English version Đường dây nóng: (092) 345-7788 | (091) 356-4657 | (04) 3772-2729 | (08) 3930-8101 | (091) 949-9936 | mail: hotnews@vietnamnet.vn
,
221
11762
SEA Games 25
SEA_Games
/thethao/SEA_Games/
1253016
SEA Games 25: Đoàn TTVN xếp thứ hai chung cuộc
1
Article
444
Thể thao
thethao
/thethao/
,

SEA Games 25: Đoàn TTVN xếp thứ hai chung cuộc

Cập nhật lúc 17:13, Thứ Sáu, 18/12/2009 (GMT+7)
,

- Có thêm 2 HCV bắn súng, Đoàn TTVN đã giành được tổng cộng 83 HCV, xếp thứ hai toàn đoàn, chỉ kém Thái Lan dẫn đầu 3 HCV.

Cả hai tấm HCV mới nhất mà bắn súng Việt Nam có được đều nằm ở nội dung súng ngắn ổ quay 25m.

Trong đó, Nguyễn Mạnh Tường, Hoàng Xuân Vinh, Phạm Cao Sơn về nhất ở cuộc thi đồng đội.

Bắn súng - Hoàng Xuân Vinh. Ảnh: Đức Anh

Xạ thủ Hoàng Xuân Vinh (phải) và các đồng đội tiếp tục mang vàng về cho TTVN Ảnh: Đức Anh

Riêng xạ thủ Nguyễn Mạnh Tường còn đoạt HCV cá nhân. Đây cũng chính là tấm HCV cá nhân duy nhất của xạ thủ Nguyễn Mạnh Tường tại SEA Games 25 này.

Đồng đội của anh, xạ thủ Phạm Cao Sơn về thứ hai, nhận HCB.

Kết thúc quá trình thi đấu tại SEA Games, thành tích của bắn súng là 11 HCV, 12 HCB, 8HCĐ, nhiều nhất trong số các môn thi đấu của Đoàn TTVN.

Tại nội dung cầu mây đôi nam, Quang Khải, Tiến Dũng thua đôi VĐV Myanmar trong trận chung kết và chỉ có HCB.

Trong khi đó ở các trận chung kết bộ ba nam& nữ, các VĐV Việt Nam đã để thua Lào, Thái Lan tại chung kết, đành châp nhận những tấm HCB.

Bi sắt cũng là môn thi đấu kết thúc cuối cùng của SEA Games 25. Và như vậy, Đoàn TTVN đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra ban đầu, giành được tới 83 HCV và khẳng định chắc chắn vị trí thứ 2.

Các môn thế mạnh của TTVN là bắn súng, lặn, judo, vật, karatedo, pencak silat, đá cầu...

Chùm ảnh bế mạc SEA Games 25:

Bế mạc. Ảnh: Đức Anh
Quang cảnh lễ bế mạc SEA Games 25

Bế mạc. Ảnh: Đức Anh
Một tiết mục trong chương trình

Bế mạc. Ảnh: Đức Anh
Ca sĩ Hồ Quỳnh Hương của Việt Nam cũng góp mặt trong lễ bế mạc

Đoàn TTVN tại SEA Games 25. Ảnh: Đức Anh
Đoàn thể thao Việt Nam chào tạm biệt nước bạn Lào cũng như bạn bè khu vực sau những ngày tranh tài sôi động

Bế mạc. Ảnh: Đức Anh
Đài đuốc tắt, báo hiệu kết thúc đại hội

Bế mạc. Ảnh: Đức Anh
Cờ tổ chức được chuyển giao cho Indonesia, diễn ra vào 2011. Ảnh: Đức Anh

 
Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 25
TT Quốc gia Vàng Bạc Đồng Tổng HC
 
1 Thái Lan 86 83 97 266
2 Việt Nam 83 75 57 215
3 Indonesia 43 53 74 170
4 Malaysia 40 40 59 139
5 Philippines 38 35 51 124
6 Singapore 33 30 35 98
7 Lào 33 25 52 110
8 Myanmar 12 22 37 71
9 Campuchia 3 10 27 40
10 Brunei 1 1 8 10
11 Đông Timor 0 0 3 3

  •  Thể thao VietNamNet
,
Gửi cho bạn bè In tin này
Item_TT_B2
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc

Tự hào thật nhưng cũng phải nhìn vào thực tế. Các bộ môn Olimpic thành tích chúng ta đến đâu? Đừng đưa lặn, bi sắt, mấy môn võ, đá cầu,... ra để mà so sánh. Nên nhớ chúng ta chỉ dành được 48 HCV ở các môn Olimpic thôi. Hãy lấy điền kinh, bơi lội là 2 môn cơ bản ra mà xem, còn kém lắm so với Thái Lan, Malaysia, Singapore. Cũng dễ hiểu khi Đông Nam Á luôn là cái vùng trũng nhất của thể thao thế giới, cứ đà này biết bao giờ mới tiến bộ được. Mấy chục năm rồi mà cách tiếp cận với thể thao châu lục và thế giới vẫn còn kém cỏi như vậy... Thật không hiểu nổi các nhà làm thể thao khu vực nghĩ gì hay là coi khu vực là cái ao làng để dìm nhau không biết nữa??? Nghe đâu SEA GAMES sắp tới, Indonesia còn đưa vào mấy cái môn kỳ quặc hơn nữa như trượt patin, leo tường, kempo, nhấc tạ,... vào thi đấu để lấy huy chương và dẫn đầu chung cuộc. Thật hết biết. Tưởng bệnh thành tích chỉ có ở giáo dục Việt Nam, hoá ra còn rất mạnh ở thể thao khu vực Đông Nam Á. Biết bao giờ mới thoát khỏi cái ao làng này được. Các nhà làm thể thao nước nhà cần thoát khỏi cái tư tưởng đó để đầu tư vào trọng điểm để ra khỏi "ao" vươn lên tầm châu lục và tương lai xa hơn là thế giới. Sắp tới đây, những Vũ Hương, Thanh Hằng, Văn Huyện, Đình Cương, Hữu Việt,... tài năng hiếm hoi của Việt Nam "về hưu" thì phải có người thay thế chứ, quan trọng hơn, thành tích ít nhất cũng không thua đàn chị, đàn anh được. Cũng khó lắm. Cần đầu tư nhiều hơn, thay đổi cơ chế để thu hút, chọn lọc nhiều người tài giỏi, đảm bảo cho những VĐV thể thao có thể sống tốt bằng nghề, từ đó họ mới yên tâm ra sức mà phấn đấu, cống hiến.

,
Nguyễn Nhật Minh, Nghe An, gửi lúc 21/12/2009 08:27:17

Tôi rất tiếc vì hầu hết các trận chung kết giữa chúng ta và thái lan, chúng ta đều là người thua cuộc ( trừ môn bóng đá nữ). Chính điều đó đã làm chúng ta về đích ở vị trí thứ nhì. Đơn cử như nội dung pencat silat,Trần Văn Toàn của chúng ta là nhà vô địch thế giới của hạng cân mà anh ấy thi đấu, nhưng lại thúc thủ trước thái lan. Thực sự là nuối tiếc. Nếu như chúng ta biết trân trọng hơn một chút những cơ hội mà mình đã có trước người thái, thì mua seagame này sẽ đánh dấu một bước lịch sử, việt nam sẽ vươn lên dẫn đầu khu vực. Nhưng dù sao với những gì chúng ta đã thể hiện, tôi tin rằng ước mơ đó chúng ta sẽ thực hiện được vào mùa seagame sau ( hãy bỏ qua nước chủ nhà, ai trong chúng ta cũng hiểu rằng chỉ cần vượt qua thái lan là đủ, với chúng ta họ sẽ ko còn là số 1 lâu nữa.
Tiến lên nào Việt nam

,
Quang Minh, Ha noi, gửi lúc 19/12/2009 22:41:30

Thật tuyệt vời thành tích của đoàn thể thao Việt Nam. Theo tôi đây là thước đo tương đối chính xác đối với nền thể thao của các quốc gia trong khu vực, vì chỉ khi Seagames được tổ chức ở những nước Laos hay Brunei thì thì những vị trí dẫn đầu mới được đánh giá một cách công bằng và khách quan thật sự. Và thật bất ngờ khi đoàn thể thao VN đạt vị trí thứ 2, nhưng thành tích cũng ngang ngửa với "ông kẹ" Thái Lan. Thật ra nếu ko có những trường hợp chủ quan dẫn đến thất bại như của VĐV cử tạ Hoàng Anh Tuấn, hay đội tuyển bóng đá nam thì chưa biết chừng, chúng ta đã ngồi ở ngôi vị số 1 cũng nên. Thật là đáng tiếc!!!

Tôi vô cùng mừng rỡ khi thấy sự tiến bộ của các vận động viên và sự đúng đắn trong tầm nhìn của những người lãnh đạo. Nền thể thao Việt Nam có được sự tiến bộ trong suốt hơn một tập kỷ qua là do:
+ Thứ nhất: Chúng ta vẫn phát huy được lợi thế từ những môn thế mạnh như: bắn súng, vật, các môn võ v.v...
+ Thứ hai: Chúng ta đồng thời khắc phục điểm yếu của những môn kém ưu thế, dần dần biến chúng thành thế mạnh. Có thể kể đến các môn như điền kinh, cử tạ, xe đạp hay thậm chí là các môn thể thao dưới nước…

Thật thiếu sót nếu ko nhắc đến kỳ tích của điền kinh, tôi còn nhớ ở những kỳ seagames năm 95, 97 chúng ta chỉ có được 1,2 chiếc HCB không ai dám mơ mộng cao xa, thế mà nay điền kinh Việt Nam không những đứng đầu khu vực mà còn đủ sức thi đấu ở tầm châu lục.

Cũng phải kể đến môn bóng đá nữ, xứng đáng là niềm tự hào Việt nam khi các nữ tuyển thủ đã vượt qua vô vàn khó khăn để 4 lần bước lên ngôi cao nhất. Đẳng cấp của các chị cũng ở tầm châu lục. Trong khi môn bóng đá nam dù được đầu tư và quan tâm gấp hàng chục hàng trăm lần thì lại thất bại thảm hại.

Còn rất nhiều các môn khác mà tôi không thể kể hết họ đều đóng góp và làm rạng danh cho nền thể thao nước nhà.

Tôi chúc các VĐV dù đã có được nhiều thành tích nhưng duy trì động lực tiếp tục luyện tập vì tôn chỉ của thể thao luôn là “cao hơn, xa hơn, nhanh hơn” và vì ngoài seagames ra chúng ta còn những bầu trời rộng lớn hơn ở châu lục và quốc tế, tên tuổi của đất nước chúng ta cần phải được vinh danh nhiều hơn ở những bầu trời này. Xin chúc các VĐV thành công!

Cuối cùng tôi nghĩ những nhà quản lý cần làm những thống kê, đánh giá về nền thể thao nước nhà trong suốt thời gian qua. Chúng ta cần phát triển những môn mang lại lợi ích cho xã hội và đủ sức cạnh tranh quốc tế như là điền kinh, bơi lội, cầu lông, bóng bàn, võ… Còn với những môn không phù hợp với thể chất của con người Việt Nam dẫn đến sự không thể thể tiến bộ như bóng đá nam thì cũng không nên quá lãng phí tiền bạc và công sức. Chẳng những ko mang lại nhiều lợi ích, mà sự lãng phí và thất bại còn biểu hiện cho hành động thiếu khôn ngoan của chúng ta.

Chúc cho nền thể thao luôn luôn phát triển cùng đất nước.

VIỆT NAM MUÔN NĂM!!!

,
Ronaldo Nguyen, gửi lúc 19/12/2009 18:38:33

Tiếc cho Đoàn VN vô cùng,nếu có thêm các HCV của cầu mây Hoop (nội dung TLan không tham dự nhưng VN lại thua Myanmar),Hoàng Anh Tuấn cử tạ,Bùi Thị Nhung nhảy cao và bóng đá nam thì VN đã có 87 HCV và chiếm ngôi nhất toàn đoàn và tạo nên điều kỳ diệu phi thường của SG lần này rồi.
Hoặc là chỉ cần thắng TL trong 1 trận CK cầu mây nữ thôi (VN thua TL trong cả 4 trận CK cầu mây nữ),khi đó số HCV của VN sẽ tăng 1 và của TL sẽ giảm 1,mọi chuyện đã cóthể rất khác..
Dù sao 83HCV xếp thứ 2,kém TLan có vẻn vẹn 3HCV cũng là quá tuyệt vời rồi...

