Khi 'Quỷ' mất nanh & Sir Alex cạn đấu pháp
- Ronaldo chơi đầy cố gắng, nhưng lực bất tòng tâm khi các vệ tinh xung quanh mất liên lạc. Như chính lời anh nói, "sai lầm bắt nguồn từ chiến thuật", và Sir Alex là người phải chịu trách nhiệm đầu tiên sau thất bại tại Olimpico.
>> Phía sau trận chiến ở thành La Mã Sir Alex Ferguson là một nhà cầm quân giỏi, nhưng những gì đã diễn ra trong trận chung kết Champions League đêm 27/5 đã cho thấy, ông vẫn có thể mắc những sai lầm lớn, ở một thời điểm quyết định dù trước đó đã khẳng định đã "bắt bài" được lối chơi của Barca. Chọn lối chơi tấn công chủ động, nhưng ông lại không có một đòn đánh nào thực sự uy mà dựa gần như toàn bộ vào Ronaldo.
>> ’Đêm tuyệt vời’ Barca nhuốm bạo lực, bắt bớ
>> Guardiola tiết lộ "tuyệt chiêu" đánh bại M.U
>> Barca, trên những trái tim dũng cảm
>> Chấm điểm Barca - M.U: Vinh danh Xavi & Iniesta
>> Ferguson: "Đội mạnh hơn đã thắng"
>> Nỗi buồn tê tái "Quỷ đỏ Manchester"
>> Thắng tuyệt đối, Barca trở thành vua châu Âu
>> Barca rạng rỡ trong đêm đăng quang
"Quỷ đỏ" gục ngã, lỗi đầu tiên thuộc về Sir Alex Ferguson - Ảnh: T.J
Không ai phủ nhận, HLV trưởng M.U là chuyên gia trong những cuộc tâm lý chiến, luôn biết cách phát triển, xây dựng đội ngũ kế cận và giữ được lòng khát khao cháy bỏng trong mỗi cầu thủ triệu phú.
Tuy nhiên, khi M.U tấn công mà thước ngắm của các chân sút đều chệch mục tiêu, Sir Alex không thể đưa ra những giải pháp khác.
Điều đó đã hơn một lần xảy ra ở quá khứ - trận chung kết FA 2004/2005. Arsenal đã giữ vững thế trận trước sức tấn công ồ ạt "Quỷ đỏ" tạo nên, để rồi đánh bại đối thủ trên chấm penalty.
Dĩ nhiên, Arsenal năm 2005 thua xa Barcelona 2009, và 90 phút tại Olimpico đã chứng minh, đại diện đến từ xứ sở bò tót xuất sắc hơn hẳn M.U, trong cả tấn công lẫn phòng ngự.
Đầu trận, M.U gây bất ngờ bằng lối đá nhanh đầy hứng khởi. Ronaldo liên tục bắn phá cầu môn Valdes. Nhưng bước sang phút thứ 10, đòn đánh chí mạng của Eto’o khiến cục diện quay ngoắt 180 độ. Thực tế, với Sir Ferguson, cuộc chơi đã kết thúc ngay thời điểm Red Devils nhận bàn thua đầu tiên.
Suốt quãng thời gian còn lại, HLV người Scotland không tìm ra được biện pháp khắc chế khả năng chuyền bóng, phối hợp nhuần nhuyễn bên phía Barca. Lời đáp trả từ ông đơn giản là thúc ép học trò tấn công, bằng những miếng đánh thiếu sáng tạo và tính toán.
Những sự thay đổi người trong hiệp hai của ngài Ferguson không phát huy hiệu quả - Ảnh: T.J |
Có thể nhận rõ sự lúng túng của Sir Alex thông qua việc thay đổi sơ đồ chiến thuật liên tục. Ban đầu, M.U đá với đội hình 4-3-2-1. Bước vào hiệp hai, Tevez vào sân, chuyển sang 4-4-2. Cuối trận, ông đành mạo hiểm với canh bạc 4-2-4 (thêm Berbatov).
Kết cục ra sao ai cũng thấy. Khu trung tuyến hoàn toàn gãy đổ. "Bộ tứ" Ronaldo, Rooney, Tevez, Berbatov đói bóng. Trong khi hàng phòng ngự quay cuồng trước các tình huống tấn công uyển chuyển của Barca. Hệ quả tất yếu, M.U hứng chịu bàn thua thứ hai khá dễ dàng.
Hồi đầu tháng, Chelsea dưới trướng Hiddink khiến đoàn quân xứ Catalonia gần như "tắt điện" ở Stamford Bridge, bằng thứ bóng đá phòng ngự phản công cực kỳ khoa học. Hiddink đã chỉ ra cách tiếp cận trận đấu tối ưu nhất nếu gặp Barca. Mặc dù vậy, HLV Ferguson lại phớt lờ điều đó.
Nếu Ferguson dùng thế trận như Hiddink (nhưng cũng chưa đủ để thắng Barca mà chỉ hòa), kèm theo một chút táo bạo, có thể kết quả ở Olimpico đã tích cực hơn, ít nhất là không bị thua trắng 2 bàn.
Phải chăng, lý do như chính ông thừa nhận, thiếu Fletcher & Hargreaves, M.U chẳng còn "máy quét" nào đủ khả năng đánh chặn từ tuyến hai? Hay ngài Ferguson cho rằng, đội bóng mình dẫn dắt khó mà phòng ngự tốt trước sức ép từ Barca? Màn trình diễn tệ hại của Vidic dường như là câu trả lời rõ ràng nhất.
Quỷ mất nanh
Hầu hết các cầu thủ M.U đều chơi dưới phong độ - Ảnh: AFP |
Các cầu thủ M.U đặt chân đến thành La Mã với sự tự tin và phấn chấn cao độ. Tiếc rằng, trong trận thư hùng quyết định, họ lại không thể hiện được bản lĩnh nhà vô địch. Nói một cách hình tượng, "Quỷ đỏ" đã mất hết nanh vuốt.
90 phút trên sân đấu Olimpico, cá nhân chơi "được" nhất lại là chốt chặn cuối cùng - Edwin van der Sar. Cay đắng biết bao, bởi nếu không có những pha cản phá kinh nghiệm nơi "người gác đền" 38 tuổi, số bàn thua mà M.U phải nhận sẽ còn cao hơn nhiều.
Trong đêm Rome huyền diệu ấy, Rooney, Vidic, Carrick... đã ở đâu? Xin thưa, họ vẫn chơi bóng trên sân Olimpico đấy. Nhưng những gì tinh hoa nhất, học trò Sir Alex lại bỏ quên tại Old Trafford, Emirates hay Dragao mất rồi.
Thật khó hình dung, hậu vệ được đánh giá là xuất sắc nhất Premiership - Nemanja Vidic (vừa nhận danh hiệu từ BTC giải Ngoại hạng) để Eto’o biến thành gã hề, chỉ sau động tác quặt bóng đơn giản.
Ferdinand cũng bị "người quen" Henry khiến cho điên đảo đầu hiệp 2, và may là van der Sar kịp khép góc. Càng thất vọng hơn, khi chân sút cự phách Wayne Rooney chẳng có nổi một lần đe dọa khung thành Valdes.
Ronaldo dù thi đấu cố gắng, nhưng vẫn phải nhìn Barca nâng cúp - Ảnh: D.M |
Mà đó vẫn chưa phải tất cả. Park Ji-Sung kỉ niệm ngày đi vào lịch sử bóng đá châu Á bằng lối chơi thừa nhiệt huyết nhưng lại thiếu chính xác ở đôi chân. Ryan Giggs như người thừa trên sân, đã giành một tình huống đá phạt mà Ronaldo chuẩn bị thực hiện (khi Pique phạm lỗi và nhận thẻ vàng); còn Ferdinand & Anderson cũng đánh mất hình ảnh tỉnh táo và năng nổ vốn có.
Điểm sáng hiếm hoi còn lại - Cristiano Ronaldo. Tuy vậy, anh cũng chỉ tỏa ánh hào quang quãng 20 phút đầu. Để rồi những phút tiếp theo hoàn toàn tắt lịm, vì không nhận được sự hỗ trợ từ các đồng đội.
Đúng là Barca đã chơi thứ bóng đá hoàn hảo. Nhưng nếu không có chuỗi phản ứng dây chuyền, từ sai lầm trong cách tiếp cận trận đấu của ngài Ferguson, cho đến màn trình diễn thiếu thuyết phục nơi hầu hết các cầu thủ M.U, chưa chắc thầy trò Guardiola đã tiến lên bục vinh quang trên con đường bằng phẳng đến như vậy.
Dẫu sao, thất bại không có nghĩa là mất tất cả. Thất bại để biết mình đang ở đâu. "Quỷ đỏ" đã gục ngã và họ cần phải đứng dậy bước tiếp, bởi "đó là đội bóng trẻ và sẽ còn tiếp tục tiến bộ".
-
Tuấn Anh
PHẢN HỒI CỦA ĐỘC GIẢ:
Ho ten: Dương Thế hiển
Dia chi: Hà Nội
E-mail: hienduong143@yahoo.com
So dien thoai:
Tieu de: MU - Barcal: Một trận đấu kỳ lạ
Noi dung: Mình viết bài này không phải để bào chữa cho MU nhưng mình tin đây là cảm nhận chung của những ai là Fan của MU. Mặc dù mình đã là cổ động viên của MU được 10 năm nhưng có lẽ mình chưa bao giờ thấy MU đá như vậy. Như những đứa trẻ con đá với người lớn vậy. Đá như cho Barcal cup. Không có một chút gì gọi là khát khao, không một chút gì cho thấy sự mong muốn cả. Ngay từ thế trận, MU không tấn công biên mà chỉ tập trung vào trung lộ. Chưa bao giờ MU thua mà Sir Alex lại ngồi yên trên ghế chỉ đạo, hầu như không chạy ra đường biên để chỉ đạo học trò. Chưa bao giờ MU đá với những cầu thủ kỹ thuật tốt lại tranh bóng ít quyết liệt và ít phạm lỗi như vậy, nhất là trong một trận chung kết. Và còn rất nhiều, rất nhiều điều kỳ lạ khác. Mới đầu xem thì mình nghĩ rằng do bàn thua làm cho các cầu thủ ức chế, nhưng xem kỹ thì mình cảm thấy rằng sự ức chế hình như xuất phát từ một nguyên nhân khác. Điều đó làm các cầu thủ thiếu động lực một cách kỳ lạ. Đến Rooney, một cầu thủ luôn rất nhiệt tình, vậy mà cũng không tích cực.
Chỉ có Ronaldo thì còn thấy có động lực. Những phút đầu mọi người có thể thấy MU gây sức ép cho Barcal nhưng thực chất đó toàn là những pha biểu diễn cá nhân của Ronaldo. Ngay cả việc không tấn công biên, khi bắt đầu trận đấu thì mình có thể hiểu là MU muốn tạo sự bất ngờ, nhưng đến khi thua MU cũng hầu như không sử dụng chiến thuật này, nếu có thì cũng rất hời hợt. Có thể cách đây 2 hoặc 3 năm thì sự kỳ lạ này có thể xảy ra nhưng trong thời điểm hiện tại thì thật khó giải thích. Nhất là với đội bóng được sự chỉ đạo của một người rất có kinh nghiệm như Sir Alex. Hãy nhớ đến trận MU gặp Porto, một CLB có lối đá rất kỹ thuật. Đây cũng không phải lần đầu MU phải đá với một đội bị ghi bàn trước và có ý định đá phòng thủ. Trong trận đấu này MU đá giống như một đội bóng nghiệp dư dưới sự chỉ đạo của một HLV cũng nghiệp dư. Mình nói câu này không phải hạ thấp Barcal nhưng mình tin những ai xem trận đấu này cũng sẽ thấy. MU thua Barcal không phải do Barcal quá suất sắc mà là MU đá quá dở, dở một cách kỳ lạ. Nhưng dù sao cũng rất chúc mừng Barcal. Đây là một trận đấu rất thành công của Barcal.
Ho ten: vuongquockhanh
Dia chi: Hà nội
E-mail: vuongkhanhhn@yahoo.com
So dien thoai:
Tieu de: Ngày Vui Ta Gặp Nhau........
Noi dung: Chẳng biết nói gì để cho vơi đi nỗi buồn thua trận, hơn 10 năm kể từ khi tôi có cơ hội xem MU thi đấu tôi đã trải qua cảm giác này bao nhiêu lần tôi cũng chẳng nhớ nổi nhưng kì lạ cứ mỗi lần cay đắng nhìn đối thủ đăng quang như vậy tôi lại càng thêm yêu đội bóng áo đỏ, yêu cái cách mà ko gục ngã và đứng dậy sau mỗi lần thất bại,tôi muốn gửi một lời nhắn đến ông và các học trò:"Ông và các học trò của mình hãy mạnh mẽ bước tiếp trên con đường tìm kiếm vinh quang,hãy cứ là chính mình nhé bởi dù đội bóng có thất bại hay vinh quang chúng tôi những người yêu mến các bạn sẽ luôn sát cánh bên bạn". Tôi xin post một bài viết rất hay cùng để chia sẻ nỗi buồn cùng các Fan MU:"Không có điều kì diệu nào xảy ra ở Olympico như Nou Camp 10 năm trước, trong cái đêm mà màu trắng nhạt nhòa của Quỷ Đỏ đã mang theo dự cảm chẳng lành về cái chết trước cửa thiên đường. Nỗi đau cứ đến, như tình yêu bất tử biết bao lần rớm máu. Để rồi, ta lại yêu hơn ngày qua…Lịch sử đã chứng minh rằng không có một Hoàng đế lừng danh nào tránh khỏi những cái chết bi thảm, như khi xưa Cesar không tránh được lưỡi dao oan nghiệt của kẻ phản bội, như Napoleon vĩ đại chết trong ngục tù. Và bao giờ điều đó cũng diễn ra theo một kịch bản: bắt đầu là đỉnh cao, tiếp đến là vực sâu.
Sau cùng, chẳng còn gì hết. Thiên đường hay địa ngục cũng là chết, thế thôi! United đã mất tất cả chỉ sau một đêm: mất ngai vàng châu Âu và cả ngai vàng Thế giới. Mất QBV. Mất đi những danh hiệu cao quý đáng tự hào nhất. Tương lai cũng có nhiều gợn mây. Dấu hỏi về Ronaldo: gần như anh sẽ ở lại, vì phản ứng sau trận là bột phát; anh cũng như chúng ta, không cam tâm và vẫn muốn thử lần nữa cùng Quỷ Đỏ. Dấu hỏi cho Tevez: có lẽ anh sẽ đi, sự thay đổi là cần thiết để M.U mạnh hơn nữa cho các toan tính trong mùa giải mới. Nhưng niềm tin của những Mancunian chân chính thì không bao giờ thay đổi: Người vĩ đại không phải là người bất bại, mà là người biết chiến thắng sau thất bại.‘Ông già’ vẫn ở đó, còn ông là còn tất cả Hôm nay, bình minh đầu tiên của một ngày mới có điều gì đó khác lạ với bản thân người viết và cam đoan là với vô số Mu-er khác nữa. 10 năm trước, 28/5, cũng bình minh ấy là tình yêu vừa được tìm thấy chốn thiên đường. 10 năm sau, có điều gì ngăn được niềm tự hào của ta trỗi dậy khi mối tình bất diệt đã đơm hoa kết trái, đã viên mãn, tràn căng và nuôi nấng ta từ thơ bé đến lúc trưởng thành? Hôm nay 28/5/2009, ta đã yêu người say đắm được 10 năm. Tự hào làm sao, trên một căn gác nhỏ giữa đêm đen mịt mùng, được cùng những người anh em của ta sát cánh bên cạnh Người. Cho lần sau nhé, bao lâu ta cũng đợi. Ngày vui, ta gặp nhau...
Ho ten: Lê văn Cường
Dia chi: Đà nẵng
E-mail: lecuong1169@yahoo.com
So dien thoai: 0983156977
Tieu de: Unicef-Bacca
Noi dung: Không có gì phải bàn cãi, MU thua tâm phục khẩu phục: Bacca trận này thi đấu chưa thực sự đúng với phong độ tốt nhất của họ do thiếu 3 vị trí chủ chốt, tuy nhiên họ vẫn đánh bại một MU đang cả tưởng ( lỗi này 1 phần do truyền thông ) “Chớ có được phép đi săn trên mảnh đất của nhà vua “ Roma là của Bacca. Alex Ferguson biết được điều răn này, ông đã đúng 9 phút trong một trận đấu có tới 90 phút. Với ý đồ săn trộm ngay từ khi mọi thứ còn đang lơ là để rồi áp dụng chiến thuật Rooney và Ronaldo cũng sẽ là 2 hậu vệ biên; Nhưng King Etoo đã kết liễu và làm phá sản ý đồ của thày trò Alex. Kể từ phút này trở đi Các cầu thủ MU thi dấu như người mất hồn, Ferguson thì mất phương hướng, chiến thuật đưa ra như một “ trẻ em nhiều tuổi “. Sau trận đấu cầu thủ và HLV đổ lỗi cho nhau, nhưng khách quan mà nói tôi thấy trận này MU có những ưu khuyết điểm như :
A/ Khuyết điểm 1/ Thiếu những miếng đánh hiểm khi gặp những đối thủ trên cơ ( NHìn vào thành tích đối đầu ở top 4 giải ngoại hạng thì biết ) 2/ Thiếu bình tĩnh rồi đưa ra những quyết định thay người theo kiểu cầu may ( Trận này cho 1 loạt tiền đạo vào để đá tiền vệ ), trong khi thần tài Macheda lại để ngoài. Nhẽ ra phải thay Ronaldo bằng Macheda vì: 3/ Ronaldo chưa bao giờ là cầu thủ của những trận đấu lớn, hơn nữa Ronaldo vào sân với tâm lý cố kiết để sánh với Messi một cầu thủ ở đẳng cấp trên Ronaldo nhiều bậc ( cái này cũng do truyền thông và một phần ở tính ích kỷ của R7 ). Trong khi đó Ferguson lại lấy R7 làm con bài chính ...! B/ Ưu điểm 1/ Sự điềm tĩnh hiếm thấy của Rooney ở trận này (Đã lớn - đây chắc là sản phẩm của Capello ) 2/ Rooney và Ronaldo đá khá tốt ở vị trí hậu vệ biên ( Phát hiện mới ở trận này khi thấy 2 R về tranh bóng quyết liệt bên gần 16m50 sân nhà. Trận đấu đã qua nhưng dư âm của nó vẫn được đọng lại mãi với những người yêu bóng đá đẹp. Sắp đến ngày 1/6 ngày quốc tế thiếu nhi, trẻ em trên thế giới đã nhận được món quà của các cầu thủ trẻ và HLV trẻ Bacca trao tặng, đúng với những gì mà chiếc áo của họ đang mặc mang dòng chữ UNICEF. Xin có lời chúc mừng tân vương Bacca !
Ho ten: pham duc long
Dia chi: ha dong
E-mail: sanloncoi@yahoo.com
So dien thoai:
Tieu de: hay!
Noi dung: Công bằng mà nói những bình luận trên là rất công bằng. là sự góp ý chân thành và thẳng thắn. Tôi tâm đắc nhất câu nói:"Hồi đầu tháng, Chelsea dưới trướng Hiddink khiến đoàn quân xứ Catalonia gần như "tắt điện" ở Stamford Bridge, bằng thứ bóng đá phòng ngự phản công cực kỳ khoa học. Hiddink đã chỉ ra cách tiếp cận trận đấu tối ưu nhất nếu gặp Barca. Mặc dù vậy, HLV Ferguson lại phớt lờ điều đó. Nếu Ferguson dùng thế trận như Hiddink (nhưng cũng chưa đủ để thắng Barca mà chỉ hòa), kèm theo một chút táo bạo, có thể kết quả ở Olimpico đã tích cực hơn, ít nhất là không bị thua trắng 2 bàn" Mu đã thua 1 trận đấu quan trọng và ý nghĩa, nhưng trận thua đó sẽ là 1 bài học để Mu tiến xa hơn nữa trong tương lai. Đừng đổ tại chiến thuật của HLV tài giỏi Ferguson,ông đã phải "lao động" qúa sức của mình vì đã mất đi 1 trợ lý HLV giỏi Carlos Queiroz!
Ho ten: Noname
Dia chi: Ha Noi
E-mail: ky_to_rang1999@yahoo.com
So dien thoai:
Tieu de: Mot chut bao chua cho Sir Alex va cac cau thu MU!
Noi dung: Mình chưa bao giờ gửi ý kiến phản biện lại các bài viết trên báo Vietnamnet. Nhưng sau trận CK C1 vừa rồi, đọc thấy nhiều bài chỉ trích các cầu thủ MU và Sir Alex quá nên mới quyết định comment vài dòng ở đây! Xem cách bố trí đội hình ban đầu của Sir Alex cũng như cách mà các cầu thủ MU nhập cuộc thì có thể nhận thấy MU muốn đánh phủ đầu Barca trong 15-20 phút đầu (đây là thời điểm mà Barca thường chưa kịp bắt nhịp, chưa có sự liên lạc tốt giữa các cầu thủ để chiếm lĩnh thế trận), rồi sau khi đã có “vốn giắt lưng” sẽ chủ động lui về “đổ bê tông” trông chờ các pha phản công dựa trên tốc độ của CR7. Theo mình nghĩ đây là cách tiếp cận trận đấu hợp lý nhất khi đối đầu với Barca. Có một số đội đã thực hiện theo phương cách này và đã gây ra nhiều khó khăn cho Barca (cả ở La Liga và Champions League). Chỉ có điều “không may” với Quỷ đỏ là Barca đã ghi bàn trong 15-20 phút đầu đó, thay vì MU. Một pha bóng có thể coi là phản công (dù phần sân nhà MU lúc đó vẫn còn khá đông các hậu vệ cũng như tiền vệ đánh chặn) sau khi Carrick để mất bóng từ giữa sân. Iniesta cùng Eto’o đã tận dụng rất tốt cơ hội từ một pha cản phá có thể coi là “sai lầm” của Vidic (trong thế trận tấn công các cầu thủ thường tỏ ra chủ quan, mất đi ít nhiều sự coi trọng đối thủ và thường mong muốn cướp bóng của đối phương để ngay lập tức dồn ép đối thủ -> Vidic đã đưa chân ra để cản phá và cướp bóng của Eto’o dù khoảng cách vẫn hơi xa 1 chút -> Eto’o đủ nhạy cảm để vượt qua Vidic rồi sút tung lưới Vandersar). Kế hoạch ban đầu của MU coi như phá sản! Kể từ thời điểm đó, coi như cơ hội của MU đã gần như không còn. Khi đã bị Barca (mùa này) dẫn bàn trước thì thật khó cho bất cứ đội bóng nào có thể xoay chuyển. Với tuyến tiền vệ đầy chất kỹ thuật (hiện nay, có thể coi là số 1 thế giới về kỹ thuật) với Xavi, Iniesta và Messi, Barca hoàn toàn làm chủ khu trung tuyến với tỷ lệ cầm bóng vượt trội.
Khi đã có ít bóng thì sao có thể tổ chức tấn công được, có chăng chỉ là phản công thôi. Nhưng trận này các hậu vệ cánh của Barca hiếm khi dâng lên (chỉ những phút cuối Puyol mới hay tấn công thôi), Barca cũng không lấy mục tiêu tấn công MU là chính mà tuyến giữa với Xavi-Iniesta-Messi chủ động cầm bóng chuyền ban với mục tiêu dồn ép toàn bộ các cầu thủ MU về phần sân nhà rồi mới đưa bóng vào gần hơn khu cấm địa (chỉ trừ một số trường hợp cơ hội đã tương đối rõ ràng). Khi mà gần hết các cầu thủ đã lui sâu về sân nhà, hàng hậu vệ đối phương vẫn ở bên sân của họ thì phản công sao hiệu quả được (đấy là còn chưa nói để cướp được bóng trong chân các cầu thủ tiền vệ, tiền đạo của Barca là việc rất khó trừ khi bóng ra ngoài biên). Vậy là chỉ còn trông chờ vào những điều kỳ diệu, nhưng mấy khi các sự kiện như CK C1 năm 1999 mới xảy ra một lần nữa đây? Kiểm soát hoàn toàn thế trận, cuối cùng Barca cũng có bàn thắng thứ hai để chính thức kết liễu hy vọng của MU. Dù cho có nguyên nhân phần khá lớn từ sai lầm của hàng phòng ngự MU (tất cả, không trừ một ai) nhưng nói cho khách quan đó là một bàn thắng tất yếu sẽ phải đến, nếu không phải tình huống đó thì cũng là tình huống trước đó hoặc sau đó thôi. Những phút còn lại chỉ đơn giản kéo dài thêm sự chờ đợi, mong ngóng thời khắc vinh quang của Barca mà thôi! Barca chính thức lên ngôi vương Châu Âu mùa 2008-2009 hoàn toàn xứng đáng. Trận thua này đúng là có một phần trách nhiệm từ Sir Alex và các cầu thủ MU nhưng không thể coi đó là cốt lõi mang đến chiến thắng cho Barca. Cho dù là Chelsea và Hiddink thì cách tiếp cận trận đấu (đánh phủ đầu rồi lui về “đổ bê tông” chờ cơ hội phản công) cũng như vậy mà thôi. Điều khác biệt giữa trận CK với trận bán kết Chelsea-Barca lượt về là ở chỗ: trong 15-20 phút đầu đó, Essien đã có một pha bóng xuất thần còn Eto’o đã tận dụng rất tốt 1 chút sai lầm từ hàng phòng ngự MU, để rồi đem lại lợi thế rất lớn cho đội bóng của mình. Sau đó, “cờ vào thế, tốt nhập cung” sẽ gần như không còn cơ hội cho đội bị dẫn bàn vì trình độ, đẳng cấp của các đội khá ngang ngửa. Sở dĩ Chelsea có thể phản công tốt, có nhiều cơ hội ăn bàn là do Barca đã bị dẫn trước nên họ buộc phải dâng cao toàn bộ đội hình để tìm kiếm bàn thắng còn Chelsea lại phòng ngự quá tốt! Còn MU thì tình hình ngược lại.Cũng nên thẳng thắn nhận ra rằng MU là đội bóng toàn diện nhất Châu Âu mùa này, công mạnh thủ chắc phản công thì thôi rồi, nhưng công thì thua Barca thủ thì thua Chelsea (một số bài báo nói rằng hàng thủ MU được đánh giá cao hơn hẳn Chelsea của Hiddink chỉ là sự tâng bốc quá mức kiểu báo chí mà thôi). Những sai lầm và phản ứng nóng nảy của các cầu thủ MU cũng xuất phát từ tình thế của họ.
Nếu có ai đã từng đá bóng thì đều biết khi bị dẫn bàn trước các cầu thủ luôn muốn tìm mọi cách ghi bàn gỡ hoà, và theo thời gian chúng ta sẽ càng lúc càng nôn nóng hơn rồi một lúc nào đó chúng ta sẽ mất đi sự tỉnh táo cần thiết - đối phương thì lại biết cách khai thác sai lầm đó! Hơn nữa khi đã bị dẫn bàn mà đội bạn cứ chuyền bóng qua lại như là “đá ma” chúng ta vậy, ai mà chả điên lên, phản ứng nóng nảy cũng là điều có thể hiểu được. Và với phân tích ở phía trên thì có thể thấy MU thua trận sau khi bị dẫn bàn là hoàn toàn hợp lý! Một cách khách quan và thẳng thắn, Guardiola đã có một chiến thuật vô cùng táo bạo và hợp lý ở trận CK(một phần nguyên nhân không nhỏ đến từ trận BK lượt về - chứ không phải lượt đi - cực kỳ khó khăn với Chelsea cùng những mất mát nơi hàng thủ Barca); các cầu thủ Barca thực sự khát khao chiến thắng, luôn đoàn kết và chiến đấu hết mình; nhiều cầu thủ trong đội hình Barca thi đấu quá xuất sắc; khá nhiều may mắn ở BK lượt về,…… Quá nhiều yếu tố để Barca thành công. Nhưng trên hết đây là năm của Messi, năm của Guardiola, năm của Barca - đội bóng vĩ đại nhất ít nhất là ở thời điểm này!!! Xin chúc mứng các cầu thủ và người hâm mộ Barca cũng như những người tôn thờ thứ bóng đá tấn công đẹp mắt. Một số ý kiến nêu ra chỉ nhằm bào chữa cho Sir Alex cùng các cầu thủ MU. Nhưng vẫn còn một chút băn khoăn. Bản lĩnh của nhà cựu vô địch Champions League ở đâu khi mà các cầu thủ thi đấu vô cùng lúng túng và hoảng sợ sau khi sớm bị dẫn bàn? Có lẽ hãy để câu trả lời cho Sir Alex và MU (mùa sau chẳng hạn)!!!
Ho ten: Thao
Dia chi: VN
E-mail: hungthao.nguyen@gmail.com
So dien thoai:
Tieu de: Khong nen bien minh
Noi dung: Thật là hết nói, bạn nói cứ như là Barca thắng may lắm đấy. Tác giả nói giống như nhiều fan MU nói riêng và của Premier League nói chung, vẫn tự coi mình là nhất thế giới, không coi các đội từ giải khác vào đâu (vì nhiều người chỉ xem EPL chức có bao giờ để ý đến Tây Ban Nha, Ý, Đức Pháp đâu). Đến khi bị Barca đập thẩng vào mặt, vào cái sỹ diện, thì một số người mới vỡ lẽ, trong khi một số thì vẫn bảo thủ biện minh, đổ lỗi này lỗi nọ.. Theo tôi, phong độ của 2 đội trên sân là 1 sự tương đối, nếu 1 đội chơi hay thì đội kia sẽ chơi kém, sẽ bộc lộ những điểm yếu (mà khi chơi với các đội như Stoke City thì không lộ ra đâu). Các đối thủ mùa này của Barca đã trải qua rồi, khi gặp Barca họ không thể đá được như bình thường, luôn bị ép về chơi phòng thủ (vâng Chelsea phải lùi vế chặt chém, đỗ xe buýt 2 tầng cả sân nhà sân khách mới chặn được Barca, đấy không phải là Chelsea binh thuong khi chơi với 4-4 với Liverpool hay với MU Arsenal đâu), (Real Madrid cũng phải chơi tiệu cực mới chỉ thua 0-2 lượt đi, còn lượt về đôi công thi 2-6, trong khi bình thường phong cach cua họ cũng hay tấn công các đội khác).
MU trận này cũng thế, không phải các cầu thủ của họ không chơi hay, mà họ gặp phải đối thủ mạnh hơn, chơi hay hơn. MU không thể thi triển được thế trận thường có của mình vì Barca (sau 10 phút) hoàn toàn làm chủ thế trận. Hàng tiền vệ gồm có Messi lùi vào trong, với bộ đôi Xavi-Iniesta, cộng với anh chàng măng non Busquet, toàn mỏng cơm gió thổi cũng bay, nhưng lại kỹ thuật thượng thừa, chuyễn bóng chính xác, chạy chỗ khôn ngoan, xoay quanh trái bóng (bóng đá tổng lực), cầm chắc bóng và làm chủ tốc độ và thế trận. MU chưa từng gặp hàng tiền vệ nào kỹ thuật như thế ở EPL. Park, Anderson, Carrick vẫn chơi năng nổ đấy chứ, nhưng làm sao mà tỉnh táo được khi bị quay như chong chóng đến thế. Nhiều người vẫn chỉ trích MU hay để mất bóng hay chuyền bóng sai địa chỉ. Hay xem lại trận đấu và các trận khác Barca đá, mỗi khi 1 cầu thủ MU nhận được bóng giữa sân, có ngay 3 cầu thủ Barca dồn lại từ 3 phía chặn ngả đường làm đối thủ cuống lên, chần chừ giữ bóng thì họ kỹ thuật hơn giật được ngay, còn cuống lên chuyền ra thì làm sao mà chính xác được, rồi lại vào ngay chân của Barca. Rồi đến khi Xavi-Iniesta-Messi đan bóng ngắn (bóng ma) thì gọi là cứ chạy mệt cũng không giật lại được (hoặc là cứ chặt chém thô bạo như Chelsea thì lại được). Cái cách chơi tổng lực thế này bắt đầu từ Cruyff từ đầu năm 90 rồi Rijkaard đẩy mạnh và Pep hoàn thiện. Dĩ nhiên Barca có nhiều điểm yếu để khai thác, nhưng họ lại triển khai điểm mạnh của họ một cách tuyệt để (bằng chính những cầu thủ họ đào tạo ra). 1 Câu nói rất hay của 1 nhà báo trên Goal.Com là "Vâng, có thể bạn có 1 số cách đánh bại Barcelona, nhưng họ còn có nhiều cách hơn nhiều để đánh bại bạn, bất kể bạn là ai"
Ho ten: Hoang Phong
Dia chi: Đà Nẵng
E-mail: thuanptc@yahoo.com
So dien thoai:
Tieu de: Tại sao cứ phải đổ lỗi cho MU?
Noi dung: Không phải là fan của MU nhưng tôi không nghĩ rằng nên đổ lỗi cho Alex hay dành những lời phê phán nặng nề dành cho MU. Tôi không thích cách tác giả nói về MU "Không phải là Khu trung tuyến hoàn toàn gãy đổ", "những miếng đánh thiếu sáng tạo và tính toán". "thiếu chính xác ở đôi chân", "đánh mất hình ảnh tỉnh táo và năng nổ vốn có" .... Đây quả thực là những nhận xét quá dễ dàng về một đội bóng đẳng cấp. Vấn đề đơn giản là trong trận chung kết này có hai đội xuất sắc và đội xuất sắc hơn đã chiến thắng. Sir Alex đã cố gắng trong mọi nỗ lực của mình, phát huy mọi thứ mà mình đã có. Cái còn lại là MU không thể bằng được Barca vì đơn giản Barca trên MU 1 đẳng cấp và họ hơn hẳn trong mọi vấn đề, con người, chiến thuật.
Ho ten: lộc
Dia chi: hà đông
E-mail: locjacko@gmail.com
So dien thoai:
Tieu de: chỉ là 1 trận đấu
Noi dung: Vâng, nhưng là 1 trận đấu có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Barca thắng toàn diện, Mu thua ko có gì để nói, nhưng trong 1 trận đấu, điều gì cũng có thể xảy ra. Ko phải là Fer cạn kiệt ý tưởng. Ko thể có chuyện cả 2 đội cùng thăng hoa và chơi đúng sức mình cả. MU đã chiếm ưu thế 10 phút đầu, song đó là để che chắn đội hình phía sau lỏng lẻo và ko có sức chiến đấu. Ngay từ đầu, tôi đã đặt ra câu hỏi: liệu có nên đưa Park vào sân ko? Nhưng rồi nhận ra, dù ko đưa thì Mu vẫn sẽ vậy, đúng như lời Fer nói, thiếu Hargreaves thật là 1 thảm họa, ít nhất là trong trận đấu này. Dù sao, FER cũng có nhiều thời gian để tìm ra cách bố trí đội hình (cả 1 năm), nhưng tiếc rằng PEP đã khiến tất cả bị bất ngờ. MU thua, thật đáng tiếc cho fan Mu như tôi. Mong rằng Mu sẽ gượng dậy, mong rằng ko có 1 hệ lụy suy sụp sau mùa giải này.
Ho ten: Phạm Dũng
Dia chi: VN
E-mail: phamdung0783@yahoo.com
So dien thoai:
Tieu de: Đừng cố nữa Ferguson!
Noi dung: Ngài Alex Ferguson đã gặt hái mọi thành công trên góc độ HLV dẫn dắt một câu lạc bộ bóng đá. Ngài đã già, đã muốn được nghỉ ngơi, nhưng ngài vẫn cố! Ai cũng biết tài năng của Alex. Nhưng theo đồ thị hình sin thì MU sẽ khủng hoảng và đi xuống trong một vài năm tới: Tâm lý thi đấu của các cầu thủ khi đã thành công ở một câu lạc bộ sẽ sinh thoả mãn; Hai cầu thủ Ronaldo, Tevex khả năng mùa sau ở lại MU là rất thấp, Giggs, shole, van der sar, G Nevill đã quá già để phục vụ quỷ đỏ. Manchester United cần ít nhất 2 đến 4 năm nữa để trở lại đỉnh cao, khi đó Ferguson đã quá già. Hãy nghỉ ngơi đi! Một chiến lược gia mới là điều tốt cho MU trong tương lai; một ông già không còn thích hợp với sân Old Trafford nữa. Mu cần một người mới! Đừng cố nữa Ferguson!
Ho ten: Lâm Châu Minh
Dia chi: Biên Hòa
E-mail: boyconghai_05@yahoo.com
So dien thoai:
Tieu de: Mu I love Mu
Noi dung: Bài phân tích rất hay. Cám ơn vì đã viết ra cho mọi người đọc. Đúng là Mu đá không như là Mu trước Asr hay là Porto. Lối đá phòng ngự phản công của Mu đã không còn khi mà Eto đâm 1 trái,kể từ đó Mu đã phải gồng mình chống đỡ trước những đường lên bóng của Bar.Hàng hậu vệ của Mu đá không thể hiểu nổi, có thể là tệ hơn trận thua Liv 4-1 vì lúc đó có vài cá nhân chưa lấy lại phong độ, còn trong trận Ck phong độ đã có tính thần cũng có nhưng khi nhận bàn thua đầu thì toàn bộ đã gãy vỡ, không còn hoạt động trơn tru hay thống nhất nữa,thể hiện 1 lối đá rời rạc. Dẫu sao cũng đã kết thúc, ngoài nuối tiếc thì chỉ còn phải cố gắng cho mùa sau mà thôi.Cố lên Mu ơi
Ho ten: Nguyễn Quang Dũng
Dia chi: 139 Phố Vọng, Hà Nội
E-mail: QCdongduong@gmail.com
So dien thoai:
Tieu de: May man
Noi dung: Tôi cũng như nhiều ngườì châu Á, là fan của MU. Trận chung kết vừa rồi giữa của MU với Baca tất nhiên khiến tôi thất vọng. Một MU hừng hực khí thế với một HLV dầy dạn kinh nghiệm thất bại trước một Baca khôn khéo cùng một HLV tài năng đến sớm hơn tuổi đời. Theo tôi, lỗi lớn nhất của MU tất nhiên thuộc về HLV Ferguson sau đó là cầu thủ. Nhưng trong bóng đá ranh giới giữa thành công và thất bại chỉ cách nhau hai chữ "may mắn", MU đã không gặp may trong trận đấu này, thử xem 10 phút đầu với lối đá bùng nổ, MU đã có không dưới 4 cơ hội, nhưng một ngày đen đủi may mắn đã quay đi, thử xem, nếu Ronaldo hay Gigg ghi được bàn thắng trong 10phút đầu có lẽ mọi chuyện đã khác...tất nhiên cũng phải thừa nhận rằng Baca là đội bóng chơi hay hơn ở 80 phút còn lại, may mắn đã thuộc về họ (không chỉ ở trận này mà từ trận bán kết lượt về với Chelsea), nhưng dù sao họ là đội bóng xứng đáng dành chiến thắng. Một trong những điều làm cho bóng đá hấp dẫn đó chính là "bất ngờ"!
Ho ten: Bụi đường
Dia chi: pleiku
E-mail: nanchoran@yahoo.com
So dien thoai:
Tieu de: Tiểu tu lâu cũng thành sư...
Noi dung: Với tôi Ferguson chỉ được gọi là sir khi ông ở PL và vương quốc Anh, còn ra ngoài châu âu ông chỉ là người nhiều tuổi và nhiều kinh nghiệm dẫn dắt. 2 lần vô địch CL của ông và MU với tôi nó chỉ được gói gọn trong hai từ "May mắn" không hơn, không kém....Những chiến thắng của Barca hay Milan thì luôn được đánh giá cao hơn rất rất nhiều so với những lần vô địch của MU kia. Thế cho nên giờ đây người ta nhắc tới CL 98-99 hay 07-08 của MU thì hai từ may mắn luôn được đính kèm....
Ho ten: Hoàng Mạnh Tùng
Dia chi: Hà Nội
E-mail: hoangmanhtung@gmail.com
So dien thoai: 0904757938
Tieu de: Một trận đấu không nói lên điều gì!!!
Noi dung: Tôi nghĩ rằng một trận đấu vừa qua không thể nói lên điều gì nhiều ý nghĩa lắm. Trong trận đấu bóng đá sẽ phái có những đội thắng đội thua. MU trong mắt các cổ động viên của mình luôn luôn được yêu mến. Hãy hướng về tương lai. Trận đấu đã qua chúng ta không nhắc lại. Thua trận này nhưng MU vẫn là đội bóng xuất sắc nhất thế giới. Ngài Alex vẫn là HLV mà chúng ta không thể chê trách được điều gì ở Ông.
Ho ten: Hoàng Vũ
Dia chi: Hà Nội
E-mail: hoangdtien@yahoo.com
So dien thoai:
Tieu de: Nguyên nhân thất bại của United
Noi dung: Nguyên nhân nào mà một đội bóng kiêu hùng như MU lại thất bại thảm hại trước FC Barcelona dù họ có đầy đủ lực lượng, binh hùng tướng mạnh và thời gian chuẩn bị đủ dài cho trận đấu quan trọng nhất năm? 1- Đó là lỗi của giới truyền thông đặc biệt truyền thông Anh ngữ: trước trận đấu họ đã được tâng bốc quá nhiều cộng thêm với những dự đoán chắc nịch của những nhân vật trung gian danh tiếng (Mourinho, Wenger, Beckenbauer...) hoặc là người hâm mộ đơn thuần (như trường hợp của VN với Calisto và thành viên tuyển VN...) về chiến thắng của họ khiến cho họ có phần chủ quan và trong đầu của họ chỉ nghĩ đến 1 chiến thắng dễ dàng mà không nghĩ rằng đối thủ của mình đang là CLB xuất sắc nhất thế giới... 2- Đó là lỗi của HLV Sir Alex khi đã đánh giá không đúng sức mạnh của đối thủ để đề ra một chiến thuật hợp lý cũng như phương án dự phòng hữu hiệu. Xuất phát với đội hình thực ra là 4-6-0 khi không có một tiền đạo nào thực thụ (Rooney và Park đá tiền vệ cánh, Giggs đá hộ công và Ronaldo đá trung phong ảo) Sir Alex chủ định dùng lối đá ào ạt khi đối phương chưa định hình lối đá để có bàn thắng trước thế nhưng khi trận đấu xoay chuyển từ phút thứ 10 thì lối đá của MU bị phá sản và rồi MU cứ thế chịu trận trong khi FCB đã biến đổi lối đá rất nhanh. Sang hiệp hai, Sir Alex quyết chơi một canh bạc khi tung bộ tứ huyền ảo vào sân hòng xoay chuyển trận đấu khiến cho lối đá của MU bị mất cân bằng giữa các tuyến và vì vậy chuyện thua thêm 1 bàn là lẽ đương nhiên (có thể coi là may mắn khi chỉ thua thêm 1 bàn).
3- Đó là thái độ thi đấu không đúng của các cầu thủ MU, khi họ được giới truyền thông tâng bốc, ra quân với đội hình mạnh nhất, đối thủ thì thiếu hụt lực lượng và họ đơn giản chỉ nghĩ rằng thế nào bàn thắng cũng đến và chiến thắng trong tầm tay... thế nên Ronaldo đá rất ích kỷ chỉ muốn thể hiện cá nhân mình còn cả đội thì đá không quyết liệt... Chính vì vậy mà họ đã mắc lỗi dẫn đến bàn thua và khi thua thì tư tưởng không được xác định trước nên họ đá rất bản năng, không gắn kết, bóng đến chỉ phát dài lên phía trên mà không có một ý tưởng nào về chiến thuật... 4- Đó là thái độ biết mình biết người của Guardiola và của toàn đội FCB; việc thiếu vắng Dani Alves và Eric Abidal hóa ra lại là điều may vì như thế khiến cho toàn đội cảnh giác hơn, đá có trách nhiệm hơn và thế công-thủ cân bằng hơn. Hơn hết đó là sự chỉ đạo hợp lý của Guardiola đã biết dùng sở trường của đối phương để chống lại họ và phát huy tối đa khả năng của các cầu thủ của mình. Việc ông đưa Eto’o ra đá cánh và đưa Messi vào đá trung phong lùi đã khai thác tối đa lợi thế kỹ thuật và đột biến của cầu thủ nhỏ con này. 5- Đó là vị thế và danh tiếng của Sir Alex nói riêng và của United nói chung mà United không dám áp dụng lối đá kiểu xe bus 2 tầng mà Hiddink đã chỉ đạo Chelsea. Lối đá này không mới và không phải United không thể đá được mà cái chính là United được coi là CLB lớn, vĩ đại nhất thế giới (cũng giống như Real Madrid trong trận thua 2-6 trên sân nhà trước FCB, là ông lớn nên không thể đá phòng thủ tiêu cực). 6- Đó là lẽ công bằng cho bóng đá đẹp. United có thể là đại biểu của bóng đá đẹp trong BPL song so với FCB chỉ là chú lùn. Năm nay là năm tiếp nối thành công của thể thao Tây Ban Nha nói chung và của bóng đá đẹp kiểu FCB nói riêng. Chiến thắng của FCB là hợp lý và tất yếu.
Ho ten: i am in my eye
Dia chi: Bangkok, Thailand
E-mail: tuannguyen_742@yahoo.com
So dien thoai:
Tieu de: Bởi Vì Barca Quá Xuất Sắc!
Noi dung: Bài viết của Tuấn Anh thật hay, phân tích mang tính chuyên môn cao! Thế nhưng cá nhân tôi nghĩ trong bóng đá hiện đại sơ đồ chiến thuật của huấn luyện viên chỉ mang ý nghĩa tương đối, phong độ cầu thủ mới đóng vai trò quyết định, cầu thủ phải chạy chỗ di chuyển nhiều hơn.Khi đội bóng bị thất bại thì người đầu tiên phải chịu trách nhiệm là huấn luyện viên. Nhưng ở bài viết này tôi thấy Tuấn Anh đề cập quá nhiều về lỗi sơ đồ chiến thuật của Sir Alex...Thử hỏi nếu ngày hôm ấy, người cầm quân không phải Sir Alex mà thay vào đó là Tuấn Anh thì Tuấn Anh có đảm bảo thắng lợi cho đội nhà không? Theo tôi, MU thua vì Barca quá xuất sắc và hoàn hảo.
Ho ten: quydoMU3988
Dia chi: hà nội
E-mail: ngoncolau_3988@yahoo.com.vn
So dien thoai: 01687256690
Tieu de: THẤT BẠI THẬT LÀ ĐAU
Noi dung: Mình nghĩ nhận xét trên của người viết cũng chỉ là một phần dẫn đến nguyên nhân thất bại của MU. Có vài nguyên nhân dẫn đến thất bại này . Đầu tiên phải kể tới là may mắn đã không còn đứng về phía MU xét trên khía cạnh tấn công. Nhiều người nói MU đã nhập cuộc sai lầm ở trận này. Ý kiến đó chỉ đúng 1 nửa, nếu như 10 phút đầu các tình huống nguy hiểm chuyển thành bàn thắng có lẽ trận đấu đã đi theo chiều hướng khác . Khi đó nếu có bàn thắng của Eto'o đi chăng nữa thì tỉ số ít nhất cũng chỉ là hoà và tinh thần của các cầu thủ đã không xuống thấp đến vậy. Một nguyên nhân nữa là tâm lý và tinh thần thi đấu của cả đội bóng trận này quá kém. Họ đã không thể hiện được bản lĩnh của nhà ĐKVĐ như mấy lần trước đó. Không thể làm được như cuộc lội ngược dòng trước Tottenham bị dẫn 2-0 mà cuối cùng vẫn giành thắng lợi, ko thể vượt qua áp lực để rồi chiến thắng trước Porto ngay trên sân khách và cũng ko thể lặp lại chiến thắng như lần gặp Wigan gần đây nhất dù cũng bị dẫn trước. Hơn nữa, khoảng cách giữa 2 bàn thua là 60'(từ phút thứ 10 đến phút thứ 70) nhưng HLV trưởng cũng ko thể đưa ra được giải pháp nào để đem lại lợi thế cho các cầu thủ của mình ngay cả trong giờ nghỉ . Nhưng ngẫm lại cũng có thể hiểu cho ông là dù có đưa ra giải pháp nào thì khi mà tinh thần đã xuống , đôi chân đã như đeo chì thì cũng khó có thể lật ngược được tình thế.
Nói tóm lại, là đội bóng thân yêu của chúng ta đã thua 1 cách thật sự đáng trách so với khả năng của họ, còn CĐV chỉ biết ngậm ngùi với 2 chữ BUỒN và ĐAU. Nỗi buồn của Manchester UTD cũng là nỗi buồn chung của những người yêu mến họ từ trước đến nay. Thử hỏi sau khi kết thúc trận đấu có CĐV nào của MU lại ko buồn và chán nản, thậm chí là đã bật khóc khi chứng kiến đội bóng yêu quý của mình thua trận. Những giọt nước mắt vốn chẳng thể thay đổi được thực tế nhưng thật sự họ cũng ko bít làm gì hơn vì đội bóng đã thể hiện hoàn toàn dưới khả năng, khác hẳn hoàn toàn những gì họ đã chờ đợi và từng thấy . Thật đáng tiếc !!!, dù sao trong bóng đá cũng nhiều lúc bạn phải chấp nhận thất bại và điều quan trọng là phải đứng lên mạnh mẽ sau thất bại đó. Đó mới chính là dáng dấp của 1 đội bóng lớn và như thế bạn mới có thể trưởng thành hơn và làm tốt hơn những gì mà bạn ko làm được. Tuy nhiên thì MU cũng đã có 1 mùa giải tốt khi mà họ đã thi đấu rất nhiều và đạt được thành tích mà chưa chắc đội bóng nào ở vào tình cảnh như họ cũng có thể làm được. Họ hoàn toàn có quyền tự hào vì những gì mình đã làm được (như Giggs đã nói sau trận đấu) . Còn bây giờ thì người hâm mộ và các CĐV mong họ : Hãy đứng lên, quên đi thất bại và thi đấu tốt hơn ở những mùa giải tới. Mong MU sẽ sớm trở lại . Chúng tôi vẫn sẽ dõi theo từng bước tiến của bạn.