Điểm mặt những chính trị gia khác người ở Mỹ
Theodore Roosvelt, Thomas Jefferson, anh em nhà Kennedy và vợ chồng Bill Clinton nằm trong số những nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng lớn trong lịch sử nước Mỹ.
Thomas Jefferson
Năm 1781, Thomas Jefferson, lúc đó đang làm thống đốc Virginia, tuyên bố chính trị với ông đã có "đủ chính trị". Và lúc đó ông còn chưa đến tuổi 40.
Trong hai thập niên tiếp sau đó, Jefferson đảm đương nhiều chức vụ - công sứ đại diện cho chính phủ Mỹ ở Pháp, Ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ, Phó Tổng thống dưới thời John Adams và là Tổng thống thứ 3 của Mỹ. Nhưng vào năm 1781, tên tuổi ông đã được lưu vào nhiều sách lịch sử.
Là một đại biểu của Đại hội gồm 13 thuộc địa hợp nhất thành Hoa Kỳ lần thứ 2, Jefferson mới 33 tuổi vào năm 1776, khi ông soạn ra bản Tuyên ngôn Độc lập.
Sau 2 nhiệm kỳ làm Tổng thống, Jefferson rút lui và cống hiến những năm cuối đời cho việc thành lập trường Đại học Virginia.
Jefferson mất ngày 4/7/1826 ở Monticello, gần Charlottesville, tại căn nhà ông tự xây dựng, hưởng thọ 83 tuổi. Trên bia mộ được ông chọn từ trước có mang dòng chữ: "Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Thomas Jefferson, tác giả bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, của Đạo luật Virginia về tự do tín ngưỡng, và là cha đẻ của Đại học Virginia".
Theodore Roosvelt
Là một người chăn bò, một người lính, một thợ săn, một nhà nghiên cứu vạn vật, một người cải cách, một chủ chăn nuôi gia súc, một cây bút có nhiều tác phẩm..., nhưng có lẽ cụm từ "người phi thường" là phù hợp với Teddy Roosevelt hơn cả.
Ông xuất xắc ở mọi lĩnh vực, trong đó có chính trị. Được bầu vào cơ quan lập pháp bang New York khi mới ở tuổi 24, Roosevelt sau đó tiếp tục phục vụ trong Ủy ban Dịch vụ Dân sự Mỹ.
Ông là Tổng thống Mỹ thứ 32 và tổng thống trẻ nhất của Mỹ tính đến nay. Lúc đó ông mới 42 tuổi.
Theodore Roosvelt là một khuôn mặt trung tâm của các sự kiện thế giới hồi giữa thế kỷ 20, khi ông lãnh đạo Mỹ suốt thời gian có cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và chiến tranh thế giới. Là Tổng thống duy nhất được bầu hơn hai nhiệm kỳ, ông đã tạo ra một liên minh bền vững giúp tái tổ chức nền chính trị Mỹ trong nhiều thập niên.
Ông cũng phái Hải quân Mỹ đi khắp thế giới để biểu dương sức mạnh, vận động cho Kênh đào Panama và giành giải Nobel Hòa bình.
Martin Luther King Jr.
Sau khi Rosa Parks bị bắt vào ngày 1/12/1955 vì từ chối nhường chỗ cho người da trắng trên một chiếc xe buýt ở Montomery, Alabama, các cư dân da màu của thành phố đã tổ chức tuần hành nhân danh bà. Họ thành lập Hiệp hội Cải tiến Montgomery (MIA) và trong việc chọn một thủ lĩnh, họ đã bầu cho một mục sư Baptist có tên Martin Luther King Jr.
King đã dẫn dắt cuộc tẩy chay xe buýt diễn ra ở Mongomery và giúp thành lập Hội nghị Lãnh đạo Cơ đốc niền Nam (1957), trở thành Chủ tịch đầu tiên của tổ chức này. Năm 1963, King tổ chức cuộc tuần hành tại Washington, và đọc bài diễn văn nổi tiếng "Tôi có một giấc mơ". Ông nâng cao nhận thức của công chúng về phong trào dân quyền và được nhìn nhận là một trong những nhà hùng biện vĩ đại nhất lịch sử Mỹ.
Năm 1964, King là nhân vật trẻ nhất được chọn nhận giải Nobel Hòa bình vì những nỗ lực chấm dứt nạn kỳ thị chủng tộc thông qua biện pháp bất tuân dân sự và các phương tiện bất bạo động khác.
Ông là một trong người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Mỹ và được nhiều người trên khắp thế giới biết đến như một anh hùng.
Anh em nhà Kennedy
John F. Kennedy là Tổng thống Mỹ được 2 năm 10 tháng nhưng huyền thoại của ông vẫn tiếp tục đến nay mặc dầu đã 47 năm sau ngày ông bị ám sát ở Dallas.
Năm 1946, John Kennedy, lúc đó 28 tuổi, tham gia vào chính trường khi ông nhận ghế đại biểu của James Curley, người rời vị trí để chạy đua chức thị trưởng Boston. Kennedy vào Thượng viện năm 1952 và tiếp tục ở cơ quan này cho đến năm 1960 khi ông được bầu làm Tổng thống ở tuổi 43.
Lúc nhậm chức, ông nói rằng "ngọn đuốc đã được chuyển cho thế hệ người Mỹ mới" và ông đã đúng. Kennedy là Tổng thống đầu tiên sinh ra trong thế kỷ 20. Với tỷ lệ ủng hộ ở mức 83% năm 1961, Kennedy được dân chúng khắp cả nước yêu mến. Theo một số cách, nước Mỹ ngày nay vẫn còn tiếc thương ông.
Nhưng John không phải là người duy nhất trong số các con trai nhà Kennedy tham gia chính trường. Các em trai ông là Robet và Ted cũng sớm bộc lộ tài năng về chính trị.
Robert Kennedy giữ chức Bộ trưởng Tư pháp Mỹ từ năm 1962-1964 và sau đó từ chức để chạy đua vào Thượng viện. (Ông đã thắng).
Thật khó có thể nói liệu Bobby Kennedy có thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 1968 không nếu ông không bị ám sát, nhưng sự thành công của ông trong các cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ cho thấy ông đã cho các đối thủ một "trận chiến quyết liệt".
Ted Kennedy bước vào chính trường ở tuổi 30, khi ông giữ ghế tại Thượng viện, vị trí mà anh trai ông, John, từng đảm nhiệm. Ông phục vụ Quốc hội 47 năm trước khi chết vì ung thư não năm 2009.