Bùng nổ trò chơi tranh cử
Người ta thấy đi cùng với cuộc đua trên chính trường là các loại hình thể hiện cuộc đua này thông qua trò chơi trên máy tính, Internet, điện thoại di động. Cho tới nay đã có ít nhất 20 trò chơi với chủ đề tranh cử tổng thống đã được tạo ra. Các game này rất đa dạng.
Từ hình thái thể hiện nỗ lực vận động một cách đứng đắn hoặc cũng có thể là việc tuyên truyền gây chia rẽ. Các game với tên gọi, frontrunner, eLECTIONS, President Forever và The Political Machine tạo cho người chơi một sân khấu với đủ các chi tiết nhằm đưa ra một chiến dịch vận động tranh cử tổng thống một cách toàn diện.
Các trò chơi này ép người chơi phải thể hiện quan điểm đối với các chủ đề bàn luận của cuộc tranh cử và yêu cầu họ đối phó với truyền thông và vận động tranh cử nhiệt tình. Game có tên Political Machine, hay Cỗ máy Chính trị, do hãng làm trò chơi khổng lồ Ubisoft chế ra cho phép những người cùng người chơi có thể đấu với nhau trên internet.
Dr Gonzalo Fransca, nhà nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu trò chơi máy tính tại Trường Đại học Tin học Copenhagen nói rằng, ông ngạc nhiên vì các đảng phái chính trị và các ủng hộ viên của đảng cũng mất nhiều thời gian để làm quen và phổ cập rộng rãi các trò chơi này.
Dr Fransca từng giúp cho những nhà vận động cho ứng cử viên Howard Dean đã tạo ra trò chơi Dean For America nhằm giúp đưa các thông điệp của ông tới cử tri. Thế nhưng, trong mùa bầu cử này, ông Dr Fransca cũng phải ngạc nhiên về số các trò chơi được tạo ra trong cuộc đua hiện nay giữa ông Kerry và ông Bush.
Ông được trích lời nói rằng “Điều này cho chúng ta thấy một thực tế sống động về sự tồn tại và phổ biến của trò chơi điện tử trong đời sống văn hóa ngày nay”. Ông nói thêm là “Các trò chơi nay đã trở thành phương tiện ngày càng tự nhiên để con người bày tỏ quan điểm đối với các chủ đề hiện thời”.
Ông nghĩ rằng các đảng chính trị đang dùng trò chơi với một số lý do. Thứ nhất, chúng giúp trao đổi thông tin với bộ phận người dân quan tâm rất ít tới các vấn đề quốc nội và quốc tế, đó là giới trẻ. Ông nói rằng người sử dụng trò chơi sẽ thấy rằng các chính khách sử dụng ngôn từ ra sao khi họ muốn hướng tới nhóm người này.
Thứ hai là một trò chơi có thể tạo ra độ phức tạp của một chủ đề theo lối mà thậm chí một ứng viên có khả năng hùng biện nhất cũng phải bở hơi tai khi đối đáp.
Dr Fransca nói rằng các trò chơi còn hữu ích ở chỗ chúng giúp người ta hiểu các chủ để phức tạp như hệ thống cử tri hoạt động ra sao, và vì sao ứng viên có thể giành được lá phiếu nhưng lại không được chọn làm tổng thống.
Một trò chơi có tên Staffers để người chơi đóng vai một nhân viên làm việc trong một văn phòng vận động tranh cử và đưa họ và các tình huống phải giải quyết liên hồi như vừa phải lo trả lời điện thoại, vừa lo cho tài liệu vào phong bì và tiếp khách hay uống cà phê.
Ngoài nội dung của trò chơi thì nội tên gọi của chúng cũng cho thấy sự chia rẽ đảng phái ngày càng tăng. Người ta thấy cũng có cả trò chơi cho phép quí vị bóp méo khuôn mặt của ứng viên tổng thống hay tát vào mặt vị này hay vị kia.
Rồi có cả các game sử dụng kỹ thuật Flash để người chơi có thể điều khiển các ứng viên tổng thống trong khi họ đấu quyền anh hoặc thậm chí khi họ nhảy điệu hip hop. Có cả những game được dùng cho điện thoại di động như tạo ra tiếng reo của phone có chủ đề nhạc của phe ông Bush hoặc đưa những câu nói dùng sai nghĩa của ông Bush vào. Và cũng có cả các game do những người ủng hộ các ứng viên tạo ra nhằm lấy lòng hoặc lý giải về sự khác biệt giữa các ứng viên cho những người chưa rõ bỏ phiếu cho ai.
Game thô thiển
Một số game cũng khá thô thiển. Chẳng hạn phe Cộng hòa đưa ra trò chơi có tên John Kerry: Tax Invaders nói rằng, Mỹ sẽ tốn bao nhiêu tiền nếu Kerry thắng cử và làm những điều mà chiến dịch tranh cử của ông cam kết.
Một trò chơi khác mô phỏng chính ông Kerry đấm ông trong võ đài, ý nói rằng ứng viên này đổi ý ra sao về đường lối trong quá trình tranh cử. Các chuyên gia cho rằng việc sử dụng trò chơi này cũng thú vị ở chỗ hiện có ít bằng chứng là các trò chơi tạo ảnh hưởng nhiều tới quyết định của cử tri khi bỏ phiếu.
Tuy nhiên họ nói rằng các trò chơi cũng thành công ở chỗ chúng giúp người chơi hiểu nhiều hơn về chiến dịch tranh cử theo cách thức “bình dân” nhất và tất nhiên là trò chơi cùng nhắm vào các đối tượng không ngả về bên nào tham gia. Thế nhưng giới phân tích cũng nói rằng chính trị thì phức tạp và có thể người ta cũng sẽ hơi ngây thơ khi nghĩ rằng bất kỳ cách làm nào đó đều cho kết quả thành công để rồi có thể kiểm tra lại vào giờ phút cử tri đi bỏ phiếu.
Các nhà quan sát cũng công nhận rằng khó có thể nói liệu trò chơi ảnh hưởng tới quyết định bỏ phiếu hay không hay đơn giản đó chỉ là phương tiện để các ủng hộ viên tìm hiểu thêm và củng cố niềm tin của họ.
Theo họ, game là một phần của sự tiến hóa trong thông điệp chính trị và chúng không có ảnh hưởng khi đứng một mình mà sẽ có tác động khi đi cùng các phương tiện truyền thông khác.
(Theo BBC)