,
221
12018
World Cup 2010>Bên lề
benle
/thethao/benle/
1287040
Dân độ méo mặt, chủ "cầm đồ" sướng ngất
1
Photo
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,
World Cup khó lường:

Dân độ méo mặt, chủ 'cầm đồ' sướng ngất

Cập nhật lúc 05:25, Thứ Bảy, 19/06/2010 (GMT+7)
,

- Hiệu ứng của World Cup lan toả nhanh chóng đến các phố cầm đồ khắp Hà Nội. Giờ đây, dân chơi có thể sắm xe xịn, điện thoại đắt tiền, máy ảnh sành điệu và bạt ngàn đồ hiệu với giá rất hời...

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

World Cup mới trôi qua được hơn một lượt trận đầu tiên, nhưng giới cá độ Hà thành thì đã nếm trải đủ mùi sung sướng lẫn đắng cay.

Các tụ điểm chuyên cầm cố như Đặng Dung, Phùng Hưng, Láng... hoạt động hết công suất cả ngày lẫn đêm, thậm chí 4 giờ sáng vẫn là thời điểm các "giao dịch" diễn ra tấp nập.

Cầm đồ World Cup. Ảnh: Đức Anh
Sáng sớm, các hiệu cầm đồ đã chật kín chỗ đặt xe. Ảnh: Đức Anh

"Các trận diễn ra vào lúc 1 rưỡi sáng thường lại là trận hay, được dân độ rất quan tâm. Dân chơi "trường vốn" thì xem xong là rung đùi đánh bạc hay lăn ra ngủ, nhưng dân "chạy ăn từng bữa" lại phải lao ra đường.

Kẻ chuộc đồ ra, người lại nộp đồ vào, phải tranh thủ lúc các ông chủ hiệu còn thức, chứ chờ đến sáng hôm sau thì nguy cơ... ế là cao lắm" - anh T - người có đến 3 quầy cầm đồ trên phố Đặng Dung kể bằng giọng lạnh te.

Anh bảo những ngày này, huy động hết vốn từ các nguồn mà vẫn không đủ. Có buổi sáng, vợ chồng anh "luộc" đến hơn 700 triệu, cạn sạch tiền mặt mà điện thoại vẫn cứ nheo nhéo liên hồi.

Nắm được tâm lý khát nước của dân độ nên các chủ cầm đồ càng có dịp làm giá. Vay nóng thì lãi cao, ai cũng biết, nhưng ai cũng phải lao vào.

Nhà anh T như một bãi gửi xe máy, toàn xe xịn cỡ Spacy, SH, thấp cấp lắm cũng phải là Piaggio. "Cỡ như Wave, Dream, kể cả giấy tờ đầy đủ tôi cũng chối phắt", anh nói.

Xe máy, ô tô bị thờ ơ, nhưng đồ hiệu thời trang lại được hoan nghênh nhiệt liệt. Nước hoa, túi xách, giày Tây... chỉ cần xác định không phải hàng "fake" là được nhập.

Tôi đã chứng kiến một cậu choai choai đặt chiếc túi xách Louis Vuitton của bà chị gái chỉ để lấy 5 triệu đánh trận Argentina - Hàn Quốc. Túi này, nếu mua được giá gốc ở Hong Kong cũng không dưới 17 triệu.

Đặc biệt, điện thoại hay máy ảnh "chất" lại càng dễ... đi ở thay cho chủ. Những món đồ này khi đã vào hiệu cầm là gần như... không trở lại, bởi giá trị của nó tuy không hề nhỏ nhưng cũng không đủ lớn để phải chuộc ra bằng mọi cách.

Đa số chủ hiệu vin vào cái cớ hàng cũ, hàng không đủ hộp hay thiếu phụ kiện để dìm giá xuống một nửa, có khi chỉ bằng một phần ba. Nếu đến hẹn mà khách không quay lại, chủ hiệu lập tức thanh lý ngay để... thu hồi vốn.

Cầm đồ World Cup. Ảnh: Đức Anh
Đi săn đồ hiệu giá hời - hiệu ứng đặc biệt mùa World Cup. Ảnh: Đức Anh

Nếu bạn là người ưa đồ công nghệ, muốn mua rẻ và... dám chấp nhận rủi ro, bạn cứ "lượn" các phố cầm đồ, cần gì cũng có. Máy ảnh du lịch có thương hiệu như Canon, Nikon, Sony... bày bán bạt ngàn. Điện thoại đời mới nhất, hàng công ty còn chưa về nhưng đã xuất hiện ở phố Đặng Dung.

"Cái hôm Tây Ban Nha thua Thuỵ Sĩ, dân độ "treo niêu" hết" - anh T vừa kể chuyện vừa khoe với tôi một chiếc smartphone hiệu HTC mới keng. "Hàng hot đấy, trong shop vẫn đang bán 13 triệu, chú mà thích, anh để luôn cho 10 triệu".

Tôi cầm chiếc điện thoại lên xem, đích thị là điện thoại của dân "cá mú". Web toàn lưu lại trang livescore. Hộp tin nhắn đầy tài xỉu, hết tỉ số lại đến ném biên, phạt góc...

"Chú mà lấy con này thì yên tâm. Chủ nó là khách quen của anh, thằng nhóc mới 15 tuổi mà sành điệu lắm. Cứ đồ nào mới nhất là nó mua, mua xong vài bữa thua độ lại nộp vào đây".

Tôi không biết anh T có bao nhiêu khách quen như thế. Nhưng xem ra, vợ chồng anh có vẻ phấn khởi với cái sự tất bật của mình. "Anh chị cũng như dân du lịch Sầm Sơn, Cửa Lò thôi, chơi cả năm, thu hoạch có một mùa...".

  • Anh Đức

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
,
,
,
,