English version Đường dây nóng: (092) 345-7788 | (091) 356-4657 | (04) 3772-2729 | (08) 3930-8101 | (091) 949-9936 | mail: hotnews@vietnamnet.vn
,
221
11762
SEA Games 25
SEA_Games
/thethao/SEA_Games/
1253128
TTVN tại SEA Games 25: Thành công và nuối tiếc
1
Photo
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

TTVN tại SEA Games 25: Thành công và nuối tiếc

Cập nhật lúc 06:40, Thứ Bảy, 19/12/2009 (GMT+7)
,

- Nếu chỉ nhìn vào con số HCV thì quả thật, TTVN đã có có thành công lớn tại SEA Games 25. Nhưng như đã từng đề cập, thành công ấy chưa thật trọn vẹn trong lòng mỗi người hâm mộ nước nhà bởi cái lẽ... đã không có tên bóng đá nam!

1. 83 HCV, tức là vượt trên chỉ tiêu tới 10% và chỉ kém ngôi đầu của người Thái vỏn vẹn có 3 chiếc - TTVN có được thành tích tốt nhất trong suốt 20 năm đi làm khách ở cái sân chơi SEA Games. 

Vũ Thị Hương. Ảnh: Đức Anh
Một kỳ SEA Games thành công của nữ hoàng tốc độ Vũ Thị Hương và thể thao VN. Ảnh: Đức Anh

Thậm chí nếu so với 158 chiếc HCV từng đưa chúng ta lên vị trí số 1 toàn đoàn trên sân nhà vào năm 2003, thì ngôi á quân lần này còn "chất lượng" hơn nhiều.

27 đội tuyển dự tranh 28 môn và phân môn tại Đại hội thì có đến 26 giành được huy chương (ngoại trừ đội tuyển golf đi thi đấu tự túc và bóng nước không tham dự). Cũng trong số đó, thì có đến 20 đội giành được huy chương Vàng.

Bắn súng dẫn đầu với 11 chiếc, tiếp theo là những thế mạnh như Lặn, điền kinh, võ thuật, đá cầu... ít hơn, nhưng có những tấm HCV khác còn quý hơn Vàng, đó là ngôi vô địch của bóng đá nữ, là tấm HCV đôi nam bóng bàn lịch sử, là 2 nội dung Pool Billiards vốn chưa bao giờ được xếp hàng mũi nhọn...

Hữu Việt. Ảnh: Hoàng Quân
Hữu Việt phá kỷ lục SEA Games trên đường bơi ếch nam... Ảnh: Đức Anh

Và 12 kỷ lục SEA Games được phá là minh chứng khác rõ hơn cho dấu "chất lượng" ấy. 2 kỷ lục SEA Games của kình ngư Nguyễn Hữu Việt trên đường bơi ếch nam; của Vũ Văn Huyện ở 10 môn phối hợp điền kinh; 2 của các xạ thủ bắn đĩa bay và của cả 7 kỷ lục khác từ những VĐV lặn...

Rõ ràng, ngôi á quân không chỉ khẳng định vị thế hàng đầu của TTVN tại đấu trường khu vực, mà nếu nhìn kỹ vào bảng vàng thành tích để "lọc" ra những môn thi cơ bản trong hệ thống ASIAD, Olympic thì rõ ràng đã có một bước tiến dài về chuyên môn để tự tin hướng tới những sân đấu cao hơn - châu lục, thế giới.

Thành công ở một sân đấu quá quen thuộc, nhưng thành công có giá trị lớn hơn đó là mang đến sức phát triển cho tương lai của TTVN.

Nữ VN vui vô địch. Ảnh: Đức Anh
Các cô gái Việt Nam đá bóng mang về chức vô địch lần thứ 4. Ảnh: Đức Anh

2. Nhưng là SEA Games vẫn còn bóng đá! vẫn còn một giấc mơ Vàng mà hàng triệu trái tim hâm mộ Việt đã phải chờ đợi từ quá lâu và đáng tiếc lại thêm một lần lỡ hẹn...

Vẫn biết, bóng đá không thể đại diện cho cả một nền thể thao, đại diện cho những hy sinh, nỗ lực không ngừng của hàng trăm tuyển thủ khác cũng mang vinh quang về cho Tổ quốc. Nhưng một nền thể thao không bóng đá, thì hỡi ôi còn đâu cho nỗi đam mê và sự kỳ vọng mà với những gì đã thể hiện, người hâm mộ nước nhà xứng tầm thế giới!

Bóng đá Việt Nam không là ngoại lệ. Dù Đông Nam Á chỉ là vùng trũng trên bản đồ bóng đá thế giới, dù SEA Games chỉ là cái sân chơi dành cho trẻ và dù các cô gái chúng ta đã mang ngôi Hậu thứ 4, thì khát khao về giấc mơ Vàng kia càng thêm cháy bỏng.

Đã 4 cơ hội trôi qua, lần thứ 5 đã đến thật gần và chẳng thể phủ nhận U-23 Việt Nam có quá nhiều lợi thế để vô địch. Từ một SVĐ phủ trong sắc đỏ như sân nhà đến sự hậu thuẫn của hàng triệu trái tim; Từ một ông thầy được mệnh danh là "phù thủy" cùng một đội hình trưởng thành hơn, vững vàng hơn qua từng trận đấu.

U-23 VN - Malaysia. Ảnh: Đức Anh
Nhưng niềm vui SEA Games vẫn không trọn vẹn... Ảnh: Đức Anh

Và dĩ nhiên từ cả những con số thống kê "nghiêng" hẳn về Việt Nam trong những cuộc đối đầu ở quá khứ lẫn hiện tại với Malaysia...

Rồi... thất bại đến thật cay đắng! Dù biết chẳng thể trách ai bởi đó là sự khắc nghiệt của bóng đá, chỉ biết là bóng đá Việt Nam vẫn còn "mắc nợ" người hâm mộ "món nợ" mang tên SEA Games mà chẳng biết đến bao giờ trả nổi.

3. SEA Games 25 phía sau. "Món nợ" của bóng đá còn phải chờ thêm 2 năm nữa tại Indonesia, còn TTVN lại tiếp tục con đường chinh phục những đỉnh cao mới mà thách thức hiện hữu nhất sẽ là ASIAD Quảng Châu năm 2010.

Hoàng Anh Tuấn Ảnh: Đức Anh
Hoàng Anh Tuấn có bài học đắt giá tại SEA Games 25. Ảnh: Đức Anh

Một đấu trường cao hơn nhiều so với SEA Games bởi đó là châu Á, nơi mà sẽ không thể có những "cơn mưa Vàng" kiểu như sân chơi khu vực khi còn một khoảng cách quá xa về trình độ. 
Mục tiêu thực tế của TTVN chỉ là cải thiện thứ hạng bằng những môn, nội dung đã tiệm cận với mặt bằng châu lục.

Thành công tại SEA Games 25 có thể là điều kiện cần cho mục tiêu tại ASIAD tới, nhưng nó cũng không hề là phải là điều kiện đủ, nếu không có sự chuẩn bị đầy đủ nhất. 

Đâu xa, Hoàng Anh Tuấn, Nguyễn Tiến Minh... những VIP của làng thể thao thế giới, ấy vậy mà vẫn "chết chìm" ở cái "ao làng" SEA Games đấy thôi!

Vậy nên, nhìn lại TTVN tại SEA Games 25, xin đừng chỉ nhìn vào thành công...

  • Minh Quang
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Item_TT_B2
Ý kiến của bạn

Chiến thuật trong trận chung kết của đội tuyển Việt Nam hoàn toàn sai lầm chúng ta không quen với việc lấy công bù thủ được,rất mong manh dễ vỡ, công thì không hiệu quả, hậu vệ thì sơ xuất yếu kém, tuyến giữa sân thì gẫy vụn, cầu thủ thấp bé không phù hợp với bóng đá hiện đại tâm trạng quá nặng nề,mong rằng thất bại ngày nay sẽ là bài học cho mai sau.

,
hongliem, quận tân phú thành phố HỒ CHÍ MINH, gửi lúc 21/12/2009 13:28:59

SEA Games như vậy là thành công quá rồi. Phải nhìn vào và phải tự hào chứ.
Nhưng cũng cần làm rõ trách nhiệm về những thất bại cay đắng của những cá nhân VĐV và HLV. Tôi cho rằng không nên lờ đi những thất bại của bóng đá như vậy. Phải mổ xẻ phân tích cho chu đáo để không bao giờ nhắc lại thảm kịch như vậy. Chúng ta đã thất bại nhiều lần, nhưng chưa lần nào đau đớn và vô lý như lần này. Bản thân tôi không tin chỉ vì căng cứng mà đội tuyển lại đá tồi đén như vậy. Vậy liệu có chuyện lặp lại những tiêu cực của SEA Games 23 không??? Ngay cả ông HLV đội tuyển cũng thật khó hiểu. Sao điều hành trận đấu kỳ quá vậy. Sao không thay thu môn? sao lại để một thủ môn nhăn nhó, đạu đớn như vậy tiếp tục thi đấu, làm mất hết cả nhuệ khí của đồng đội? Ông Calisto nghĩ sao? Thật đáng tiếc! Chúng ta đã từng tan tác ở năm 2000, ê chề ở năm 2007. Nhưng đều không có gì đáng tiếc. Kém thì phải thua thôi. Nhưng lần này không phải thế. Không giống bất cứ những gì mà chúng ta đã từng chứng kiến đối với thể thao nước nhà. Vậy nên tôi cứ băn khoăn liệu có gì uẩn khúc không? An ninh của chúng ta có chủ quan không? Tôi và nhiều ngưòi không thể tin nổi rằng sự căng cứng lại có thể đến mức như vậy.
Nghĩ sao nói vậy. Nếu có gì không đúng xin được lượng thứ.

,
Phung Van Phach, A27, 18 Hoang Quoc Viet, Ha Noi, gửi lúc 19/12/2009 22:57:15

Thua trận đấu này quả là đáng tiếc, vì đây là cơ hội khá thuận lợi để có HCV bóng đá. DÙ sao cũng qua rồi. Tôi muốn nhắn gửi tới các cầu thủ đá bóng về vấn đề " TÂM LÝ" ở những trận đấu quan trọng, "các bạn hãy đừng quá quan trọng, quá khát vọng với việc đạt HCV, hãy chăm chỉ tập luyện và khi thi đấu phải gạt bỏ mọi trở ngại áp lực ( như phải thắng, phải có HCV...) để thi đấu thật thoải mái và đạt được trình độ cao nhất như khi luyện tập. Khi thi đâu cứ coi như bình thường, đừng để ý đến thành tích, chỉ tiêu. Nếu VN thi đấu với tâm lý thật sự thoải mái, tự tin thì việc có HCV bóng đá chẳng có gì khó khăn với trình độ của chúng ta như vậy.
Tôi nghĩ chính chúng ta đã cản chúng ta, chứ không phải đối thủ. Hãy thấm nhuần điều này: "chăm chỉ tập luyện và khi thi đấu phải gạt bỏ mọi trở ngại áp lực - thành tích ư, Huy chương ư? chuyện nhỏ". Có khi VN lại thay TLan đạt HCV liên tục nhiều năm đấy.
Chúc thành công theo cách thật thuyết phục.

,
TRần Quốc Trung, gửi lúc 19/12/2009 22:11:27

Bạn Hinh nói như vậy là không chính xác. Sao bạn có thể so thành tích khi thi đấu ở nước ngoài với lúc thi đấu trên sân nhà được, bạn thử nhìn vào kết quả của Lào xem, thành tích 33 HCV lần này quả là không tưởng với việc giành 5 HCV ở kỳ Sea Games trước, nếu là nước đăng cai thì ta sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để giành thành tích cao, nên so sánh như bạn là khập khễnh.
Còn nói chúng ta thua xa Indo, Malai ở các môn Olympic thì bạn cũng đã lầm, bạn đã thống kê số HCV mà Việt Nam giành được ở các môn Olympic trong kỳ Seagames này so với các đoàn nước khác chưa? Chỉ tính các môn này chúng ta giành được 46 HCV, hơn hẳn Indo với 33 HCV, Malai 28, chỉ đứng sau Thái Lan với 63 HCV.
Phải nói kỳ Sea Games này là một thành công ngoài mong đợi của chúng ta tuy có những tiếc nuối, thất bại cay đắng, nhưng VN đã giành được những tấm HCV ở các môn không phải thế mạnh như bóng bàn, cử tạ, xe đạp, và các môn võ tiếp tục thể hiện đẳng cấp vượt trội của mình. Mong đây sẽ là tiền đề để VN có thể vươn tới sân chơi châu lục và thế giới.

,
Phuoc Long, Huế, gửi lúc 19/12/2009 19:03:06

Thật tuyệt vời thành tích của đoàn thể thao Việt Nam. Theo tôi đây là thước đo tương đối chính xác đối với nền thể thao của các quốc gia trong khu vực, vì chỉ khi Seagames được tổ chức ở những nước Laos hay Brunei thì thì những vị trí dẫn đầu mới được đánh giá một cách công bằng và khách quan thật sự. Và thật bất ngờ khi đoàn thể thao VN đạt vị trí thứ 2, nhưng thành tích cũng ngang ngửa với "ông kẹ" Thái Lan. Thật ra nếu ko có những trường hợp chủ quan dẫn đến thất bại như của VĐV cử tạ Hoàng Anh Tuấn, hay đội tuyển bóng đá nam thì chưa biết chừng, chúng ta đã ngồi ở ngôi vị số 1 cũng nên. Thật là đáng tiếc!!!

Tôi vô cùng mừng rỡ khi thấy sự tiến bộ của các vận động viên và sự đúng đắn trong tầm nhìn của những người lãnh đạo. Nền thể thao Việt Nam có được sự tiến bộ trong suốt hơn một tập kỷ qua là do chúng ta vẫn phát huy được lợi thế từ những môn thế mạnh như: bắn súng, vật, các môn võ … Đồng thời khắc phục điểm yếu của những môn kém ưu thế, dần dần biến chúng thành thế mạnh. Có thể kể đến các môn như điền kinh, cử tạ, xe đạp hay thậm chí là các môn thể thao dưới nước…

Thật thiếu sót nếu ko nhắc đến kỳ tích của điền kinh, tôi còn nhớ ở những kỳ seagames năm 95, 97 chúng ta chỉ có được 1,2 chiếc HCB không ai dám mơ mộng cao xa, thế mà nay điền kinh Việt Nam không những đứng đầu khu vực mà còn đủ sức thi đấu ở tầm châu lục.

Cũng phải kể đến môn bóng đá nữ, xứng đáng là niềm tự hào Việt nam khi các nữ tuyển thủ đã vượt qua vô vàn khó khăn để 4 lần bước lên ngôi cao nhất. Đẳng cấp của các chị cũng ở tầm châu lục. Trong khi môn bóng đá nam dù được đầu tư và quan tâm gấp hang chục hàng trăm lần thì lại thất bại thảm hại.

Tôi chúc các VĐV dù đã có được nhiều thành tích nhưng vẫn duy trì động lực để tiếp tục luyện tập vì tôn chỉ của thể thao luôn là “cao hơn, xa hơn, nhanh hơn” và vì ngoài seagames ra chúng ta còn những bầu trời rộng lớn hơn ở châu lục và quốc tế, tên tuổi của đất nước chúng ta cần phải được vinh danh nhiều hơn ở những bầu trời này. Xin chúc các VĐV thành công!

Cuối cùng tôi nghĩ những nhà quản lý cần làm những thống kê, đánh giá về nền thể thao nước nhà trong suốt thời gian qua. Chúng ta cần phát triển những môn mang lại lợi ích cho xã hội và đủ sức cạnh tranh quốc tế như là điền kinh, bơi lội, cầu lông, bóng bàn… Còn với những môn không phù hợp với thể chất của con người Việt Nam dẫn đến sự không thể thể tiến bộ như bóng đá nam thì cũng không nên quá lãng phí tiền bạc và công sức. Chẳng những ko mang lại nhiều lợi ích sự lãng phí còn biểu hiện cho hành động thiếu khôn ngoan của chúng ta.

Chúc cho nền thể thao luôn phát triển cùng đất nước

VIỆT NAM MUÔN NĂM!!!

,
Bill Nguyen, Singapore, gửi lúc 19/12/2009 13:28:41
Trang trước 123 Trang sau
,

Tin khác

Tin khác của 'SEA Games 25'

,
Item_TT_C9

.
,