Liệu Ohio có lặp lại lịch sử Florida?
20:37' 03/11/2004 (GMT+7)

Bất chấp việc đội ngũ tranh cử của ông Bush đã tuyên bố thắng cử, đội ngũ của TNS Kerry vẫn "giữ vững niềm tin " tại Ohio - nơi ông Bush đang dẫn trước khoảng 135.000 phiếu phổ thông.

Kẻ tám lạng, người nửa cân.

Vấn đề gây tranh cãi chính tại bang này hiện nay chính là số phiếu dự phòng đục lỗ tại Ohio - giống loại phiếu được sử dụng trong cuộc bỏ phiếu lại tại bang Florida hồi năm 2000. Nguồn gốc của loaị phiếu này xuất phát từ việc cử tri tới đúng điểm bỏ phiếu song tên của họ lại không có trong danh sách cử tri vì họ đã chuyển nơi ở hoặc do sai sót của nhân viên phụ trách đăng kí cử tri. Số phiếu này được phát cho cử tri vào ngày bầu cử và được cất vào phong bì, bỏ riêng sang một bên và sẽ được kiểm sau 11 ngày theo luật pháp bang.

Cho tới lúc này, với 100% các điểm bỏ phiếu tại Ohio đã báo cáo kết quả, đương kim Tổng thống Bush dẫn trước TNS Kerry với 136.000 phiếu phổ thông, tính theo tỉ lệ phần trăm là: 51/49. Khoảng 70% số phiếu được bỏ tại tiểu bang này là loại phiếu đục lỗ.

Ken Blackwell, Ngoại trưởng bang Ohio ước tính còn khoảng 175.000 phiếu đăng ký thêm đã được bỏ. Tuy nhiên, theo lời Chánh văn phòng Nhà Trắng Andrew Card, ông Blackwell đã nói với đội ngũ tranh cử của Tổng thống Bush rằng: "số dư này không đủ làm cho ông Kerry vượt lên dẫn trước Tổng thống Bush, thậm chí sau khi chúng được kiểm".

Hiện ông Blackwell vẫn chưa đưa ra lời bình luận này. Trong số 175.000 phiếu dư có nhiều phiếu do công dân Mỹ và binh sĩ bỏ từ nước ngoài. Chưa ai khẳng định tính hợp lệ của bất kì lá phiếu nào trong số này.

Hồi năm 2000, khoảng 100.000 phiếu dự phòng đã được bỏ và khoảng 90% số này là phiếu hợp lệ.

Như vậy, trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay, Ohio trở thành tâm điểm chú ý của mọi người ở Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Nỗi ám ảnh Florida của năm 2000 đã tái diễn và đổi tên thành ‘’nỗi ám ảnh Ohio 2004’’.

Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng giữa đương kim Tổng thống Mỹ Bush và Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ John Kerry gay cấn ngay từ giây phút đầu tiên và đến thời khắc cán đích này cả hai ứng cử viên vẫn đang ở thế ''kẻ tám lạng, người nửa cân''.

Sự kiện Ohio năm nay cho thấy sự phân chia xã hội, những bất đồng quan điểm về Iraq, cuộc chiến chống khủng bố và kinh tế trong nước Mỹ ngày càng sâu sắc. 

Tại bang này, đàn ông, người da trắng, dân nông thôn đa phần ủng hộ Bush. Trong khi đó, phụ nữ, người thiểu số, dân đô thị nghiêng về Kerry. Cú tăng tốc ngoạn mục của Kerry hôm nay một phần cũng nhờ vào những cử tri trẻ tuổi tại bang này.

Nằm ở miền Bắc nước Mỹ, Ohio là một trong những bang đông dân nhất, ước tính khoảng hơn 11,4 triệu người tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn như Columbus, Cleveland, Cincinnati Akron. Tuy nhiên, đến tới 4/5 diện tích của bang này là rừng và đất trồng trọt.

Có tới 85% dân số là người da trắng, khoảng 1,3 triệu người da đen, chiếm khoảng 11,5%.

(Huyền Trang, Trần Kiên - Tổng hợp)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
" Ngày bầu cử Mỹ diễn ra như thế nào? (01/11/2004)
" 5 vấn đề chính đối mặt Tổng thống Mỹ tương lai (01/11/2004)
" Cuộn băng của bin Laden hay "cú sốc tháng 10"? (31/10/2004)
" Báo chí Mỹ chưa biết ủng hộ Bush hay Kerry (30/10/2004)
" Chất nổ Iraq là vũ khí chống lại ông Bush (26/10/2004)
" Bush giống Reagan khi "hành động đơn phương"? (25/10/2004)
" Tại sao người Nga thích Bush hơn Kerry? (23/10/2004)
" Zarqawi có bị bắt trước ngày bầu cử Mỹ? (22/10/2004)
" 10 nhân tố tác động tới bầu cử Tổng thống Mỹ (21/10/2004)
" Nạn "gia đình hoá" tham nhũng ở Trung Quốc (21/10/2004)
" "Đầu trọc Nga" - Họ là ai? (16/10/2004)
" Tranh luận Bush-Kerry lần 2: Gay gắt trong mọi vấn đề (09/10/2004)
" G.Schroeder: Gian nan tới đỉnh cao quyền lực (06/10/2004)
" "Kẻ tám lạng, người nửa cân" (06/10/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang