,
221
1602
Tin tức
tintuc
/thegioi/tintuc/
573780
Các phương tiện thông tin Nepal bị trấn áp
1
Article
445
Quốc tế
thegioi
/thegioi/
,

Các phương tiện thông tin Nepal bị trấn áp

Cập nhật lúc 15:51, Thứ Năm, 03/02/2005 (GMT+7)
,

Như một phần trong nỗ lực thực hiện các biện pháp khẩn cấp do Quốc vương ban bố, tất cả các phương tiện truyền thông Nepal đều phải chịu sự kiểm duyệt toàn diện.

Tất cả các cơ quan thông tấn Nepal đều bị kiểm duyệt.

Tất cả các bài báo chỉ trích lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp đều bị cấm trong vòng 6 tháng. Đường điện thoại và Internet đều bị cắt. Do đó, tin tức về cuộc tổng đình công kéo dài 3 ngày do lực lượng nổi dậy phát động không đến được với công chúng.

Trong khi đó, lực lượng nổi dậy đã từ chối đàm phán với chính phủ và đề nghị ''nói chuyện'' trực tiếp với Quốc vương Gyanendra. Tuy nhiên, hiện lực lượng nổi dậy đang lên án mạnh mẽ hành động trấn áp báo chí nói trên. 

Hành động trên của Quốc vương Nepal đã bị Liên hợp Quốc, Anh, Mỹ và các tổ chức bảo vệ nhân quyền lên án. Tuy nhiên, Quốc vương tuyên bố ông cần làm vậy bởi chính phủ đã thất bại trong việc bảo vệ Nepal trước quân nổi dậy. 

Bộ Ngoại giao Mỹ đã khuyến cáo công dân nước mình không nên đi lại tới Nepal. Hội nghị thượng đỉnh Nam Á đã bị hoãn do Ấn Độ lo ngại trước những diễn biến tại Nepal.

Một ngày sau khi giải tán chính phủ và áp đặt tình trạng khẩn cấp quốc gia, Quốc vương Gyanendra hôm nay (2/2) bổ nhiệm nội các mới với 10 thành viên.

Quyết định nắm quyền lãnh đạo đất nước trực tiếp trong vòng 3 năm tới của vua Gyanendra bị nhiều nước lên án như Mỹ, Ấn Độ, Anh và Liên Hợp Quốc. Trong một loạt các tuyên bố gần đây, các quốc gia trên cho rằng động thái của người đứng đầu hoàng gia Nepal đã làm lợi cho lực lượng nổi dậy. Những nước này kêu gọi Nepal phải khôi phục dân chủ ngay lập tức.

(Trần Kiên - Theo BBC, AFP)

,
Gửi cho bạn bè In tin này
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
Quảng cáo
,
,
,