Hỏi đáp về cúm gia cầm
Sự lan rộng của cúm gà, hay cúm gia cầm, gây chết người ở Đông Nam Á, đang khiến cả thế giới ăn ngủ không yên. Nhưng cúm gà là gì và có nguy cơ gì với con người?
Virus chủ yếu lây qua đường hô hấp |
Cúm gia cầm là gì?
Cũng như người và các sinh vật khác, chim chóc cũng rất dễ bị cúm. Có 15 loại cúm chim, hay cúm gia cầm. Loại cúm dễ lây nhất, thường gây tử vong ở gia cầm, là H5 và H7.
Loại cúm hiện đang gây lo lắng là H5N1 gây chết người. Ngay trong tuýp H5N1 cũng có nhiều loại khác nhau ở các nước trong đợt dịch này.
Chim di trú, nhất là vịt trời, là vật mang virus tự nhiên nhưng nếu không gặp điều kiện thuận lợi virus không thể phát triển thành dịch bệnh.
Chim không di trú đặc biệt nhạy cảm với bệnh này.
Liệu một nước có thể ngăn chặn cúm gà lọt vào nước mình?
Điều đó là không tưởng. Vì không ai ngăn chặn được chim di trú. Nhưng điều đó không có nghĩa là chim sẽ lây bệnh sang gia cầm. Các chuyên gia cho rằng việc nuôi gia cầm đúng cách – chẳng hạn như ngăn chim di trú tiếp xúc với gà vịt trong nhà – có thể có tác dụng.
Ngoài ra, việc kiểm dịch ở cửa khẩu cũng phát huy hiệu quả.
Con người mắc bệnh cúm như thế nào?
Trường hợp đầu tiên nhiễm cúm gà là người Hồng Kông vào năm 1997.
Người lây bệnh qua tiếp xúc quá gần với vật nhiễm bệnh còn sống.
Virus từ gia cầm, hoặc chim chóc, lọt ra ngoài qua đường bài tiết. Phân chim sau đó sẽ khô, vụn ra và có thể lọt vào cơ thể người qua đường hô hấp.
Các triệu chứng của cúm gà gần giống với các loại cúm khác – sốt, mệt mỏi, đau họng và ho. Ở người còn có thể có thêm triệu chứng viêm màng kết.
Sau khi nghiên cứu một ca ở Việt
Điều này có nghĩa là bệnh nhân khi nhiễm H5N1 có thể mắc nhiều bệnh khác, kể cả bệnh chết người.
Bao nhiêu người đã nhiễm bệnh?
Tính đến 20/10/2005, đã có 118 ca xác nhận nhiễm cúm gia cầm ở người ở các nước
Trong dịch SARS trước đây, 8.400 người bị nhiễm và 800 người trên toàn thế giới thiệt mạng, tính từ khi bùng phát tháng 11/2002.
Cúm gà có thể lây từ người sang người không?
Có một số dấu hiệu cho thấy nó có thể lây theo cách đó, mặc dù người ta chưa đủ chứng cớ rõ ràng để khẳng định nó sẽ châm ngòi một trận dịch lớn.
Một trường hợp ở Thái Lan chứng tỏ khả năng virus có thể lây từ người sang người: ba người trong một gia đình chết lần lượt do cúm gà.
Chuyên gia virus học người Anh John Oxford cho rằng những ca này cho thấy về cơ bản virus có thể lây từ người sang người. Ông dự đoán sẽ còn nhiều trường hợp tử vong tập thể như thế.
Đó không phải là trường hợp duy nhất chứng tỏ cúm gà lây giữa người với người.
Năm 2004, hai chị em gái ở Việt Nam đã chết do bệnh cúm sau khi anh trai của họ chết do một căn bệnh hô hấp không xác định.
Năm 1997, một trường hợp tương tự đã xảy ra ở Hồng Kông, một bác sỹ mắc bệnh sau khi tiếp xúc với một bệnh nhân nhiễm H5N1 – nhưng người ta vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng.
Như vậy dịch bệnh sẽ bùng phát toàn cầu theo cách 'người-người'?
Các chuyên gia đang lo lắng về điều này. Nhưng ở trường hợp của Thái Lan, virus chỉ lây giữa những người thân với nhau, sau đó không lây lan ra ngoài nữa.
Hơn nữa, virus không kết hợp với một loại cúm khác ở người.
Nhưng nỗi lo lắng là có cơ sở. Các chuyên gia tin rằng H5N1 có thể kết hợp với virus cúm ở người và biến đổi gen nếu ai đó cùng một lúc nhiễm hai loại cúm.
Số ca nhiễm ‘kép’ càng cao thì khả năng hình thành virus mới cũng như khả năng lây người-người càng lớn.
Người ta càng lo lắng khi mới có một nghiên cứu cho thấy loại virus gây ra trận dịch 1918 lịch sử là cúm gia cầm.
Nếu khả năng này xảy ra, hậu quả sẽ như thế nào?
Một khi virus có thể lây từ người sang người dễ dàng, hậu quả sẽ rất thảm khốc.
Giới chuyên gia dự đoán, nếu điều này xảy ra, thế giới có thể mất đi 20-50 triệu sinh mạng (!).
Tiếp xúc quá gần với gà vịt rất dễ bị nhiễm bệnh |
Đã có vắc-xin chưa?
Hiện chưa có vắc-xin đặc chủng, song mẫu vắc-xin phòng H5N1 đang được sản xuất.
Nhưng thuốc chống virus, như Tamiflu, hiện đã có mặt ở Việt
Các chuyên gia dự định sẽ sử dụng Tamiflu để ngăn chặn dịch bệnh. Song lo lắng lại xuất hiện khi xuất hiện trường hợp kháng thuốc đầu tiên ở Việt
Các nhà khoa học nói hiệu quả sẽ lớn hơn nếu kết hợp với các loại thuốc khác cùng ‘gia đình’ chống H5N1 như Relenza (hay còn gọi là zanamivir).
Tôi có được tiếp tục ăn thịt gà không?
Có. Các chuyên gia nói virus cúm gà không lây qua đường ăn uống, vì thế ăn thịt gà không vấn đề gì. Chỉ những người trực tiếp giết mổ mới có nguy cơ nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, WHO khuyến cáo nên nấu thịt gà ở nhiệt độ ít nhất là 70°C. Trứng gà, vịt cũng nên được luộc kỹ. Virus cũng có trong ruột gà.
-
Lam Minh (Theo BBC, WHO)