Những nghề nguy hiểm nhất thế giới

Cập nhật lúc 08:11, 21/10/2010 (GMT+7)

Nhân viên lau cửa kính cho các tòa nhà chọc trời, thợ mỏ, đô vật đấu biểu diễn với cá sấu tại vườn thú,... đang hàng ngày, hàng giờ đối mặt với thần chết do đặc thù công việc của họ.

1. Lau cửa kính nhà chọc trời

 
Bạn cần phải có thần kinh thép để trở thành một nhân viên lau cửa kính ở Dubai. Khi người công nhân này làm việc bên ngoài cửa sổ một căn hộ, anh phải bước ra ngoài lên chỗ gờ hẹp, một tay túm chặt khung cửa, một tay giang rộng, dùng nùi cao su lau thật nhanh vết ố trên tấm kính. Nhiệm vụ của anh là đảm bảo các ô kính cửa sổ phải sáng bóng. Không có điều gì khó khăn, trừ việc căn hộ nằm trên tầng 34 của một toà cao ốc ở Jumeirah Beach, Dubai, cách mặt đất khoảng 122 mét. Nam nhân viên lau dọn này không có bất cứ trang bị bảo hộ, giá giữ hoặc mũ bảo hiểm nào.

Liên quan đến tình trạng an toàn lao động đối với lực lượng công nhân nhập cư đông đảo, nhà chức trách Dubai thường đưa ra những con số thống kê đáng ngờ. Các điều kiện làm việc dành cho người nhập cư đã trở thành một chủ đề thảo luận ở Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, đa số những lao động nhập cư này không có tiếng nói, đặc biệt về vấn đề an toàn lao động của chính họ. Họ cũng ý thức được rằng, nếu họ bị trục xuất sẽ có hàng ngàn người khác sẵn sàng thế chân họ.

2. Thợ sửa chữa điện từ trực thăng

 
Lần đầu tiên nhìn thấy những người đàn ông trên đường dây diện như trên, bạn có thể nghĩ đó là ảnh giả mạo. Nhưng đây hoàn toàn là bức ảnh thực ghi lại cảnh làm việc của các thợ sửa chữa và bảo dưỡng đường điện từ trên trực thăng. Công việc của họ là một lĩnh vực vô cùng đặc biệt liên quan đến các đường dây điện. Điều lạ thường là những người thợ có thể làm việc với các đường dây truyền tải điện cao thế bằng đôi bàn tay trần. Người thợ đường dây cần phải được cách ly khỏi mặt đất bằng cách sử dụng một xe cẩu hoặc thiết bị bảo vệ khác. Họ luôn mặc một bộ đồ bảo hộ đặc biệt, giúp kết nối an toàn với đường dây điện nhờ ở cùng mức điện thế.

Sửa chữa và bảo dưỡng đường dây điện trong các hệ thống phân phối điện áp thấp là công việc rất phổ biến đối với các thợ đường dây ở Anh. Nhưng công việc liên quan đến các hệ thống điện phân phối điện cao áp thế tại nước này do những đội chuyên gia với biệt danh "Găng tay nóng" đảm nhiệm.

3. Đấu vật với cá sấu

 
Trong ảnh là cuộc đấu tay đôi giữa một đô vật và một con cá sấu tại vườn thú ở Thái Lan. Các đô vật ở Vườn thú Samphran, ngoại ô thủ đô Bangkok, Thái Lan đã trình diễn cái có thể được coi là công việc nguy hiểm nhất thế giới. Cuộc vật lộn giữa người và cá sấu đã trở thành trò nguy hiểm mua vui cho khán giả tại vườn thú ở này kể từ khi nó được thành lập năm 1985. Trong các buổi biểu diễn kéo dài một giờ đồng hồ, các đô vật phải ghé đầu mình giữa hai hàm răng dài sắc nhọn của một trong những con cá sấu lớn nhất vườn thú, theo phong cách của Krai Thong, một người săn cá sấu huyền thoại của Thái Lan.

4. Huấn luyện sư tử

 
Các cặp vợ chồng mới cưới đi nghỉ tuần trăng mật tại Las Vegas đã ghi lại những bức ảnh này từ bên ngoài hàng rào chắn sư tử tại khách sạn MGM Grand. Hai huấn luyện viên đang chăm sóc một đôi sư tử thì đột nhiên, con sư tử đực bất thình lình lao lên tấn công. Cuộc giằng co xảy ra tiếp sau đó và con sư tử cái cũng quyết định nhập cuộc. Tuy nhiên, người huấn luyện viên cuối cùng đã tìm cách thoát ra khỏi hàng rào với sự trợ giúp của bạn đồng nghiệp, trong khi con sư tử đực vẫn có vẻ kích động. Không có dấu hiệu về sự đổ máu nhưng người huấn luyện viên rõ ràng rất đau trong vụ tấn công. Tuy nhiên, tấm kính cách âm đã không để lọt bất kỳ âm thanh nào. Một chuyên gia nhận định, vụ tấn công chỉ được coi là nhẹ. Người huấn luyện viên đã may mắn vì con đực chỉ quá hưng phấn. Nếu con cái tấn công, hậu quả sẽ nghiêm trọng hơn nhiều.

