5 vấn đề chính đối mặt Tổng thống Mỹ tương lai
17:16' 01/11/2004 (GMT+7)

Nếu không có gì trục trặc xảy ra, ngày 3/11 người Mỹ và thế giới sẽ biết ai là tân Tổng thống Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng tương lai sẽ phải đối mặt với những vấn đề gì?

1. Iraq

Soạn: AM 184900 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Đương kim Tổng thống Bush.

Dù ai tuyên thệ nhậm chức ngày 20/1 cũng sẽ phải đối mặt với cuộc bầu cử Iraq nếu nó được tiến hành và giải quyết những rạn nứt về chính trị nếu nó không diễn ra. Tân Tổng thống Mỹ sẽ phải trả lời các câu hỏi như: liệu Mỹ có thể kiểm soát được tình hình Iraq hay không? Nếu không, liệu Mỹ có thể rút quân khỏi nơi này trong danh dự? Nếu cuộc chiến kéo dài, liệu Mỹ có thể tránh một kịch bản quân sự?

Bush: Ông sẽ phải "vượt qua" sự cám dỗ của những mỏ dầu tại Iraq và những hợp đồng mà các tập đoàn giành được không thông qua đấu thầu nếu muốn rút khỏi Iraq một cách nguyên vẹn. Tuy nhiên, hiện chính quyền Bush không có một chiến lược nào khác khả dĩ. Thay đổi nội các có thể đưa ra một chiến lược sáng suốt hơn, song nếu Dick Cheney vẫn tiếp tục là Phó Tổng thống, "tư duy chiến lược" hiện nay sẽ không có gì thay đổi.

Kerry: Ông sẽ có cơ hội rất nhỏ nhoi để mở rộng sự hợp tác quốc tế. Sự lựa chọn tốt nhất của ông là từ bỏ quyền kiểm soát các mỏ dầu và những hợp đồng khổng lồ, đồng thời để LHQ giám sát tiến trình chuyển giao tại Iraq. Tuy nhiên, hiện chưa rõ liệu đội ngũ an ninh quốc gia đảng Dân chủ có cho phép điều đó hay không.

2. Vũ khí hạt nhân - khủng bố

CHDCND Triều Tiên đang theo đuổi một chương trình hạt nhân và Iran cũng đang tiến trên con đường này. Trong bối cảnh đó, Al-Qaeda chắc chắn đang theo đuổi việc mua bán những loại bom hạt nhân xách tay và vật liệu chế tạo bom hoá học. Kể từ sau vụ 11/9, tâm lý chống Mỹ đã phát triển cùng với làn sóng cực đoan bạo lực trong thế giới Hồi giáo.

Bush: Bị các nhân vật theo phái bảo thủ mới gây sức ép chống lại Iran. Ông cũng không mấy chú tâm tới việc làm giảm bớt tâm lý chống Mỹ. Đang theo đuổi kế hoạch thử hạt nhân và vũ khí thế hệ mới.

Kerry: Muốn hội đàm song phương với CHDCND Triều Tiên. Sẽ phải xoa dịu lập trường ủng hộ Israel. Sẽ từ bỏ những kế hoạch thử nghiệm vũ khí hạt nhân mới của Mỹ.

3. Môi trường

Soạn: AM 184902 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Đối thủ đảng Dân chủ John Kerry.

Nghị định thư Kyoto về hiệu ứng nhà kính từng là một vấn đề gây "đau đầu" từ trước khi Bush lên cầm quyền và sau đó bị gạt phắt sang một bên. Chính quyền đã không mở cửa Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc cực cho các hoạt động khoan dầu, song lại cấp các hợp đồng cho thuê tại khu hoang dã Rocky Mountain. Hydro được coi là sự thay thế tốt nhất cho xăng. Trong khi đó, các nhà công nghiệp lớn của nước Mỹ lại được phép tự đưa ra quy tắc và mặc sức xông vào các khu rừng quốc gia để chặt đốn cây trưởng thành.

Bush: Tổng thống sẽ tiếp tục dành nhiều ưu tiên cho những người bạn trong ngành công nghiệp dầu khí. Ông sẽ cố gắng mở cửa khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Cực nếu trúng cử nhiệm kỳ hai.

Kerry: Sẽ không thể phục hồi Nghị định thư Kyoto với một Quốc hội do đảng Cộng hoà chiếm đa số song có thể khởi động lại những cuộc thảo luận. Có thể bị ngăn cản nếu muốn đảo ngược đạo luật do ông Bush ký thông qua về tiêu chuẩn áp dụng cho bầu không khí, rừng và nhiên liệu. Khoan dầu tại khu bảo tồn Bắc Cực sẽ không nằm trong chương trình nghị sự của Kerry.

