Chiến lược kinh doanh của trường kinh doanh Harvard
17:01' 27/10/2004 (GMT+7)

Trường Kinh doanh Harvard là một trường kinh doanh hàng đầu thế giới và hàng năm thu được hàng triệu USD từ hoạt động kinh doanh của mình.

Soạn: AM 179661 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Hiệu trưởng HBS Kim Clark 

Trường Kinh doanh Harvard (HBS) có bán 7.000 chiến lược kinh doanh - những tài liệu nói về chiến lược kinh doanh của các công ty có thật. Hoạt động kinh doanh này đã mang lại nguồn thu hàng triệu USD mỗi năm. Chúng ta hãy thử xem chiến lược kinh doanh của chính trường này.

Harvard không bỏ qua việc mở rộng chi nhánh. Bộ phận xuất bản có thể mang lại khá nhiều lợi nhuận từ hoạt động của mình. Các bản copy tài liệu chiến lược kinh doanh tái bản được bán với giá 6,50 USD/bản cho các công ty. Sách, tạp chí hàng tháng và dịch vụ quảng cáo với giá 34.000 USD cho mỗi trang quảng cáo 4 màu cũng mang lại nguồn thu đáng kể cho trường. Doanh thu từ bộ phận xuất bản là 93 triệu USD mỗi năm.

Ngoài ra, trường này còn tạo điều kiện cho các công ty gửi người điều hành đến tham gia một khoá học 9 tháng. Khoá học này do các giáo sư nổi tiếng, những người tham gia dạy khoá Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh M.B.A. 2 năm, giảng dạy. Chi phí cho khoá học này là 51.000 USD và những người tham gia khoá học được coi là sinh viên Trường Kinh doanh Harvard.

Trường Kinh doanh Harvard, đã 95 năm tuổi, là trường kinh doanh chất lượng. Đây là trường tiên phong trong việc bán chiến lược kinh doanh. Năm ngoái, HBS đã bán được 6,7 triệu quyển chiến lược kinh doanh tái bản. Trường này mở khoá học kinh doanh đầu tiên về hoạt động thầu khoán năm 1947, sau đó phổ biến khoá học và nâng cao uy tín. Những người điều hành đã khéo tìm cách mang lại doanh thu hàng triệu USD về cho trường.

Được vào học ở Harvard không phải là chuyện đơn giản. Khoảng 8.500 sinh viên xin học năm ngoái nhưng chỉ 12% trong số đó được nhận. Trong ngày đầu đến trường, 90% số sinh viên được nhận phải xuất trình những thành tích cao nhất đạt được từ bất cứ một trường kinh doanh nào khác của Mỹ.

1/4 học viên M.B.A. của Harvard và 1/3 sinh viên hiện nay đến từ 75 nước trên thế giới. Trong số đó, 21% sinh viên tốt nghiệp ngay lập tức được mời làm việc cho các tổ chức quốc tế . Một số giảng viên của trường đã tham gia thành lập các trường kinh doanh khác trong đó có trường INSEAD của Pháp và trường IMD của Thuỵ sĩ.

Dĩ nhiên, sự xuống dốc của nền kinh tế có thể dẫn đến những điều không mong muốn. Hiện nay, sinh viên tốt nghiệp không tìm được việc nhanh như trước. Trước đây, khoảng 90% đến 95% sinh viên HBS được mời làm việc ngay trong ngày tốt nghiệp. Khoá 2003, có 88% sinh viên được mời làm việc ngay và chỉ trong vòng 3 tháng, 95% sinh viên có việc làm.

Ngoài điều không mong muốn trên đây, số lượng nhân viên đã bị cắt giảm. Trong vòng hai năm qua, bộ phận xuất bản đã cắt giảm 10% nhân viên xuống còn 240 người. Để tăng doanh thu, năm ngoái bộ phận này đã thuê David Wan, một người kỳ cựu trong ngành xuất bản làm giám đốc điều hành Xuất bản của HBS. Ông tổ chức lại Website để bán các chiến lược kinh doanh.

Về việc trả lương cho các giáo sư, mức lương khởi điểm cho giảng viên thường xuyên là từ 115.000 USD đến 120.000 USD/năm. Khoản lương này có thể tăng lên tới 200.000 USD. Ngoài ra, các giáo sư trong trường còn có thù lao từ công việc quản lý và tư vấn.

Thù lao tư vấn của các giáo sư ở đây cao hơn của các giáo sư khác ở trường Đại học Michigan. Một số giáo sư Harvard cho biết, họ có thể kiếm được một khoản thu nhập ngoài bằng tiền lương giảng dạy. Có thể, đây là lý do tại sao trường này có thể thu hút được một đội ngũ giảng viên tài năng. Giáo sư Mark Bradshaw dạy kế toán ở Harvard từ năm 2002 nói: "Không có thứ gì cần mà tôi không có, không có thứ gì tôi không thể có nếu cần", ông nói.

Sinh viên chính quy của trường kinh doanh Harvard chỉ phải trả $33.650/năm trong khi các sinh viên ở Stanford phải trả $36.252 và ở Wharton phải trả $37.323. Tuy nhiên, Harvard có thể có cách thức nào đó trong việc hoạch định chi phí.

"Tôi nghĩ, việc quản lý trường học hơi khác với việc quản lý một công ty", hiệu trưởng Kim Clark nói. Ông Clark tốt nghiệp trường Harvard và điều hành HBS từ năm 1995. Ông nói: "Tôi coi hoạt động tài chính là biện pháp hỗ trợ cho nhiệm vụ của chúng tôi". "Nhiệm vụ của chúng tôi là giáo dục chứ không phải là kiếm lợi nhuận".
 

(Việt Hằng - Theo Forbes)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi