Đội tuyển Tây Ban Nha: 'Khiêu vũ giữa bầy sói'
Cập nhật lúc 09:50, Thứ Sáu, 09/07/2010 (GMT+7)
Joachim Loew: “Chúng tôi đã thua đội bóng xuất sắc nhất thế giới”. Lời thừa nhận từ chính vị HLV của đội bóng đã đè bẹp đội tuyển Anh của Wayne Rooney 4-1, nghiền nát Argentina của Lionel Messi 4-0 rõ ràng là lời khen tặng ngắn gọn và tổng quát nhất đối với Tây Ban Nha vào thời điểm hiện tại.
Thật thú vị khi đội tuyển Đức đã thất bại trước đội bóng phải nhận khá nhiều lời chỉ trích của giới chuyên môn, của các bình luận viên kể từ đầu giải. Những cái nhìn phiến diện về lối chơi của La Seleccion qua từng trận đấu bỗng nhiên trở thành lố bịch, khi mà cách thi đấu của thầy trò HLV Vicente del Bosque ở trận thắng 1-0 trước Đức chẳng khác gì khi họ... thua Thụy Sĩ 0-1 ở trận đấu đầu tiên của vòng bảng. Ngược lại, dĩ nhiên, những lời khen ngợi vội vàng về chức vô địch cho Xe tăng Đức cũng trở thành bẽ bàng khi cỗ máy trẻ trung và hùng mạnh đó bị... đứt xích.
“Tây Ban Nha không chỉ có 1 Messi mà là nhiều Messi” - cũng là lời của Loew trước khi trận bán kết 2 diễn ra, rốt cuộc, đã phản ánh trên thực tế. Và tất cả đều thấy được sự khác biệt khi đội tuyển Đức đối mặt với “1 Messi” và đội tuyển Đức gặp “nhiều Messi” một cách rõ ràng.
“Tây Ban Nha không chỉ có 1 Messi mà là nhiều Messi” - cũng là lời của Loew trước khi trận bán kết 2 diễn ra, rốt cuộc, đã phản ánh trên thực tế. Và tất cả đều thấy được sự khác biệt khi đội tuyển Đức đối mặt với “1 Messi” và đội tuyển Đức gặp “nhiều Messi” một cách rõ ràng.
Pha “nhảy múa” của Iniesta trước các cầu thủ Đức |
Một mình Messi ở đội tuyển Argentina quá đơn độc để gây khó dễ cho hàng phòng ngự có sự kết hợp giữa kinh nghiệm và sức trẻ, giữa sức mạnh thể hình và sự khôn ngoan bên trong con người nhỏ bé. Thế nhưng, với Tây Ban Nha, dù những Xavi Hernandez, Andres Iniesta, Xabi Alonso không có kỹ thuật cá nhân đến mức “thượng thừa” như Messi nhưng họ lại có khả năng chuyền bóng, di chuyển, phối hợp, xuyên phá cực kỳ hợp lý, bên cạnh các đồng đội mà nếu nói về ý thức tấn công lẫn phòng ngự, họ được đặt ở vị trí hàng đầu.
Chính với những con người đó, ngay cả khi đội tuyển Đức chọn cách chủ động phòng ngự, phản công - giống như các đội đã từng đối mặt với Tây Ban Nha, thì có lẽ, lần đầu tiên các CĐV được chứng kiến hàng phòng ngự của Loew phải làm việc vất vả đến vậy. Philipp Lahm trông phờ phạc chỉ sau hơn một nửa thời gian thi đấu của hiệp 1 (nhưng không bị thay ra vì dù sao, anh cũng đang là đội trưởng). Jerome Boateng thể hình tốt là thế nhưng trước các “miếng đánh” của đối phương, anh được rút ra sau 52 phút. Ở giữa sân, dù Bastian Schweinsteiger và Sami Khedira rất cố gắng, cả Mesut Ozil, Lukas Podolski lẫn Miroslav Klose đều lùi sâu để hỗ trợ thì cái cách mà Tây Ban Nha triển khai bóng để vượt qua họ chẳng khác nào một màn “khiêu vũ giữa bầy sói”.
Chậm rãi, không quá vội vàng, tất cả các đường tấn công của La Roja đều qua chân rất nhiều cầu thủ, trước khi họ phải kết thúc nó bằng một đường bóng mang đến sự nguy hiểm nhất định cho khung thành của thủ môn Manuel Neuer.
So sánh giữa những lần dứt điểm - 12 của Tây Ban Nha, 3 của Đức, rõ ràng không phải là một trận đấu cân sức, dù thời gian kiểm soát bóng là gần như tương đương (51% của Tây Ban Nha và 49% của Đức). Câu hỏi được đặt ra là, phải chăng, Tây Ban Nha quá mạnh hay bóng đá thế giới đã “đi lùi”? Một đội tuyển Đức từng làm mưa, làm gió trước 2 đại gia khác của bóng đá thế giới là Anh và Argentina lại thể hiện một trận đấu giống như giữa “người lớn và trẻ con”.
Giờ thì ai có thể chê lối chơi của Tây Ban Nha? Lối chơi mà họ chưa từng từ bỏ, kể cả thất bại trước đội tuyển Mỹ ở bán kết Confederations Cúp cách đây 1 năm hay thất bại trước Thụy Sĩ trong bước đi đầu tiên trên đường chinh phục thế giới.
Thế hệ hiện tại của bóng đá Tây Ban Nha đã và đang dần biến giấc mơ của đất nước ở nửa lớn bán đảo Iberia này thành hiện thực. Một giấc mơ day dứt, kéo dài suốt lịch sử, khi người Tây Ban Nha vốn chỉ bị coi là những kẻ “học tài thi phận”, những “con hổ giấy”, những “Vua vòng loại”... Chỉ còn 1 trận đấu nữa thôi, Tây Ban Nha sẽ lần đầu tiên bước lên bục cao nhất của bóng đá thế giới, nối tiếp vào thành công sau chức vô địch châu Âu cách đây 2 năm.
Một khi họ còn “nhảy múa” như thế, chẳng có lý do gì để người Tây Ban Nha không tin tưởng vào tiếng gọi của lịch sử.
Chính với những con người đó, ngay cả khi đội tuyển Đức chọn cách chủ động phòng ngự, phản công - giống như các đội đã từng đối mặt với Tây Ban Nha, thì có lẽ, lần đầu tiên các CĐV được chứng kiến hàng phòng ngự của Loew phải làm việc vất vả đến vậy. Philipp Lahm trông phờ phạc chỉ sau hơn một nửa thời gian thi đấu của hiệp 1 (nhưng không bị thay ra vì dù sao, anh cũng đang là đội trưởng). Jerome Boateng thể hình tốt là thế nhưng trước các “miếng đánh” của đối phương, anh được rút ra sau 52 phút. Ở giữa sân, dù Bastian Schweinsteiger và Sami Khedira rất cố gắng, cả Mesut Ozil, Lukas Podolski lẫn Miroslav Klose đều lùi sâu để hỗ trợ thì cái cách mà Tây Ban Nha triển khai bóng để vượt qua họ chẳng khác nào một màn “khiêu vũ giữa bầy sói”.
Chậm rãi, không quá vội vàng, tất cả các đường tấn công của La Roja đều qua chân rất nhiều cầu thủ, trước khi họ phải kết thúc nó bằng một đường bóng mang đến sự nguy hiểm nhất định cho khung thành của thủ môn Manuel Neuer.
So sánh giữa những lần dứt điểm - 12 của Tây Ban Nha, 3 của Đức, rõ ràng không phải là một trận đấu cân sức, dù thời gian kiểm soát bóng là gần như tương đương (51% của Tây Ban Nha và 49% của Đức). Câu hỏi được đặt ra là, phải chăng, Tây Ban Nha quá mạnh hay bóng đá thế giới đã “đi lùi”? Một đội tuyển Đức từng làm mưa, làm gió trước 2 đại gia khác của bóng đá thế giới là Anh và Argentina lại thể hiện một trận đấu giống như giữa “người lớn và trẻ con”.
Giờ thì ai có thể chê lối chơi của Tây Ban Nha? Lối chơi mà họ chưa từng từ bỏ, kể cả thất bại trước đội tuyển Mỹ ở bán kết Confederations Cúp cách đây 1 năm hay thất bại trước Thụy Sĩ trong bước đi đầu tiên trên đường chinh phục thế giới.
Thế hệ hiện tại của bóng đá Tây Ban Nha đã và đang dần biến giấc mơ của đất nước ở nửa lớn bán đảo Iberia này thành hiện thực. Một giấc mơ day dứt, kéo dài suốt lịch sử, khi người Tây Ban Nha vốn chỉ bị coi là những kẻ “học tài thi phận”, những “con hổ giấy”, những “Vua vòng loại”... Chỉ còn 1 trận đấu nữa thôi, Tây Ban Nha sẽ lần đầu tiên bước lên bục cao nhất của bóng đá thế giới, nối tiếp vào thành công sau chức vô địch châu Âu cách đây 2 năm.
Một khi họ còn “nhảy múa” như thế, chẳng có lý do gì để người Tây Ban Nha không tin tưởng vào tiếng gọi của lịch sử.
Có lẽ, ở đâu đó vào lúc này, Messi đang thầm ước, giá như anh là người Tây Ban Nha...
* Chiến thắng trước Đức không chỉ đưa Tây Ban Nha lần đầu tiên vào chơi trận chung kết World Cup mà còn đưa Iker Casillas trở thành thủ môn số 1 của La Seleccion trong việc giữ sạch lưới tại một kỳ World Cup. Theo đó, kể từ sau bàn thua ở phút 47 trong trận gặp Chile, Casillas không phải vào lưới nhặt bóng lần nào, qua các trận gặp Bồ Đào Nha, Paraguay và Đức, với tổng thời gian là 313 phút.
Kỷ lục trước đây của La Seleccion là ở World Cup 1950 tại Brazil, khi Ignacio Eizaguirre đứng vững trong 282 phút. Thực ra, thành tích này được chia sẻ bởi 2 thủ môn là Eizaguirre và Antoni Ramallets. Đó cũng là giải đấu mà Tây Ban Nha có thành tích tốt nhất trong lịch sử các kỳ World Cup (đứng thứ 4), nhưng đó lại là giải đấu không có vòng knock-out. Các kỷ lục khác gồm có 277 phút ở World Cup 1978 (Argentina), và 1982 (Tây Ban Nha), cùng 248 phút giải đấu năm 2002 (Nhật Bản/Hàn Quốc), 2006 (Đức).
* Chiến thắng trước Đức không chỉ đưa Tây Ban Nha lần đầu tiên vào chơi trận chung kết World Cup mà còn đưa Iker Casillas trở thành thủ môn số 1 của La Seleccion trong việc giữ sạch lưới tại một kỳ World Cup. Theo đó, kể từ sau bàn thua ở phút 47 trong trận gặp Chile, Casillas không phải vào lưới nhặt bóng lần nào, qua các trận gặp Bồ Đào Nha, Paraguay và Đức, với tổng thời gian là 313 phút.
Kỷ lục trước đây của La Seleccion là ở World Cup 1950 tại Brazil, khi Ignacio Eizaguirre đứng vững trong 282 phút. Thực ra, thành tích này được chia sẻ bởi 2 thủ môn là Eizaguirre và Antoni Ramallets. Đó cũng là giải đấu mà Tây Ban Nha có thành tích tốt nhất trong lịch sử các kỳ World Cup (đứng thứ 4), nhưng đó lại là giải đấu không có vòng knock-out. Các kỷ lục khác gồm có 277 phút ở World Cup 1978 (Argentina), và 1982 (Tây Ban Nha), cùng 248 phút giải đấu năm 2002 (Nhật Bản/Hàn Quốc), 2006 (Đức).
(Theo Thể thao Việt Nam)
,