Đội tuyển Đức: Bản sonate Ánh trăng

Cập nhật lúc 09:36, 05/07/2010 (GMT+7)
Ai đó từng nghĩ rằng, người Đức khô khan không thể nhảy những vũ điệu đắm say hẳn sẽ phải thay đổi quan điểm. Thậm chí, họ sẽ còn phải ngả mũ thán phục cái cách mà Cỗ xe tăng ấy khiêu vũ: nhịp nhàng, bùng nổ chẳng thua kém bất kì ai, kể cả những vũ công tango nổi tiếng khắp thế giới.



TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif


Người Đức không ngừng khiêu vũ, trước Anh và Argentina - đều là những đối thủ được đánh giá cao hơn mình ít nhất ở yếu tố con người. Tuy nhiên, sự khác biệt ở đây chính là lối chơi, là những bản nhạc Joachim Loew dùng làm nền cho màn trình diễn của đội nhà. Nói như báo giới nước này, thì đấy giống một trong những bản sonate nổi tiếng nhất của nhạc sĩ thiên tài Ludwig van Beethoven: Mondschein - hay còn gọi là sonate Ánh trăng. Cụ thể hơn, tác giả bài viết đã ví lối chơi của đội tuyển Đức chứa đựng những ý tưởng ảo diệu, đặc biệt là phần cuối, những đoạn cao trào thường rất nhanh. Trong khi ở phần đầu, cũng tương tự như cách họ nhập cuộc, tác giả mô tả như sự bắt đầu của bản sonate Ánh trăng, với thể Adagio (vừa phải), sau đến Allegretto (nhanh) và kết thúc là Presto Agitato (nhanh hơn).
Mô tả ảnh.
 

4 bàn thắng vào lưới đội tuyển Anh, nếu như ai đó vẫn còn sự nghi ngờ nào về sự thuyết phục của chiến thắng này, hãy hỏi Maradona và các học trò của ông ta. Theo đó, một đội bóng có thể đánh bại, chứ không phải giành chiến thắng 1-0 đơn thuần, 2 trong số những ứng cử viên vô địch của giải năm nay, hẳn phải là đội bóng rất đặc biệt. Đặc biệt từ lối chơi cho đến con người, đặc biệt từ cách họ nhập cuộc cho đến cách tiếp cận khung thành đối phương và tất nhiên là cách đội bóng của Loew bắt đối thủ phải chơi theo ý muốn của mình. Thế nên mới có chuyện, đội bóng này sau khi đè bẹp đội tuyển Anh vẫn có thể vượt qua Argentina với kịch bản khá giống nhau, đều là tôn vinh nghệ thuật tổ chức thế trận của người Đức.

5 trong 8 bàn thắng vào lưới Anh và Argentina đều được thực hiện từ các tình huống phản công nhanh. 3 bàn còn lại có được từ sự chủ động ngay từ những phút đầu tiên và đều là những bàn thắng có tính bước ngoặt. Ở đây, không khó để nhận ra màn kịch mà thầy trò Loew dàn dựng trong các trận đấu với Anh và đặc biệt là trận gặp Argentina: Cố gắng nhập cuộc chủ động nhất có thể, nếu có bàn thắng càng tốt, sau đấy mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều với người Đức. Kết quả, trong 2 trận đấu loại trực tiếp căng thẳng, trước những đối thủ khó chơi, họ đều giành chiến thắng cùng với 4 bàn thắng được ghi. Một kết quả ngoài sức tưởng tượng của tất cả, trừ Loew và các học trò của ông - những người vừa là vũ công, vừa là đấu sĩ nếu cần.

“Hùng dũng tiến vào bán kết. Anh, Argentina dưới gót sắt của người Đức... ”. Chỉ bấy nhiêu thôi những mỹ từ sẽ là không đủ để mô tả cho màn trình diễn thuyết phục của thầy trò Loew. Nhưng đối với họ - người Đức, chẳng có lời khen ngợi nào thuyết phục hơn những gì họ đã thể hiện, bởi đó là điều họ đã chuẩn bị cho kế hoạch chinh phục thế giới của mình.

(Theo Thể thao Việt Nam)

Ý kiến của bạn

Các tin khác