,
221
10782
Bình Luận Thể Thao
binhluanthethao
/thethao/binhluanthethao/
1215172
Italia, thua vì sự cũ kỹ & bảo thủ
1
Article
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

Italia, thua vì sự cũ kỹ & bảo thủ

Cập nhật lúc 01:05, Thứ Ba, 23/06/2009 (GMT+7)
,

- Thảm bại trước Brazil đã vạch ra tất cả những yếu điểm của bóng đá Italia: bảo thủ, già cỗi và sở hữu một giải VĐQG đang xuống cấp trầm trọng so với mặt bằng chung. Khi mà World Cup 2010 chỉ còn một năm nữa sẽ diễn ra, khoảng thời gian không phải là dài, liệu Italia có thể tự thay đổi mình để hy vọng bảo vệ ngôi vương?

>> Thảm bại trước Brazil, Italia dâng vé bán kết cho ĐT Mỹ
>> Brazil - Italia: ĐKVĐ thế giới về nước sớm?
>> Ai Cập buộc ĐKVĐ thế giới Italia đo ván
>> Chùm ảnh: Vào vườn thú với Azzurri
>> Rossi & giấc mơ của chàng du mục Italia
>> Rossi: "Cú đúp vào lưới tuyển Mỹ thật tuyệt!"
>> Rossi rực sáng, Italia thắng tưng bừng

Từ London đến Pretoria

Tháng 2/2009, khi Italia thất bại 0-2 trước Brazil trong trận giao hữu trên sân Emirates (London), HLV Marcello Lippi vẫn bình thản, và khẳng định kết quả đó không phản ánh hết sức mạnh hai đội.

Lần thứ 2 liên tiếp Brazil buộc ĐKVĐ thế giới Italia phải thất bại tâm phục khẩu phục. Ảnh: Getty Images

Lý do mà Lippi thanh minh cho trận thua của Italia là do ông đang tiến hành những thử nghiệm cho mục tiêu xa hơn. Cụ thể, hai cái đích mà vị HLV 61 tuổi này muốn hướng đến là những sân chơi trên đất Nam Phi, Confederations Cup và World Cup 2010.

Một trong hai viễn cảnh mà Lippi từng vẽ ra rất ấn tượng giờ đã biến thành thảm họa. Còn hơn cả những gì đã làm tại London, trên sân Loftus Versfeld (Pretoria), Brazil buộc Italia phải đón nhận thất bại đậm nhất kể từ hơn một năm nay (ở EURO 2008 thua Hà Lan 0-3).

Với những gì vừa xảy ra, và trước đó là trận thua Ai Cập, bất kỳ lời giải thích nào của Lippi cũng sẽ trở nên lố bịch. Không lố bịch sao được, khi vị trí được đánh giá ổn định nhất của Italia oái oăm thay lại là thủ môn Gigi Buffon, người đã phải vào lưới nhặt bóng đến 3 lần?

3 bàn thua diễn ra trong vòng đúng 8 phút, cứ như thể đối thủ mà Brazil vừa "nhảy múa" là một đội bóng nhỏ nào đó, chứ không phải Italia - cái nôi của lối chơi phòng ngự.

Lỗi của Lippi...

Người Italia đã gọi trận thua trên sân Loftus Versfeld rạng sáng 22/6 là "nỗi đau""sự nhục nhã". Người ta không thể chấp nhận được hình ảnh một nhà ĐKVĐ thế giới lại bạc nhược đến thế, thể hiện lối chơi như những anh chàng nghiệp dư so với đối thủ Brazil.

HLV Lippi đã bảo thủ hơn rất nhiều so với chính ông 3 năm trước. Ảnh: Getty Images

Lỗi lớn nhất ở đây, mà ai nhìn vào cũng thấy, là HLV Lippi. Trong 3 trận đấu của vòng bảng một giải đấu chính thức, Lippi đã sử dụng 3 đội hình chiến thuật hoàn toàn khác nhau, điều mà chỉ có thể diễn ra ở những trận đấu giao hữu.

Sự loay hoay giữa các chiến thuật, việc thay đổi liên tục các vị trí đá chính, khiến Italia không thể có được một lối chơi nhuần nhuyễn. Các cầu thủ không thể tìm ra một đối tác hợp lý để có thể phát huy tối đa hiệu quả.

Ngay cả cách dùng người của Lippi cũng bộc lộ sự bảo thủ. Kể từ khi trở lại thay Donadoni, rất nhiều gương mặt trẻ đã được Lippi triệu tập, nhưng thực tế là họ không hoặc có rất ít cơ hội để thể hiện mình.

Lippi đã quá tin tưởng vào những con người từng lên đỉnh vinh quang ở Berlin, mà không chịu nhìn thẳng vào vấn đề chính: những "ông già" ấy đã mất động lực cống hiến, đã trở nên chậm chạp và chỉ làm cho Azzurri thêm già cỗi, trở thành "viện dưỡng lão" mà bất kỳ đối thủ nào cũng có thể gây khó khăn.

