Vì đó là Perez & 'Nhà trắng' Bernabeu!
>> Hãy đến, và... "xâu xé" Real Madrid Nửa tháng trước, - Cả thế giới đang chìm trong vòng xoáy suy thoái. Hàng triệu nhân công mất việc. Không ít người sống chung cùng nỗi lo cơm áo gạo tiền. Nhưng trên bán đảo Iberia, có một nơi mà cơn khủng hoảng tài chính hầu như không hề tác động. Đó là đại bản doanh CLB Real Madrid - Santiago Bernabeu.
>> Villa gia nhập Real chỉ còn là vấn đề thời gian
>> Real từ bỏ vụ "Ibra", tập trung vào Ribery
>> Franck Ribery “kết” Real hơn M.U & Barca
>> M.U bán Ronaldo cho Real với giá 80 triệu bảng
>> ’Galacticos 2.0’ & "thợ xây" Florentino Perez
>> Real tăm tia "lá chắn thép" Vidic của M.U
>> Barca & Real "đua" giành chữ ký của Ibrahimovic
>> Kaka chính thức trở thành Galactico
Chính sách chuyển nhượng "Galaticos", chiêu mộ những ngôi sao hàng đầu đang khiến làng bóng châu Âu rung chuyển.
Chủ tịch Perez giàu tham vọng muốn biến Bernabeu thành "dải ngân hà", quy tụ những ngôi sao hàng đầu - Ảnh: AP
Đầu tiên là Kaka, siêu cầu thủ người Brazil cập bến Madrid với mức phí 56 triệu bảng. Chỉ vài ngày sau, kỷ lục chuyển nhượng Thế giới mới đã được xác lập, khi M.U chấp thuận cái giá 80 triệu bảng mà Real hỏi mua Cristiano Ronaldo. Cho dù thương vụ chưa chính thức, nhưng các thủ tục sẽ sớm hoàn tất vào cuối tháng này.
Chưa hết, David Villa, Ribery hay De Rossi cũng đang hướng về Bernabeu. Với kiểu mua sắm mạnh bạo ấy, chẳng CLB nào có thể cạnh tranh được với Real Madrid. Từ đây, nhiều người mới đặt ra câu hỏi: Làm cách nào nhà Á quân La Liga có thể xoay sở ra được nhiều tiền đến vậy để chỉ trả cho những vụ mua sắm hao tiền tốn của?
Nợ nần, vay mượn và bản quyền truyền hình Real không tiếc tiền "đi chợ", nhưng có một thực tế khiến tất cả phải ngỡ ngàng, họ đang nợ như chúa chổm. Chính xác, đội bóng Hoàng gia đang mắc nợ nửa tỉ dollar. Ở hoàn cảnh đó, dĩ nhiên Real sẽ chẳng thể chi tiêu xả láng, nếu không được các ngân hàng "bật đèn xanh". Lý do chính giúp Perez có thể sử dụng cả trăm triệu Bảng mua sắm cầu thủ là nhờ mối quan hệ mật thiết giữa Real và các tổ chức tài chính, nơi họ đang vay số tiền lớn. Nói theo cách đơn giản, Real là tổ chức mang tính chất xã hội, hoạt động phi lợi nhuận. Số tiền lãi họ thu được hàng năm hầu hết được bổ sung vào ngân sách thành phố. Đổi lại, đội chủ sân Bernabeu nhận được ưu đãi cùng sự hậu thuẫn đặc biệt từ các nhà băng.
Bất luận thế nào, địa vị xã hội của Real cũng luôn được đề cao. Tất cả ngân hàng (trụ sở đóng ở Madrid) Bản hợp truyền hình khổng lồ giữa Real và Điều đó cho phép các "đại gia" ở La Liga có thể thương thảo hợp đồng giá trị cao hơn. Như Real Madrid, mỗi năm họ nhận được 132 triệu bảng tiền bản quyền truyền hình. Đây là khoản thu đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp CLB hàng năm làm ăn sinh lãi (340 triệu bảng mùa 2007/08). Ngoài ra, đội bóng Hoàng gia còn kiếm bộn nhờ nhiều hoạt động kinh doanh khác. Đáng chú ý, mỗi năm họ cũng bỏ vào hầu bao 99 triệu bảng, nhờ hai hợp đồng tài trợ áo đấu với Adidas & hãng cá cược BWIN. Tài sản cá nhân lớn mà chủ tịch Trong 10 bản hợp đồng đắt nhất Thế giới, Real chiếm một nửa. 5 cầu thủ C.Ronaldo, Zidane, Kaka, Figo, Ronaldo đều được Perez chiêu mộ - Ảnh: Getty
Với văn hóa và tầm ảnh hưởng chính trị của Real ở Tây Ban Nha, CLB không bị coi như một đối tượng cụ thể (thương gia hay công ty TNHH) để gánh khoản nợ theo các quy tắc tài chính giống như nhiều CLB hàng đầu châu Âu khác.
Để có tiền mua Ronaldo & Kaka, Real đã nhận được sự hậu thuấn rất lớn từ các ngân hàng địa phương - Ảnh: AFP
Do đó, ban lãnh đạo "kền kền trắng" có thể thoải mái sử dụng tiền đầu tư cho đội bóng, mà không phải nơm nớp nỗi lo bị các ngân hàng xiết nợ hàng năm.
Mua những nhân tố phù hợp
Không ít người chỉ trích Real, khi bỏ ra khoản tiền "điên rồ" - 80 triệu bảng chỉ để mua một cầu (Cristiano Ronaldo). Tuy nhiên, đây cũng là nước cờ đầy toan tính của Perez. "Los Blancos" mất đi lượng ngân quỹ lớn trong thời gian ngắn. Nhưng tương lai, họ tin tưởng, bản hợp đồng trên sẽ mang lại lợi nhuận kếch xù.
Tiền sẽ chảy về từ đâu? Với tầm cỡ siêu sao nổi danh khắp Thế giới, Ronaldo trở thành "con gà đẻ trứng vàng" cho Real thông qua việc bán áo đấu (dự tính sẽ thu hồi vốn chỉ sau nửa năm) cùng các hợp đồng tài trợ hình ảnh. Tương tự, khi sở hữu "thiên thần" Kaka, các quan chức ở "nhà trắng" cũng tính đến lợi ích thương mại.
Nếu Real tiếp tục chiêu mộ các tên tuổi lớn như
Kinh nghiệm một vài năm gần đây cho thấy, Real Madrid luôn thành công trong chiến dịch marketing, dựa trên kết quả sân cỏ. Bởi thế, với sự góp mặt của dàn sao thượng thặng, "bố già" Perez đặt rất nhiều kì vọng đội bóng thủ đô sẽ vượt mặt Barca trên mặt trận La Liga cũng như đấu trường Champions League, tiếp tục thống trị tốp 10 CLB giàu nhất hành tinh.
Bán bớt "hàng tồn"
Nhằm dọn đường cho các ngôi sao mới, Real buộc phải bán bớt Robben, Huntelaar... - Ảnh: AP |
Bán đi những cầu thủ không còn hữu dụng, cũng là cách mà ngài Perez đang thực hiện nhằm cân bằng ngân sách chi tiêu. Khi làng loạt "Galatico" xuất hiện ở Bernabeu, đương nhiên họ sẽ giành lấy suất đá chính của một vài thành viên cũ.
Nhận thấy cơ hội ra sân của
Kế hoạch xây dựng "dải ngân hà Galaticos" mà Real đang theo đuổi phần nào kích thích sự phát triển của bóng đá hiện đại. Dẫu vậy, mặt trái của nó cũng gây ảnh hưởng lớn, đào sâu khoảng cách giàu nghèo giữa những "đại gia" lắm tiền và các đội bóng thấp cổ bé họng.
"Galaticos 2.0" thành công hay không, thời gian sẽ cho câu trả lời. Nhưng qua những gì mà Perez làm được trong triều đại đầu tiên, sẽ chẳng lấy làm ngạc nhiên nếu "kền kền" tiếp tục sải cánh bay cao trên bầu chơi châu Âu.
-
Tuấn Thành