,
221
1602
Tin tức
tintuc
/thegioi/tintuc/
602392
Mỹ hứa giúp Ấn Độ trở thành cường quốc
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
,

Mỹ hứa giúp Ấn Độ trở thành cường quốc

Cập nhật lúc 10:28, Chủ Nhật, 27/03/2005 (GMT+7)
,

Washington vừa tiết lộ kế hoạch giúp đỡ Ấn Độ thành ''một cường quốc trong thế kỷ 21'' dù đã nói sẽ tăng cường sức mạnh cho Pakistan, đối thủ của Ấn Độ.

Mỹ - Ấn Độ quan hệ đối tác chiến lược.

Theo chương trình trên, Washington sẽ tăng cường các cuộc đối thoại chiến lược với New Delhi nhằm nâng cao khả năng phòng thủ tên lửa và các sáng kiến an ninh khác. Hai nước sẽ tiếp tục cộng tác chặt chẽ trong lĩnh vực công nghệ cao đồng thời mở rộng hợp tác kinh tế, năng lượng.

Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice đã trình đề cương kế hoạch ''mở rộng quan hệ chiến lược'' giữa một nước lâu đời nhất với một nước có nền dân chủ lớn nhất, của chính quyền Tổng thống Bush lên Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh. Một quan chức ngoại giao Mỹ đề nghị giấu tên nói: ''Mục tiêu của chúng tôi là giúp Ấn Độ trở thành một cường quốc trên thế giới vào thế kỷ 21. Chúng tôi hiểu rõ ý nghĩa của việc làm này, gồm cả về mặt quân sự''.

Quan chức Mỹ và Ấn Độ bên bàn thảo luận.

Quan chức trên không đề cập chi tiết tới kế hoạch của Washington mà chỉ nhấn mạnh, khu vực Nam Á là rất quan trọng, với Trung Quốc một bên, Trung Đông một bên và cả khu vực Trung Á nhiều biến đổi ở phía bắc.

Kế hoạch Mỹ-Ấn Độ được Washington công bố khi nước này quyết định bán cho Pakistan một số máy bay chiến đấu F-16 theo kế hoạch giúp Pakistan tăng cường sức mạnh trên mặt trận chính trị, quân sự và kinh tế.

Được biết, Ngoại trưởng Rice đã thảo luận kế hoạch trên với Thủ tướng Ấn Độ trong chuyến công du châu Á của bà hồi đầu tháng nhưng việc này tới nay mới được thông báo. Đề xuất giúp đỡ Ấn Độ của Mỹ có mục đích phục hồi quan hệ hai bên xấu đi sau vụ thử hạt nhân của Ấn Độ tháng 5/1998.

Quá trình hàn gắn giữa hai nước bắt đầu khi Tổng thống lúc đó là Bill Clinton tới thăm Ấn Độ vào tháng 3/2002 khi ông sắp hết nhiệm kỳ. Người đứng đầu nước Mỹ thời đó đã nới lỏng hạn chế bán thiết bị công nghệ cao cho Ấn Độ đồng thời phá vỡ thị trường độc tôn của Nga.

Tổng thống Bill Clinton (phải) và Thủ tướng Vajpayee

Tiếp đó, chính quyền Tổng thống Bush tiếp tục thúc đẩy qúa trình này dưới kế hoạch ''Bước tiếp theo trong quan hệ đối tác chiến lược'' bằng cách dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm với Ấn Độ như bán vũ khí. Đổi lại việc làm này, Mỹ được Ấn Độ ủng hộ trong cuộc chiến chống khủng bố.

Mới đây, Tổng thống Bush đã mời Thủ tướng Sign tới Washington vào tháng 7 và lãnh đạo Mỹ cũng hứa tới thăm quốc gia hạt nhân ở Nam Á này vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. Lãnh đạo hai nước sẽ có những cuộc đối thoại chiến lược về vấn đề toàn cầu, an ninh khu vực, những yêu cầu của Ấn Độ, mở rộng hợp tác công nghệ cao vf thậm chí là hợp tác sản xuất thiết bị quân sự.

(Hoài Linh - Theo AFP, DailyTimes)

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,