4. Kinh tế

Chính quyền Bush đã để xảy ra tình trạngthâm hụt nặng trong vòng 3 năm và rất khó có thể trụ lâu hơn. Chính sách giảm thuế cho người có thu nhập cao đã mở rộng thêm khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội và chuyển gánh nặng thuế má từ vai các tập đoàn, tầng lớp người giàu sang vai tầng lớp trung lưu. Việc làm mới không có tính bảo đảm và được trả lương thấp hơn những việc người dân đã bị mất. Việc làm trong ngành sản xuất và dịch vụ chảy sang các nước thế giới thứ 3.

Soạn: AM 184904 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Ông Bush tích cực vận động tranh cử trong ngày cuối cùng.

Bush: Muốn giảm thuế cho người giàu vĩnh viễn, thậm chí mở rộng việc giảm thuế bất chấp logic kinh tế. Một lúc nào đó, Quốc hội hoặc các cố vấn riêng của Tổng thống sẽ phải thuyết phục ông ngừng chính sách này. Tăng trưởng và tạo việc làm - bị cản trở bởi việc chính phủ tăng cường chi tiêu quân sự, có thể sẽ gặp khó khăn dù thâm hụt có được khắc phục hay không.

Kerry: Sẽ xoá bỏ chính sách giảm thuế cho người giàu, tiếp tục chính sách giảm thâm hụt do chính quyền Clinton đưa ra và thuyết phục các công ty giữ nhân viên làm việc tại Mỹ. Ông sẽ phải đối mặt với một khó khăn lớn: tìm tài chính cho chương trình đối nội đầy tham vọng. Ông cũng phải đấu tranh để duy trì quỹ an sinh xã hội và duy trì trợ cấp về hưu.

5. Đối nội

Trong nhiệm kỳ tổng thống mới, 4 vị trí sẽ được thiết lập tại Toà án tối cao. Việc chỉ định các toà án liên bang cấp dưới có thể chịu ảnh hưởng của cả hai đảng. Chăm sóc y tế đang gặp khủng hoảng với 45 triệu người Mỹ không nhận được bảo hiểm và chương trình chăm sóc y tế của chính phủ cho người hưởng trợ cấp tiếp tục gặp khó khăn. Đã xảy ra nhiều cuộc tranh cãi về việc nghiên cứu tế bào thân, nạo phá thai và hôn nhân đồng tính.

Soạn: AM 184906 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Hai kỳ phùng địch thủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2004.

Bush: Sẽ tìm cách giữ đa số cực hữu tại toà án tối cao, duy trì quan điểm cấm nạo phá thai, tạm ngừng hoạt động nghiên cứu tế bào thân. Về giáo dục, sức khoẻ, sẽ đưa ra những khẩu hiệu mạnh mẽ hơn để "che giấu" những yếu điểm trong hệ thống hiện nay. Sửa đổi hiến pháp về cấm hôn nhân đồng tính có thể không được thực thi.

Kerry: Sẽ "kéo" Toà án tối cao trở lại vị trí trung tâm sau 20 năm để cơ quan này ngả về bên hữu. Có thể tiếp tục kế hoạch nghiên cứu tế bào thân. Một số kế hoạch đầy tham vọng của ông về chăm sóc y tế nhiều khả năng gặp khó khăn. Chi phí cho giáo dục sẽ phụ thuộc vào mức độ thành công của việc giảm thâm hụt.

(Đức Minh - Tổng hợp)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
" Cuộn băng của bin Laden hay "cú sốc tháng 10"? (31/10/2004)
" Báo chí Mỹ chưa biết ủng hộ Bush hay Kerry (30/10/2004)
" Chất nổ Iraq là vũ khí chống lại ông Bush (26/10/2004)
" Bush giống Reagan khi "hành động đơn phương"? (25/10/2004)
" Tại sao người Nga thích Bush hơn Kerry? (23/10/2004)
" Zarqawi có bị bắt trước ngày bầu cử Mỹ? (22/10/2004)
" 10 nhân tố tác động tới bầu cử Tổng thống Mỹ (21/10/2004)
" Nạn "gia đình hoá" tham nhũng ở Trung Quốc (21/10/2004)
" "Đầu trọc Nga" - Họ là ai? (16/10/2004)
" Tranh luận Bush-Kerry lần 2: Gay gắt trong mọi vấn đề (09/10/2004)
" G.Schroeder: Gian nan tới đỉnh cao quyền lực (06/10/2004)
" "Kẻ tám lạng, người nửa cân" (06/10/2004)
" Đảng Cộng hoà trông đợi ở Dick Cheney (05/10/2004)
" Diễn biến chi tiết buổi tranh luận Tổng thống (phần 3) (04/10/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang