,
221
1602
Tin tức
tintuc
/thegioi/tintuc/
890220
Nga phản đối Mỹ mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
,

Nga phản đối Mỹ mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa

Cập nhật lúc 22:29, Thứ Hai, 22/01/2007 (GMT+7)
,

Nga đã lên tiếng chỉ trích quyết định mới đây của Mỹ về việc mở rộng hệ thống phòng thủ tên lửa của nước này tới Cộng hoà Séc và Ba Lan.

Mô hình phòng thủ tên lửa

Moscow khẳng định kế hoạch xây dựng một trạm radar ở CH Séc và các hầm chứa tên lửa dưới mặt đất tại Ba Lan của Washington sẽ thay đổi sự cân bằng chiến lược ở châu Âu.

Trung tướng Vladimir Popovkin, chỉ huy các lực lượng vũ trụ Nga, cho biết: "Phân tích của chúng tôi cho thấy việc triển khai hệ thống radar ở CH Séc và vị trí chống tên lửa ở Ba Lan là một đe doạ thực sự đối với chúng tôi. Có rất nhiều điểm đáng ngờ về việc các thành phần thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ tại Đông Âu là nhằm ngăn chặn các tên lửa của Iran như (Washington) đã tuyên bố".

Tuy nhiên, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Fried khẳng định Moscow không nên e sợ về kế hoạch của Washington. "Chúng tôi tin rằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho phòng tuyến chống tên lửa ở CH Séc và Ba Lan sẽ tăng cường đáng kể khả năng bảo vệ của một châu Âu thống nhất", trích phát biểu của ông Fried trên tờ nhật báo Ba Lan Rzeczpospolita.

Mỹ đang đầu tư hàng tỉ đô la mỗi năm cho một hệ thống sáng kiến phòng thủ tên lửa (MDI) bao gồm các radar tầm xa và tên lửa đạn đạo, nhằm phát hiện và bắn hạ những tên lửa mang đầu đạn hạt nhân hoặc sinh hoá học. Những cơ sở dự kiến được xây dựng tại CH Séc và Ba Lan sẽ trở thành bộ phận lớn nhất của phòng tuyến MDI ở bên ngoài nước Mỹ. Washington tuyên bố hệ thống này sẽ bảo vệ Mỹ và các đồng minh trước các cuộc tấn công có thể xảy ra của CHDCND Triều Tiên, Iran và các quốc gia "kẻ thù".

Ông Fried cho biết Washington đã đưa ra đề xuất cụ thể cho Prague và Warsaw từ tuần trước để bắt đầu các cuộc đàm phán chi tiết, tỉ mỉ. Ông Fried cũng nhận định quá trình này có thể kéo dài hàng tháng và phía Mỹ không gặp sức ép về thời gian.

Trong khi đó, Thủ tướng CH Séc Topolanek và người đồng nhiệm Ba Lan Kaczynski đều bày tỏ sự ủng hộ kế hoạch của Mỹ. Dẫu vậy, quyết định cuối cùng vẫn phụ thuộc vào sự phê chuẩn của quốc hội hai nước.

  • Thanh Bình (Theo BBC, Reuters)

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,