Tuần bầu cử cuối cùng:
Giằng co giữa Kerry và Bush
15:50' 27/10/2004 (GMT+7)

Nhằm làm giảm lòng tin của các cử tri đối với vị tổng thống đương nhiệm, ứng viên Đảng Cộng hoà John Kerry lên tiếng cáo buộc đương kim Tổng thống Bush che giấu những quyết định sai lầm của ông này. Trong khi đó, ông Bush đang thu hút các đảng viên Đảng Dân chủ tham gia vào cuộc vận động của mình bắt đầu vào tuần cuối cùng. Ông Bush viện dẫn đảng Dân chủ không còn được lãnh đạo bởi một người đàn ông quyền uy và quyết đoán.

Soạn: AM 180547 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Đương kim Tổng thống Bush.

Trong cuộc vận động, ông Bush chỉ ra dấu hiệu chứng tỏ đối thủ Kerry không giữ được dáng vẻ mạnh mẽ vốn có trước đó của Đảng Dân chủ, đó là sự tái xuất hiện của cựu tổng thống Clinton khi ông này, sau ca phẫu thuật tim, đã kêu gọi cử tri ủng hộ cho Kerry. Trong khi đó ông Bush đang mong nhận được các lá phiếu từ Đảng Dân chủ trong suốt chuyến công du bằng xe buýt ba chặng của ông tại miền Tây Wiscosin vào hôm qua (26/10).  

Kerry đang tiến hành vận động tranh cử tại miền Đông Wisconsin, một bang mà trước đây Al Gore hầu như đã không giành được lá phiếu nào trong mùa bầu cử năm 2000. Vị thượng nghị sĩ bang Massachusetts này đang ra sức củng cố vị thế của mình với lí lẽ ông Bush đã lừa dối, gây xáo trộn trong cuộc chiến Iraq và khủng hoảng an ninh quốc gia nói chung.

"Khi tổng thống rơi vào tình thế buộc phải đối mặt với những hậu quả do chính quyết định sai lầm của mình, ông ta đã không chấp nhận đối mặt với thực tại mà vẫn muốn che đậy chúng", Kerry nói trong một bài diễn văn được chuẩn bị đọc tại Vịnh Xanh. Ông này cũng cho rằng "Sự thực là ngài tổng thống Bush không thẳng thắn với người dân Mĩ về lí do tại sao chúng ta đã gây chiến, cuộc chiến đó đang diễn ra như thế nào hay ông ta đã làm những gì để ổn định Iraq thời hậu chiến".

Tiếp đó, ông Kerry tiến thêm một đòn tiến công với tuyên bố "Chính vì Bush đã được cảnh báo về lỗi lầm mà ông ta gây ra ở Iraq, ông ta cũng đã bị cảnh báo rất nhiều lần về tình hình an ninh bất ổn của đất nước".

Kerry nói rằng ông sẽ dành thêm 60 tỉ đô la trong vòng 10 năm cho an ninh và số tiền này được sử dụng để thanh sát những hàng hoá có chứa đựng nguyên liệu hạt nhân tại các bến cảng và biên giới, đồng thời sẽ gia tăng số lính tuần tra biên giới kèm theo một số chính sách khác nữa. 

Trong khi đó, ông Bush đang cố gắng thu hút được sự ủng hộ từ phía Đảng Dân chủ ở bang Wiscosin nơi mà trước đây vào năm 2000 ông đã thất bại trong vận động bầu cử chỉ với số phiếu là  5.708 lá. 

Để chuẩn bị cho chiến dịch trên, đầu tuần trước, ông Bush đã xoáy vào một bài diễn văn về an ninh trên toàn nước Mỹ, trong đó ông đã đề cập đến các sự kiện diễn ra trước đó với những lời lẽ tâng bốc truyền thống của đảng Dân chủ.

"Đảng của Franklin Roosevelt và Harry Truman và John Kennedy đã luôn được người ta nhớ đến là một đảng đầy quyết đoán và đáng tin cậy trong thời chiến cũng như trong những giờ phút diễn ra khủng hoảng, song TNS Kerry đã quay lưng lại với chủ trương “bằng bất cứ giá nào” và “đối mặt bất kì thách thức nào” của đảng này”, ông Bush nói.

Ông Bush cũng thêm rằng “Và ông ta đã thay những cam kết ấy với chủ trương “đợi đấy xem thế nào” và “đầu hàng và bỏ chạy”. Rất nhiều đảng viên Đảng Dân chủ do đó đã không thể nhận diện được chính đảng của mình. Và ngày hôm nay tôi muốn nói với tất cả rằng: Nếu như các bạn muốn nước Mỹ sẽ đi đầu với sức mạnh, với tính quyết đoán một cách lí tưởng thì tôi vô cùng hân hạnh nhận được sự cổ vũ từ phía các bạn, và tôi cần lá phiếu của các bạn”.

Karl Rove, trưởng đội ngũ cố vấn của Bush đã nói lệch lạc về hình ảnh Clinton đi cùng Kerry. Bảy tuần sau ca phẫu thuật tim, Clinton đã sát cánh bên ứng cử viên tổng thống TNS J. Kerry trong khi cùng ông này vận động các cử tri bang Philadelphia.

“Họ đã lôi Clinton ra khỏi phòng phẫu thuật để đến với cuộc vận động nhằm giúp Kerry che đậy những điểm yếu của ông ta trong mắt các các cử tri nòng cốt”, Rove nói trong khi ông cho rằng vai trò vị cựu tổng thống này gần như là con số không.  

Bush cũng nói thêm "Đây không phải là cách kêu gọi các cử tri trung lập. Mà đây là lời kêu gọi dành cho thành phần cốt lõi của Đảng Dân chủ, đảng mà giờ chẳng còn mặn mà gì với TNS Kerry”.

Kerry đang chuẩn bị thực hiện một chuyến đi một ngày, xuất phát từ Vịnh Xanh tới bốn bang  Las Vegas, Albuquerque, N.M., và Sioux City, Iowa. Cuộc vận động này đã đánh dấu cuộc chạy đua tranh cử kéo dài bốn ngày đã đến hồi kết thúc.

Kerry tấn công Bush với lí lẽ rằng Bush đã không thẳng thắn trong cuộc đối thoại với 1.000 người ủng hộ ông ta tại Warren, Mich. vào đêm thứ Hai.

"Chúng ta cần một sự khởi đầu mới cho nước Mỹ. Chúng ta cần một vị tổng thống luôn luôn biết nhìn thẳng vào mắt người dân và nói lên sự thật, một vị tổng thống giành được lòng tin bằng chính sự thật”. TNS Kerry nói.

Trong khi đó, Rove đã tuyên bố rằng Đảng Cộng hoà luôn vững chắc và luôn có động cơ rõ rệt. Ông này đã bác lại những lí lẽ của Kerry đối với Bush như sau:

"Làm thế nào để chúng ta có thể thuyết phục được những người vốn trước kia đã không muốn bầu cử? Làm thế nào để dành được sự ủng hộ của những người nghiêng về phía đang ngày càng lớn mạnh, và làm thế nào để dành được những lá phiếu của những đảng viên Đảng Cộng hoà và những phần tử tự do trung lập? Các bạn có thể thấy rằng chúng tôi sẽ bắt đầu từ chính đây”, Rove nói.

Bush và Kerry đang đua tranh quyết liệt tại các bang ‘’giằng co’’, đó là Pennsylvania, Ohio và trong đó có Florida. Tuy nhiên hai ứng viên tổng thống này cũng sẽ chú ý tới các bang khác do có một số dấu hiệu cho thấy tính dao động của kết quả bầu cử.

Nếu như Arkansas, một bang tại đó trong cuộc vận động bầu cử năm 2000 ông Bush đã giành chiến thắng thì trong lần bầu cử này không còn được coi là mang tính hứa hẹn cho Bush. Cũng như vậy, New Hampshire, nơi Bush giành chiến thắng sát nút nay dường như đang nghiêng về phía Kerry trong vòng bầu cử cuối cùng.

Mặt khác cuộc tranh luận tại Hawaii đột nhiên chấm dứt đã thúc giục các đảng viên Đảng Dân chủ tiến hành vận động nhằm đi trước Bush một bước.

Trong màn kết đầy gay cấn này, cả hai ứng viên tổng thống đều đang cố thu hút ủng hộ từ những phần tử nằm ngoài chiến lược vận động của hai ông này, trong đó có thông báo của toà án tối cao rằng thẩm phán trưởng William H. Rehnquist sẽ quay lại làm việc tuần tới sau ca điều trị ung thư tuyến giáp.

Kerry cố giành lợi thế khi nhắc nhở người dân Mĩ về việc tổng thống mới sẽ bổ nhiệm hơn một thẩm phán cho một phiên toà đối lập.

Trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại với các người đứng đầu nhà thờ Thiên chúa giáo, TNS Kerry nói "Chúng ta biết rằng sê có hai hoặc ba thẩm phán nghỉ hưu trong những năm tới. Toà án tối cao đang trong tình thế nguy hiểm. Một lá phiếu sẽ quyết định một hành động dứt khoát. Và cũng chỉ một lá phiếu sẽ mang tính quyết định đối với chức tổng thống Mỹ”.

(Thanh Tú - Theo AP)

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Zarqawi có bị bắt trước ngày bầu cử Mỹ?
Ảrập Xêút: không dùng dầu để lũng đoạn bầu cử Mỹ
Quan sát viên quốc tế sẽ giám sát bầu cử Mỹ
8h sáng nay, tranh luận Bush - Kerry lần cuối
TNS Kerry đang dẫn trước Tổng thống Bush
New York Times ủng hộ Kerry làm Tổng thống
Bush, Kerry chuẩn bị cho buổi tranh luận thứ 2
TNS Kerry: "Các nhà lãnh đạo thế giới muốn tôi đánh bại Bush"
Kerry vượt Bush
TNS John Kerry: ''Chúng tôi đều yêu nước Mỹ''
Kerry đã thắng Bush trong buổi tranh luận
Ông Bush chỉ trích Kerry, ký đạo luật thuế Iowa