,
221
10782
Bình Luận Thể Thao
binhluanthethao
/thethao/binhluanthethao/
1225165
Real Madrid & trò chơi tiền bạc
0
Article
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

Real Madrid & trò chơi tiền bạc

Cập nhật lúc 13:31, Thứ Ba, 21/07/2009 (GMT+7)
,

 - 10 năm trước, khi Inter bỏ ra gần 50 triệu USD để đưa Vieri từ Lazio đến San Siro, họ đã bị Tòa thánh Vatican gọi đấy là một điều “sỉ nhục đối với giá trị của lao động”. Thế nhưng, giá trị của "Bò mộng" vẫn chưa thấm vào đầu so với con số 93 triệu Euro mà Real Madrid bỏ ra để chiêu mộ Cristiano Ronaldo mùa hè này.

>> Real Madrid, cuộc "chinh phục" bắt đầu
>>
Đội hình cừ nhất Real những năm đầu thế kỷ 21 
>>
Real chuẩn bị bán ít nhất 5 cầu thủ 
>>
CĐV thờ ơ khi Ronaldo & Real đến Ireland 
>>
Ronaldo phấn chấn trong buổi tập đầu tiên ở Real 
>>
Chùm ảnh: Ronaldo "gây sốt" ở Madrid 
>>
Ronaldo ra mắt Real: Hoành tráng chưa từng có


Florentino Perez không điên

93 triệu Euro là một con số khổng lồ bất kể bạn xét dưới hệ quy chiếu nào. Ấy vậy mà nó chỉ tương đương với... đôi chân của một cầu thủ có gương mặt lắm lúc khó ưa. Bởi thế chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi Florentino Perez trở thành tâm điểm của những sự chỉ trích.

Kaka
Cách tiêu tiền của Perez bị dự luận chỉ trích rất nhiều - Ảnh: Getty

Hành động của Real bị chủ tịch UEFA Michael Platini gọi là thiếu đạo đức, còn chủ tịch Barcelona Joan Laporta chỉ trích là “mô hình đế quốc, ngạo mạn”… Trong khi đó, GĐ Bayern, Uli Hoeness, cũng vừa lên tiếng nắn gân: “Sẽ kiện Real lên FIFA nếu CLB này vẫn thiếu tôn trọng ’Hùm Xám’ trong vụ Ribery”.

Không chỉ các nhân vật chóp bu mà phần lớn người hâm mộ, cũng như báo giới đều coi những thương vụ chuyển nhượng của Real là điên rồ, khó chấp nhận.

Thế nhưng, nhìn nhận một cách thực tế thì với cái đầu đầy sỏi của một ông trùm ngành xây dựng, Florentino Perez cũng chẳng hề điên khi đổ một núi tiền vào thị trường chuyển nhượng. 

Đúng như chủ tịch "Nhà Trắng" vẫn khẳng định, thương vụ Ronaldo hay Kaka cũng là những vụ đầu tư mà Real hoàn toàn có cửa thu hồi vốn.

Theo tính toán của công ty tư vấn và tiếp thị thể thao hàng đầu Weber Shandwick Sport, mỗi Galacticos như Kaka hay Ronaldo có thể mang về cho Real khoảng 75-100 triệu Euro/năm (tức là tương đương với số tiền chuyển nhượng họ).

Đây là khoản tiền thu được từ những hoạt động thương mai ăn theo tên tuổi của các ngôi sao như hợp đồng quảng cáo, bán áo, bản quyền hình ảnh, du đấu… chứ chưa hề tính đến những khoản thưởng kếch xù đến từ thành tích thi đấu của CLB (một khả năng rất dễ xảy ra).

Cứ nhìn buổi ra mắt thu hút đến 8 vạn CĐV của Ronaldo, không kém gì một trận siêu kinh điển giữa Real và Barca, thì có thể hiểu sức hút của các Galacticos lớn như thế nào.

Ronaldo
Lễ ra mắt của Ronaldo hoành tráng chưa từng thấy - Ảnh: AP

Ngẫm ra thì những lời vàng ngọc của chủ tịch FIFA Blatter cũng rất có lí: “Người ta có thể chi cả 100 triệu mua một bức tranh của Picasso để rồi cất đi, không ai được phép chiêm ngưỡng thì việc chi 80 triệu cho một ngôi sao mà hàng tuần anh ta sẽ trình diễn cho cả thế giới xem thì cũng chẳng có gì quá đáng”.

Dù vậy, cái gì cũng có 2 mặt của nó, đặc biệt là nếu đã nhìn nhận theo quan điểm tài chính thì tất nhiên bất kì cuộc đầu tư nào cũng ẩn chứa rủi ro. Và cuộc đầu tư của Perez phải xếp vào diện đầu tư mạo hiểm.

… nhưng đầy hiểm họa

Gọi là mạo hiểm, bởi Real sẽ chỉ thu hồi vốn nếu mọi chuyện diễn ra theo đúng quỹ đạo mà ban lãnh đạo CLB đã vạch sẵn. Rủi thay những Galacticos gặp 1 chấn thương nặng, phải sớm chấm dứt sự nghiệp (vốn chẳng thể loại trừ trong bóng đá) thì số tiền đó của Real xem như "bốc hơi".

Hoặc giả các Galacticos sau khi chuyển đến Bernabeu lại bất ngờ sa sút phong độ (cũng chẳng hiếm trong thực tế) thì liệu rằng Florentino Perez có còn ung dung ngồi hốt bạc? 

Cần phải nhớ rằng bóng đá không phải là thời trang, sẽ chẳng ai trả tiền chỉ để ngắm các ngôi sao trong lúc CLB không thu được thành tích gì.

Đáng nói hơn là số tiền mà Perez đầu tư vào thị trường chuyển nhượng lại không phải xuất phát từ nguồn tài chính sẵn có của đội bóng, mà đó là tiền đi vay. Cụ thể Perez hiện đã đi vay 153 triệu euro từ 2 ngân hàng Caja Madrid và Santander.

Ribery
Giá trị chuyển nhượng của các cầu thủ đang được đẩy lên quá mức - Ảnh: Daylife

Nếu tính gộp cả nhiệm kỳ đầu tiên, tính đến thời điểm này, Florentino Perez đã chi tổng cộng 647 triệu euro (mùa này là 217 triệu) để mua cầu thủ. Trong khi đó, số tiền thu lại từ việc bán cầu thủ chỉ là 167 triệu. Như vậy, khoản thâm hụt giữa mua-bán lên tới 480 triệu euro, một con số kỷ lục.

Vẫn biết Real được đỡ lưng bởi những thế lực chính trị, qua đó đội bóng này có thể vay được với lãi suất thấp, ưu đãi. 

Song trong bối cảnh khủng hoảng tài chính hiện nay, không ai có thể đảm bảo sẽ không có một sự sụp đổ dây chuyền nếu chẳng may một con domino nào đó gục ngã (giống như vụ các ngân hàng, quỹ tài chính của Mỹ phá sản).

Đấy là nguy cơ với Real, không những thế việc bạo chi có phần phá giá của CLB này còn tiềm ẩn nhiều hiểm họa hơn nữa với bóng đá thế giới.

Trước hết, nó khiến thị trường chuyển nhượng bị thổi phồng như một quả bong bóng. Hiện tại bất kì CLB nào có ngôi sao được các ông lớn để ý đều ra sức làm giá. Mà bản thân Real cũng dính phải 2 trái đắng là vụ Xabi Alonso và Ribery.

Nếu như không có thương vụ Kaka và Ronaldo, có lẽ Real đã có thể chiêu mộ "gã mặt thẹo" Ribery với giá 40-50 triệu euro, thay vì bị Bayern thét giá 80 triệu như hiện nay. Còn Alonso dĩ nhiên chẳng xứng đáng với con số không dưới 35 triệu euro mà Liverpool đang treo.

Tương tự như thế, Barca cũng bị hóc vụ Villa, Filipe. Không chỉ các CLB làm giá, mà chính các cầu thủ cũng làm giá, Tevez đi lại với cả 3 đại gia: MU, Man City và Chelsea để có được lương khủng, Eto’o cũng vậy. "Báo đen" một mực vòi mức lương 12-13 triệu euro/năm.

Platini
Chủ tịch UEFA, Platini, lo ngại về tình trạng của thị trường chuyển nhượng - Ảnh: Daylife

Sự lạm phát này có thể sẽ đẩy các đội bóng rơi vào cái vòng luẩn quẩn: muốn có danh hiệu thì phải cạnh tranh mua ngôi sao, qua đó tiếp tục đẩy giá lên ngất ngưởng. Bài học ở Serie A trước đây vẫn còn nguyên giá trị.

Từ năm 1984 đến 2000, giải đấu này chiếm 7 trong số 9 vụ chuyển nhượng có giá trị cao nhất thế giới. Và hậu quả của cuộc chạy đua tiền bạc không ngừng ấy là một loạt đội bóng chìm trong cảnh nợ nần và cho đến nay vẫn chưa thể ngóc đầu lên (Parma, Lazio…). 

Đây thực sự là một điều rất đáng lưu tâm trong bối cảnh “gần một nửa số CLB ở châu Âu mùa bóng qua đều rơi vào cảnh thua lỗ” (lời của Platini).

Thêm một vấn đề nữa là những vụ “rút ruột” kiểu tiền đè chết người thế này hoàn toàn triệt tiêu khả năng thành công của các CLB nhỏ, mất dần đi tính bất ngờ vốn là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của môn thể thao Vua. 

Nói theo cách của Frederic Thiriez, chủ tịch Liên đoàn bóng đá nhà nghề Pháp thì “các nước bình thường như Pháp sẽ trở thành những chú lùn so với những gã nhà giàu”.

Xét cho cùng dường như Florentino Perez và Real Madrid đang chơi một trò chơi nguy hiểm. Mà với những cuộc chơi mạo hiểm thì việc phải đặt ra luật lệ như Platini dự tính: “Chúng tôi đang nghiên cứu và sẽ đưa ra một đạo luật cân bằng tài chính vào năm 2012. 

Theo đó, các CLB sẽ chỉ có thể mua cầu thủ bằng chính nguồn lực của CLB mà không nhận được bất cứ sự trợ giúp nào từ bên ngoài”
âu cũng là dễ hiểu.

  • Linh Vũ

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,