,
Nguyên Việt, Phương Mai, gửi lúc 19/12/2009 10:43:37

Thật tuyệt vời thành tích của đoàn thể thao Việt Nam. Theo tôi đây là thước đo tương đối chính xác đối với nền thể thao của các quốc gia trong khu vực, vì chỉ khi Seagames được tổ chức ở những nước Laos hay Brunei thì thì những vị trí dẫn đầu mới được đánh giá một cách công bằng và khách quan thật sự. Và thật bất ngờ khi đoàn thể thao VN đạt vị trí thứ 2, nhưng thành tích cũng ngang ngửa với "ông kẹ" Thái Lan. Thật ra nếu ko có những trường hợp chủ quan dẫn đến thất bại như của VĐV cử tạ Hoàng Anh Tuấn, hay đội tuyển bóng đá nam thì chưa biết chừng, chúng ta đã ngồi ở ngôi vị số 1 cũng nên. Thật là đáng tiếc!!!

Tôi vô cùng mừng rỡ khi thấy sự tiến bộ của các vận động viên và sự đúng đắn trong tầm nhìn của những người lãnh đạo. Nền thể thao Việt Nam có được sự tiến bộ trong suốt hơn một tập kỷ qua là do:
+ Thứ nhất: Chúng ta vẫn phát huy được lợi thế từ những môn thế mạnh như: bắn súng, vật, các môn võ v.v...
+ Thứ hai: Chúng ta đồng thời khắc phục điểm yếu của những môn kém ưu thế, dần dần biến chúng thành thế mạnh. Có thể kể đến các môn như điền kinh, cử tạ, xe đạp hay thậm chí là các môn thể thao dưới nước…

Thật thiếu sót nếu ko nhắc đến kỳ tích của điền kinh, tôi còn nhớ ở những kỳ seagames năm 95, 97 chúng ta chỉ có được 1,2 chiếc HCB không ai dám mơ mộng cao xa, thế mà nay điền kinh Việt Nam không những đứng đầu khu vực mà còn đủ sức thi đấu ở tầm châu lục.

Cũng phải kể đến môn bóng đá nữ, xứng đáng là niềm tự hào Việt nam khi các nữ tuyển thủ đã vượt qua vô vàn khó khăn để 4 lần bước lên ngôi cao nhất. Đẳng cấp của các chị cũng ở tầm châu lục. Trong khi môn bóng đá nam dù được đầu tư và quan tâm gấp hàng chục hàng trăm lần thì lại thất bại thảm hại.

Còn rất nhiều các môn khác mà tôi không thể kể hết họ đều đóng góp và làm rạng danh cho nền thể thao nước nhà.

Tôi chúc các VĐV dù đã có được nhiều thành tích nhưng duy trì động lực tiếp tục luyện tập vì tôn chỉ của thể thao luôn là “cao hơn, xa hơn, nhanh hơn” và vì ngoài seagames ra chúng ta còn những bầu trời rộng lớn hơn ở châu lục và quốc tế, tên tuổi của đất nước chúng ta cần phải được vinh danh nhiều hơn ở những bầu trời này. Xin chúc các VĐV thành công!

Cuối cùng tôi nghĩ những nhà quản lý cần làm những thống kê, đánh giá về nền thể thao nước nhà trong suốt thời gian qua. Chúng ta cần phát triển những môn mang lại lợi ích cho xã hội và đủ sức cạnh tranh quốc tế như là điền kinh, bơi lội, cầu lông, bóng bàn, võ… Còn với những môn không phù hợp với thể chất của con người Việt Nam dẫn đến sự không thể thể tiến bộ như bóng đá nam thì cũng không nên quá lãng phí tiền bạc và công sức. Chẳng những ko mang lại nhiều lợi ích, mà sự lãng phí và thất bại còn biểu hiện cho hành động thiếu khôn ngoan của chúng ta.

Chúc cho nền thể thao luôn luôn phát triển cùng đất nước.

VIỆT NAM MUÔN NĂM!!!

,
Bill Nguyen, Singapore, gửi lúc 18/12/2009 23:04:22
Trang trước 123 Trang sau
,

Tin khác

Tin khác của 'SEA Games 25'

,
Item_TT_C9

.
,