Suha Arafat - tai tiếng và quyền lực
10:37' 09/11/2004 (GMT+7)

Một người từ lâu vẫn bị coi là "phóng túng" trong giao thiệp bỗng nhiên trở thành nhân tố chính trong cuộc chuyển giao quyền lãnh đạo Palestine. Mãi đến tháng trước, Suha Arafat mới gặp lại chồng khi lãnh đạo Palestine được đưa sang Paris điều trị nhưng....

Soạn: AM 190771 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Suha dìu ông Arafat khỏi khu nhà tại Ramallah hôm 29/10.

....Chỉ bằng một cú điện thoại kéo dài 1 phút với kênh truyền hình vệ tinh Al-Jazeera, Suha đã châm ngòi cho một "cơn lốc" chính trị khi cáo buộc các phụ tá cao cấp của chồng đang âm mưu "chôn sống" ông để giành quyền kế nhiệm. Bà kết thúc cuộc nói chuyện của mình với kênh truyền hình Ảrập bằng một câu: "Thượng đế vĩ đại" - thường được dùng như một khẩu hiệu của người Hồi giáo.

Những phát biểu này đã khiến Thủ tướng Palestine Ahmed Qurei và nhân vật đứng thứ 2 trong Tổ chức giải phóng Palestine Mahmoud Abbas phẫn nộ tới mức họ suýt nữa hoãn chuyến đi Paris để thăm ông Arafat. Song chuyến đi vẫn diễn ra sau cuộc họp nội các Palestine.

Kể từ năm 2000, Suha đã sống cùng con gái tại Paris, tách biệt với người chồng bị "giam lỏng" tại Ramallah, khu Bờ Tây. Song tình trạng sức khoẻ của ông đã buộc bà phải "xuất đầu lộ diện" và trở thành tâm điểm của mọi sự kiện. Cách đây 10 ngày, khi ông Arafat được đưa vào một bệnh viện quân đội ngoại ô Paris, bà đã kiểm soát phần lớn những cuộc thăm viếng ông.

Nguyên nhân của mọi sự "lộn xộn"

Các quan chức Palestine và giới truyền thông, phân tích Israel đều chỉ trích Suha vì những thông tin mơ hồ xung quanh tình trạng sức khoẻ của ông Arafat. Họ cho rằng việc bà giữ im lặng đã tạo ra một khoảng trống, tạo cơ hội cho hàng loạt lời đồn đại.

Soạn: AM 190775 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Suha Arafat từ lâu không được lòng người dân Palestine.

Vài ngày trở lại đây, bà đứng trong hàng ngũ những quan chức Palestine phản đối giới lãnh đạo hiện nay trong đó có ông Abbas. Bà có cùng quan điểm với Farouk Kaddoumi - người phụ trách vấn đề ngoại vụ thuộc PLO vốn nổi tiếng vì lập trường cứng rắn. Ông Kaddoumi từng phản đối hiệp định hoà bình năm 1993 - nhân tố đưa tới việc hình thành chính quyền Palestine.

Nhiều nguồn tin cho hay bà Suha - người vẫn nhận một khoản trợ cấp "hậu hĩnh" hàng tháng từ nhà lãnh đạo Palestine, đang bị các nhà chức trách Pháp điều tra vì đã lén chuyển 11,4 triệu USD vào tài khoản riêng. Giờ đây, bà đang từng bước đi vào chính trường Palestine mà không rõ tại sao. "Đây có vẻ như một kiểu mâu thuẫn về tiền và tài sản bởi lẽ Suha không hề có vị trí nào trong bộ máy chính trị Palestine. Dường như sự xuất hiện của bà báo trước những rắc rối có thể xảy ra trong thời gian tới", một chuyên gia phân tích Palestine nhận định.

Từ Cơ đốc giáo sang Hồi giáo

Là một người theo Cơ đốc giáo sinh tại Nablus, Suha từng làm thư ký cho ông Arafat khi nhà lãnh đạo Palestine sống lưu vong tại Tunisia. Năm 1991, bà chuyển sang đạo Hồi và kết hôn với Arafat. Khi ấy bà mới 28 tuổi còn ông đã bước sang tuổi 62 - một sự kết hợp "khập khiễng" ngay từ đầu.

Thời gian đó, trên khắp các đường phố Palestine, người ta rỉ tai nhau rằng mẹ của Suha - nhà báo nổi tiếng Ramonda Tawil đã "sắp đặt" cuộc hôn nhân này nhằm mục đích chính trị.

Suha càng nhận được nhiều sự "thù ghét" hơn khi bà tới Dải Gaza - một khu vực rất đông cộng đồng Hồi giáo năm 1994 mà không chịu che mớ tóc vàng bằng chiếc khăn trùm đầu truyền thống của đạo Hồi. Rồi những bộ quần áo kiểu Pháp và chiếc BMW "xa xỉ" mà bà lái trên khắp các đường phố Gaza "nghèo nàn" càng làm người Palestine phẫn nộ.

Soạn: AM 190781 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Suha Arafat đang trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý sau khi chỉ trích các quan chức cao cấp Palestine.

Đối với giới lãnh đạo Palestine, bà cũng tỏ ra không mấy hoà hợp khi đưa ra những tuyên bố ngược với đường lối chính của họ. Một lần, Suha đã bảy tỏ sự cảm thông đối với các nhóm vũ trang đúng lúc chính quyền Palestine đang tìm cách dẹp yên họ.

Năm 1999, bà khiến cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Hillary Rodham Clinton phải ngạc nhiên đến ngỡ ngàng khi lên tiếng chỉ trích Israel đã sử dụng hơi độc đối với người Palestine và làm tăng tỷ lệ người mắc bệnh ung thư. Trong cuốn sách của mình, bà Hillary đã nhắc tới cử chỉ thân mật và nụ hôn của bà Arafat, coi đó là "sai lầm" tai hại nhất trong chiến dịch tranh cử vào Thượng viện của mình.

Năm 2002, khi ông Arafat chỉ trích "mọi hành động khủng bố nhằm vào dân thường", bà Suha đã phát biểu với một tờ báo tiếng Ảrập tại London rằng nếu bà có con trai, "sẽ không có vinh dự nào hơn là hy sinh nó vì sự nghiệp của người Palestine".

(Huyền Trang - Tổng hợp) 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
" Chương trình nghị sự của Laura Bush (08/11/2004)
" Dự đoán thay đổi nội các trong chính quyền Bush (05/11/2004)
" Cuộc đời Arafat qua ảnh (05/11/2004)
" Chương trình nghị sự cho nhiệm kỳ 2 của ông Bush (04/11/2004)
" Liệu Ohio có lặp lại lịch sử Florida? (03/11/2004)
" Giờ "G" đã đến, cử tri xếp hàng dài chờ bỏ phiếu (02/11/2004)
" Ngày bầu cử Mỹ diễn ra như thế nào? (01/11/2004)
" 5 vấn đề chính đối mặt Tổng thống Mỹ tương lai (01/11/2004)
" Cuộn băng của bin Laden hay "cú sốc tháng 10"? (31/10/2004)
" Báo chí Mỹ chưa biết ủng hộ Bush hay Kerry (30/10/2004)
" Chất nổ Iraq là vũ khí chống lại ông Bush (26/10/2004)
" Bush giống Reagan khi "hành động đơn phương"? (25/10/2004)
" Tại sao người Nga thích Bush hơn Kerry? (23/10/2004)
" Zarqawi có bị bắt trước ngày bầu cử Mỹ? (22/10/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang