Vũ Quang Bảo cứ việc đi tuyển quân, tự lên kế hoạch chuẩn bị cho mùa giải mới rồi mới xem lời hứa đó tới đâu.

3. Bóng đá TP.HCM "chết" bao nhiêu cái tên kể từ khi lên chuyên? Hải Quan, Bưu Điện, NHĐÁ (CATP.HCM cũ) đã xoá sổ hẳn, Cảng Sài Gòn thay giấy khai sinh vài lần, để rồi mới có tên CLB TP.HCM và... rớt hạng.

Nhìn vào danh sách đó, không ít người phải "choáng", tất nhiên Hải Quan, Bưu Điện bị xoá sổ vì không theo kịp cơ chế, theo kịp con đường chuyên nghiệp thì chẳng có gì phải bàn cãi. Nhưng với 2 trường hợp NHĐÁ, Cảng Sài Gòn thì khác.

Cả hai đội bóng này đã tham gia vào những giải chuyên nghiệp đầu tiên, và chẳng phải đâu xa chính CA.TPHCM (tiền thân của NH.ĐÁ) mới là những người tiên phong trong việc thuê ngoại binh, đầu tư cầu thủ ngoại.

TP.HCM buồn.Ảnh:Quốc An
Những cảnh như thế này, bóng đá TP.HCM chưa khi nào thiếu.Ảnh: Quốc An

Nhưng chết thì vẫn chết, bởi ngành Công An đã không nuôi nổi đội bóng, chuyển giao cho Ngân Hàng Đông Á và thực tế đội bóng này đã sống tốt một thời gian. Nhưng khi dính vào sự cố "mua trọng tài" thì khai tử luôn.

Nói điều đó để thấy gì, đó là các đội bóng dựa dẫm vào túi tiền doanh nghiệp thì việc tồn tại cũng mong manh lắm. Trong làng bóng đá Việt, có mấy đội nào giữ được tên như HA.GL, ĐT.LA hay Bình Dương suốt những ngày đầu lên chuyên? 

Mùa bóng năm nay một cái tên khác, mùa sau mang một cái tên khác và không lấy gì làm đảm bảo sự tồn tại. Vì lẽ đó, khi Navi Bank Sài Gòn vươn tay vào bóng đá, người ta cũng đặt ra dấu hỏi, liệu họ sẽ đồng hành được bao lâu? Và một khi, nếu đơn vị này ngãng ra, số phận của đội bóng tiền thân QK4 sẽ ra sao?

Không ai biết chắc được điều gì cả, nhưng dù sao trước mắt cũng cứ tạm vui với việc bóng đá TP.HCM sau khi bị hất văng khỏi V-League, đã tìm được... lối đi để trở lại ngay tức thì, cho dù niềm vui ấy cho cảm giác mong manh...

  • Duy Linh
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,