,
221
1602
Tin tức
tintuc
/thegioi/tintuc/
595030
Ông Paul Wolfowitz sẽ giữ chức Giám đốc WB
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
,

Ông Paul Wolfowitz sẽ giữ chức Giám đốc WB

Cập nhật lúc 00:06, Thứ Năm, 17/03/2005 (GMT+7)
,

Tổng thống Mỹ George Bush ngày 16/3 tuyên bố đề cử Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Paul Wolfowitz vào cương vị Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB).

Ông Paul Wolfowitz.

Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 16/3, ông Bush đã nêu ra nhiều lý do đi đến quyết định chọn ông Wolfowitz, cho rằng đây là "một người có rất nhiều kinh nghiệm", là "một nhà ngoại giao kiệt xuất" và "xứng đáng trên cương vị người đứng đầu WB".

Một quan chức cao cấp chính quyền Mỹ cho biết hiện Nhà Trắng đã bắt đầu khởi động chiến dịch vận động hành lang nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của các nước đối với quyết định trên của ông Bush.

Ông Wolfowitz được biết đến không chỉ là đương kim Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ mà còn là một trong những kiến trúc sư chính trong cuộc chiến tranh tại Iraq do chính quyền Mỹ phát động.

Trong khi đó, WB không có bất kỳ một phản ứng nào trước tuyên bố trên của Mỹ, một dấu hiệu cho thấy sự đồng tình trước quyết định của Mỹ. Hồi tháng 1/2005, đương kim Chủ tịch WB James Wolfensohn cho biết sẽ rời cương vị của mình vào ngày 1/6 tới, sau 10 năm đương chức. Tuy nhiên, trong một phát biểu với tư cách cá nhân, ông Wolfensohn cho biết mong muốn tiếp tục được giữ cương vị của mình.

Mặc dù cái tên Wolfowitz đã được đề cập tới từ vài tuần trước đây, nhưng mãi tới ngày 16/3, ông Bush mới chính thức thông báo sự lựa chọn của mình. Sở dĩ chính quyền Mỹ phải giữ một thái độ thận trọng như vậy là do sự không hài lòng của một số nước châu Âu.

Theo cựu Thứ trưởng Bộ Ngân khố Mỹ Steve Radelet, hiện đang phục vụ tại Trung tâm Nghiên cứu phát triển toàn cầu, các nước châu Âu đang rất lo lắng nếu ông Wolfowitz được giữ chức Chủ tịch WB - điều cũng giống như trường hợp của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara trước đây. Trên cương vị người đứng đầu WB thời đó, nhằm tranh thủ sự ủng hộ của một số nước đối với Mỹ, ông McNamara đã quyết định dành nhiều khoản vay bất hợp lý cho các nước không thực sự cần viện trợ.

Mặc dù không phải là điều khoản chính thức nhưng bấy lâu nay, Mỹ luôn là bên chỉ định Giám đốc Ngân hàng thế giới trong khi các nước châu Âu là bên chọn ra Chủ tịch Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Cả Mỹ và châu Âu đều có quyền phủ quyết đối với sự lựa chọn của bên còn lại.

(Văn Cường - Theo BCC, CNN)

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,