,
221
11045
Tin tức
/affcup2008/tintuc
/thethao/affcup2008/tintuc/
1292033
Nam Phi đau đầu hậu World Cup
1
Article
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

Nam Phi đau đầu hậu World Cup

Cập nhật lúc 12:09, Thứ Bảy, 10/07/2010 (GMT+7)
,

Nam Phi đang “méo mặt” vì lo trước nguy cơ lãng phí khối tài sản khổng lồ đó sau khi World Cup 2010 kết thúc.

 

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

 

4 năm trước, người Đức từng “cảm ơn” FIFA khi tạo cơ hội cho họ tái thiết và xây mới lại hàng chục sân vận động hiện đại có giá bạc tỷ.
 
Đến lượt Nam Phi, đất nước châu Phi này cũng được làm điều tương tự. Chỉ khác, họ không có được niềm vui như người Đức và giờ, đang “méo mặt” vì lo trước nguy cơ lãng phí khối tài sản khổng lồ đó sau khi World Cup 2010 kết thúc.’’

“Chúng tôi chưa biết tìm đầu ra như thế nào cho hơn một nửa, trong số 10 SVĐ phục vụ World Cup” - Ông Ndavhe Ramakuela, Giám đốc quản lý dự án SVĐ World Cup 2010 của Nam Phi.
 
Xa hoa nhưng... không giá trị sử dụng
 
 Nam Phi không có sẵn những SVĐ và cơ sở vật chất tiên tiến phục vụ bóng đá như người Đức từng sở hữu trước khi bắt đầu chiến dịch World Cup.
 
Chính vì vậy, trong khi Đức không phải tiêu tốn những khoản ngân sách khổng lồ cho công việc xây mới hàng chục SVĐ theo tiêu chuẩn khắt khe của FIFA, thì Nam Phi phải làm điều hoàn toàn ngược lại.
 5/10 SVĐ phục vụ World Cup 2010 của Nam Phi được xây mới hoàn toàn đã ngốn trên dưới 1 tỷ euro. Chưa kể, việc nâng cấp, hiện đại hóa số SVĐ còn lại cũng tốn kém rất nhiều, bởi hầu hết những SVĐ cũ trước kia của Nam Phi đều đã xuống cấp và không đảm bảo tiêu chuẩn.
 
Chính phủ Nam Phi đã nỗ lực hết mình để hoàn thành lượng công việc khổng lồ này. Cho đến ngày khai mạc World Cup, 10 SVĐ đẹp lung linh, hiện đại bậc nhất thế giới đã hiện ra, khiến nhiều người có dịp đến Nam Phi phải trầm trồ. Nhưng sau World Cup sẽ lại là một bài toán khiến giới chức của nước chủ nhà đau đầu: Làm thế nào để tận dụng tối đa khối tài sản khổng lồ này?
 
 
Câu hỏi không dễ trả lời vì Nam Phi không có một giải vô địch quốc gia hùng mạnh như Bundesliga của Đức. Ở đây, bóng đá càng không phải môn thể thao số một. Niềm đam mê của người dân Nam Phi là bóng bầu dục, là cricket. Viễn cảnh những SVĐ hiện đại nhưng... không còn giá trị sử dụng sau World Cup đang hiện lên rõ như ban ngày.
Mô tả ảnh.
 Phần lớn số SVĐ phục vụ World Cup 2010 sẽ là gánh nặng kinh tế của Nam Phi sau khi World Cup kết thúc


Ác mộng

 134 triệu bảng để xây SVĐ Peter Mokaba sẽ trở thành cái giá quá đắt chỉ để đổi lấy việc tổ chức 4 trận đấu vòng bảng. Giờ, nó bị bỏ phí và riêng chi phí bảo trì SVĐ hàng năm, sẽ ngốn gần 2 triệu euro.
 
Lấy con số ấy nhân lên với số SVĐ tương ứng phục vụ World Cup này, mỗi năm khoản tiền sẽ lên đến gần 20 triệu euro. Trong bối cảnh phân nửa số SVĐ hầu như chưa tìm được các dự án hoạt động để kiếm tiền bù đắp, chi phí sẽ phải lấy từ ngân sách.
 
Những người dân nghèo khổ Nam Phi tin rằng, số tiền khổng lồ ấy lẽ ra nên được dành đầu tư bệnh viện, trường học và cải thiện đời sống tại những khu ổ chuột vẫn còn nhan nhản khắp các thành phố trên đất nước.
 
Đăng cai World Cup là một vinh dự và Nam Phi càng phải tự hào khi là quốc gia châu Phi đầu tiên làm được điều này. Nhưng niềm vui ấy đang trở nên không trọn vẹn khi họ trở về với hiện thực lặng lẽ, trống vắng sau những ngày hội hào nhoáng ngắn ngủi.
 
Bóng đá, World Cup, hệ thống những SVĐ xa hoa, hóa ra không giúp cải thiện đời sống đại bộ phận người dân Nam Phi quá nhiều. Trái lại, nó chỉ để lại một gánh nặng như chính lời cảnh báo ông Chủ tịch FIFA Sepp Blatter khi ông quyết tâm đưa World Cup về Nam Phi.
 
Nhưng ông Blatter chắc không có gì để phiền lòng. FIFA đã lãi hàng tỷ USD từ việc kinh doanh bản quyền truyền hình. Và khoản tiền ấy thì không cần phải chi cho người dân nghèo Nam Phi, hay trích ra giúp nước chủ nhà giảm thiểu nguy cơ kinh tế từ hệ thống SVĐ xa hoa, lãng phí.
 
(Theo GĐXH)
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,