Bàn tay mật trong cuộc chiến Iraq
15:54' 30/08/2004 (GMT+7)

Trong khi người Mỹ và người Iraq sát hại lẫn nhau, một người trong cuộc chơi đang gặt hái được không ít lợi: đó là Iran.

Bạo lực không ngừng gia tăng tại Najaf.

Sáu tháng trước, Abu Sajjad thu được bộn tiền. Cửa hàng quần áo của anh nằm ngay trước thánh đường Imam Ali, một địa điểm lý tưởng thu hút người hành hương tới một trong những nơi tôn nghiêm nhất của người Hồi giáo dòng Shiite này. Những tín đồ trung thành từ Iran, Afghanistan và Pakistan đổ về Najaf và mua hàng trăm thước vải về làm quà. Giờ đây, Abu Sajjad ngồi nhìn cửa hàng của mình nham nhở vết đạn, nứt toác rồi buồn bã lắc đầu. ''Sao điều đó lại xảy ra? Anh tự hỏi. Toàn bộ khu vực xung quanh đền thiêng đều bị tàn phá tan hoang bởi giao tranh. Các toà nhà trông như thể bị phang đi một nửa. Những bốt điện thoại công cộng ngả nghiêng trên các đường phố hẹp, dây điện đứt thõng xuống như những sợi kim tuyến cũ mèm. Những bức khảm trên tường thánh đường Imam Ali nham nhở vết đạn, vết khói nhọ. Và vẫn còn những tay súng trung thành với giáo sĩ Moqtada al-Sadr ở gần đó, tạo thành một lá chắn đằng sau một chiếc xe cứu thương.

''Chúng tôi cầu Thượng để diệt hết bọn gangsters đó," Abu Sajjad bất bình. Tuy nhiên, cả lực lượng thuỷ quân lục chiến Mỹ lẫn quân đội chính phủ Iraq không thể làm được điều đó. Và không ít người Iraq đặt câu hỏi: Tại sao? Làm thế nào mà al-Sadr chỉ đạo hai cuộc nổi dậy trong vòng 5 tháng mà vẫn sống? Ai đang đứng đằng sau người đàn ông này? Ai đang bảo vệ ông ta? Và câu trả lời chung - rất đơn giản nhưng cũng rất phức tạp - đó là Iran.

Đại Giáo chủ Sistani và giáo sĩ Sadr.

''Nhiều người cho chúng tôi biết Iran ở mọi nơi'', một quan chức ngoại giao cấp cao tại Baghdad cho biết. ''Nó đã trở thành nỗi ám ảnh đối với người Iraq'' và với cả Washington nữa. Các quan chức tình báo và quốc phòng Mỹ cho biết họ có nhiều thông tin chứng minh Iran đang hậu thuẫn al-Sadr. ''Ông ta rõ ràng là người của họ'', một người nói.

Trên thực tế, trở lại hàng nghìn năm trước, người Iran và Iraq có một mối quan hệ không mấy hữu hảo. Đặc biệt tại các khu vực xung quanh các thánh đường của người Shiite. Người vùng Vịnh và người Ảrập đã từng lao vào cuộc chiến, hận thù và rồi hoà trộn quan hệ ngầm với nhau, rồi lại chống lại nhau qua nhiều thế hệ. Những mối quan hệ chằng chịt như vậy thực sự thách thức khả năng nhận biết của người Mỹ. Ví dụ, Moqtada al-Sadr, biểu tượng kháng chiến và là đối tượng tình nghi hợp tác với Iran, là một người mang dòng máu Ảrập. Ayatollah Sistani, người Mỹ coi như niềm hy vọng lớn vừa mới trở lại Najaf vãn hồi lại hoà bình sau nhiều tuần giao tranh, lại là một người mang dòng máu Iran.

Giới lãnh đạo Iran công khai ủng hộ cuộc kháng chiến của du kích Iraq, cho dù thỉnh thoảng cũng ủng hộ các nỗ lực hoà bình. Trong buổi cầu nguyện cuối tuần trước tại Tehran, Đại giáo sĩ Ayatollah Ali Akbar Hashemi Rafsanjani đã so sánh cuộc kháng chiến tại Najaf như cuộc chiến của người Nga kháng cự Đức quốc xã tại Stalingrad. Tuyên bố này tất nhiên khiến những đồng mình của Mỹ tại Iraq điên tiết. ''Iran đang can thiệt quấy phá dân chủ tại Iraq'' Bộ trưởng Quốc phòng Iraq Hazim Shaalan tuyên bố, ''Nước này đã kiểm soát trạm canh ở biên giới, đưa gián điệp và những kẻ phá hoại vào Iraq, thâm nhập vào chính phủ, trong đó có cả bộ của tôi''.

Người Shiite tại Najaf nổi dậy chống Mỹ.

Một số quan chức Mỹ lập luận rằng, Iran luôn là một mối đe doạ lớn hơn Iraq. Cựu cố vấn về khủng bố Richard Clarke lưu ý, Iran đã ''cấp sách và chỉ đạo'' các tổ chức Hizbullah, nhóm vũ trang sát hại 242 lính thuỷ quân lục chiến Mỹ tại Beirut năm 1983, và 19 quân nhân Mỹ tại Tháp Khobar, Ảrập Xêút năm 1996. "Al Qaeda thường xuyên sử dụng lãnh thổ Iran để transit hoặc ẩn náu chuẩn bị cho vụ tấn công khủng bố 11/9...nhiêu đầu lĩnh của Qaeda đã vượt biên vào Iran sau khi Mỹ tấn công Afghanistan."

Trước những thách thức như vậy, Washington dường như không có khả năng quyết định liệu nên đối đầu hay thoả hiệp. Ông Clarke cho biết, chính quyền Clinton đã bàn đến khả năng tổng tấn công Iran sau sự kiện Khobar, nhưng cuối cùng quyết định không và tìm cách hành động bí mật, hạn chế các cuộc tấn công quân sự. Và sau này chính quyền Bush cũng đã đi đến quyết định tương tự.

Tuy nhiên, giờ đây lực lượng Mỹ tại Iraq đang phải gánh tổn thất trước các cuộc nổi dậy của du kích Iraq tình nghi có sự hậu thuẫn của Iran. Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ. Thậm chí nếu không có sự ''nhúng mũi'' của Iran, sự chuẩn bị nghèo nàn của Mỹ khiến nhiều thanh niên Shiite nổi dậy theo tiếng gọi của những thủ lĩnh như al-Sadr. "Người Shiite không bị Iran hút. Chúng tôi là người Ảrập. Họ là người Persian. Văn hoá khác nhau. Nhưng nhiều người Shiite đã mất lòng tin vào người Mỹ'', Seyed Abbas al Modarrisi, một giáo sĩ có uy tín tại Karbala - người đã từng lưu vong gần 2 thập kỷ tại Iran.

Trên thực tế, sự chia rẽ trong nội bộ chính phủ Iran là niềm an ủi đối với Washington, song đó đồng thời cũng khiến Washington nhức đầu. Ai sẽ là người Chính quyền Bush hoặc chính quyền Allawi có thể đàm phán? Tuy nhiên, có một điểm có thể thoả thuận là Iraq là mối quan tâm chiến lược của Teheran. Không ai trong giới lãnh đạo Iran muốn sự hiện diện của quân đội Mỹ ngay cạnh nhà. ''Iran đang tự vệ trên đất Iraq. Nếu Mỹ nuốt Iraq dễ dàng, ai sẽ là con mồi kế tiếp? Câu trả lời là Tehran. Tôi không ngạc nhiên về những gì Iran làm trên đất nước này'', Modarrisi nhận xét.

  • Trần Kiên - Tổng hợp

 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Liên quân đồng ý ngừng bắn ở Najaf
Iraq: Đoàn phái viên hòa bình tới Najaf
Vatican sẽ làm trung gian hoà giải tại Najaf
Iraq: Máy bay Mỹ bị bắn hạ ở Najaf
Najaf: Giao tranh vẫn ác liệt, du kích thề cố thủ
Quân Mỹ tái chiếm trung tâm Najaf
Phát hiện 10 xác chết trong tòa án Najaf
Saddam Hussein không liên quan tới vụ đánh bom Najaf?
"Quân đội Al Mahdi" cướp phá sở cảnh sát Najaf
Hoà bình trở lại Najaf
Giáo sĩ Sadr đề xuất rút quân khỏi Najaf
Giao tranh tái bùng phát tại Najaf
Quân Mỹ - Iraq giao tranh dữ dội gần Al Najaf
Thủ phạm đánh bom Najaf là al Qaeda
Quân Mỹ giành quyền kiểm soát Thánh địa Najaf