... và của nền bóng đá Italia

Lippi đã mắc nhiều sai lầm, đã quá bảo thủ sau hai năm dài ông không làm việc liên quan đến bóng đá. Nhưng nhìn rộng hơn, một trong những nguyên nhân đẩy Italia đi xuống chính là giải đấu lớn nhất đất nước hình chiếc ủng, Serie A.

Trong những năm gần đây, Serie A như trở thành một "ao làng" khi so với Premier League và La Liga. Kể từ sau thắng lợi của Milan tại Athens 2007, các CLB Serie A gần như không còn tiếng nói tại sân chơi châu lục.

Một mình Fabiano đủ để gây khó khăn cho Zambrotta và Chiellini, những người có thể là "sao" tại Serie A nhưng luôn lúng túng khi ra sân chơi quốc tế. Ảnh: Reuters

Inter (VĐ Serie A năm thứ 4 liên tiếp nhưng chỉ đóng góp 1 cầu thủ cho ĐTQG), Juventus và Roma đã bị loại ngay từ vòng knock-out Champions League mùa trước (đều bởi các đại diện Premier League). Milan cũng chẳng khá hơn, khi để Bremen hất cẳng khỏi sân chơi hạng hai UEFA Cup ngay từ vòng 32 đội.

Mặt bằng chung đi xuống, lại thêm những ngôi sao lớn mỗi năm lại ra đi, khiến các cầu thủ không được cọ sát trong các trận cầu đỉnh cao. Vì thế, có thể nhận thấy sự bỡ ngỡ ở các cầu thủ như Montolivo, Pepe, Quagliarella khi ra sân chơi lớn, bởi họ quá ít kinh nghiệm thi đấu.

Liệu có một nền bóng đá nào giống như Italia, khi ngay cả một cầu thủ đã 23 tuổi như Motta (Udinese và Roma) vẫn phải đá ở U-21; những tài năng Giovinco (Juve), Bocchetti (Genoa), Acquafresca (Inter, Cagliari), Criscito (Genoa, Juve),... hoặc chấp nhận dự bị ở các CLB lớn, hoặc phải tìm kiếm cơ hội ra sân trong màu áo các đội bóng trung bình nhỏ?

Chính quan niệm và cách đối xử với những cầu thủ trẻ đã đẩy bóng đá Italia di xuống, từ cấp độ CLB đến ĐTQG. Mới đây, Juventus đã đi tiên phong trong việc lên kế hoạch "Italia hóa" đội hình, một hướng đi cần thiết nhằm thay đổi Serie A, để Azzurri được cung cấp những cầu thủ chất lượng nhất.

Buffon: Italia cần phải trẻ hóa

Rossi là gương mặt hiếm hoi thi đấu ổn định của Italia, và cũng là 1 trong số rất ít gương mặt trẻ được Lippi trao cơ hội. Ảnh: G.I

Ngay sau thất bại trước Brazil, thủ môn Gigi Buffon đã cay đắng thừa nhận bóng đá Italia đã bị tụt lùi một khoảng cách rất xa so với đối thủ của mình. Và "người nhện" khẳng định, Italia cần phải trẻ hóa để hướng đến World Cup 2010.

Thực tế, vấn để trẻ hóa đã được dư luận Italia đề cập rất nhiều, nhưng cho đến nay vẫn chưa diễn ra. HLV Lippi quá bảo thủ và đặt niềm tin vào những người trên tuổi 30. Đội trưởng Cannavaro, có thể nói không quá rằng anh là biểu tượng của thất bại, đã cổ súy cho việc "lão hóa" Azzurri (tất nhiên, để anh có cơ hội phá kỷ lục 126 trận của Maldini).

Khi Paolo Maldini chia tay Azzurri, từ Trapattoni lẫn Lippi đều muốn anh quay lại nhưng huyền thoại của Milan đã từ chối. Anh cho rằng Italia cần trẻ hóa để đi đến thành công, bởi lứa cầu thủ trong giai đoạn của anh dù xuất sắc đến mấy cũng chỉ có thể đạt thành tích tốt nhất là ngôi á quân (World Cup 1994, EURO 2000).

Nhưng Cannavaro lại không có suy nghĩ đó, anh tận dụng mọi cơ hội để có thể trở thành cầu thủ khoác áo Italia nhiều nhất. Sau trận đấu với Mỹ, Cannavaro tuyên bố Italia là những "ông già chiến thắng và không phải tiến hành cách mạng", nhưng chính sự trở lại của anh trong đội hình đã đẩy Italia đến với 2 thất bại liên tiếp. Cả hai trận đấu ấy, Canna đều có những sai lầm sơ đẳng và chậm chạp.

Ở Italia, Cannavaro tất nhiên có tiếng nói hơn Buffon. Vì thế, những phát biểu chua chát nhưng là một điều rất đúng với thực tế, và rất cần thiết trong hoàn cảnh World Cup 2010 không còn bao lâu nữa sẽ diễn ra, của Buffon liệu có chỗ để trở thành hiện thực trong tương lai gần?

  • Ngọc Huy

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,