5. Thợ mỏ

 
Gilberto Angulos không cần phải kể bất cứ điều gì về 30 năm làm việc trong các hầm mỏ ở Chile. Cơ thể bị thương tích của ông đã nói lên tất cả. Một vết sẹo gồ ghề chạy thẳng xuống trán của ông. Một tấm nẹp kim loại đã giữ cho cẳng tay trái bị vỡ của ông liền lại. Một chiếc xương không thể ghép chuẩ về vị trí cũ nhô ra từ vai trái của ông. Các vết thương gợi nhắc một vụ nổ hầm mỏ gần như đã giết chết ông. Năm 2003, Angulos đang lái thiết bị khai thác trong một mỏ đồng lớn thì cảm thấy bị một luồng không khí cuốn đi. Thay vì mất mạng, Angulos bị cuốn đi xa 2.092 km về phía nam tới Santiago, nơi ông phải trải qua một năm trong bệnh viện. Thương tổn đối với người thợ mỏ này hiện là vĩnh viễn.

Mới đây, mỏ San Jose đã đổ sụp và nhốt giữ 33 người thợ mỏ Chile khác suốt 69 ngày dưới độ sâu 633 mét so với mặt đất cho tới khi họ được nhà chức trách giải thoát thành công. Chủ sở hữu và cũng là nhà điều hành mỏ đó, công ty San Esteban Mining Co. đã không hoàn thành những cải thiện đã cam kết. Rất nhiều trong số 33 người thợ mỏ vừa thoát nạn ấy và các đồng nghiệp của họ từng nhiều lần đối mặt với cái chết trong hầm lò nằm sâu dưới mặt đất. Mario Gomez đã mất hai ngón tay vì đất đá rơi xuống nghiền nát. Victor Segovia phải mất một năm hồi phục chấn thương sau khi một phiến đá lao vào lưng anh. Franklin Lobos từng bị mắc kẹt 3 giờ đồng hồ sập hầm trước đó. Kể từ năm 2000, 374 thợ mỏ đã chết trong khi làm việc trong các hầm lò ở Chile, theo thống kê của chính phủ nước này.

6. Gái bia ngắm

 
Gái bia ngắm là cụm từ thỉnh thoảng được sử dụng trong các rạp xiếc và các chương trình biểu diễn tạp kỹ nhằm chỉ một trợ lý nữ trong các trò ném dao, bắn cung hoặc trổ tài thiện xạ. Người trợ lý sẽ đứng trước một tấm bảng ngắm hoặc gắn mình vào một tấm bia di động. Người nghệ sĩ biểu diễn khả năng thiện xạ sẽ ném dao hoặc phóng các vật sắc nhọn cắm trúng tấm bia với mục tiêu không nhằm làm tổn thương nữ trợ lý. Sự hiện diện của nữ trợ lý như "bia người" làm trò diễn càng trở nên hấp dẫn vì đòi hỏi độ chính xác tăng cao trước nguy cơ gây thương tích hoặc chết người vô cùng lớn.

7. Thợ đốn gỗ

 
Việc đốn gỗ cũng gây thiệt hại hàng năm như một vài nghề khác. Theo Roger Smith thuộc công ty đốn gỗ RL ở Olympia, bang Washington, Mỹ, mối nguy hiểm lớn nhất đối với họ đến từ việc đốn hạ gỗ trên các triền núi. "Bạn làm việc trên các địa hình dốc đứng 70 - 80 độ với đất đá và các khúc gỗ đốn hạ đang trượt xuống", ông Smith nói. Khoảng một nửa thời gian, ông đã đốn hạ những cây gỗ 60 - 70 năm tuổi với đường kính ngang thân 0,76 mét hoặc hơn. Nếu không rơi xuống đúng chỗ, những thân cây này có thể lao xuống sườn dốc, nghiến qua bất kỳ ai trên đường trượt của chúng.

Những cây rừng già thường có các cành lớn đã chết, đứt lìa và có thể rơi xuống bất chợt khi cây bị đốn hạ. Thợ đốn gỗ gọi đùa chúng là "máy tạo bà góa". Ngay cả sau khi cây đã bị đốn hạ, công việc bốc xếp chúng cũng rất khó khăn. Ông Smith kể: "Ai đó mới vừa mất mạng ở giai đoạn này. Anh ta đang lái một máy gặt thì một trong những mắt xích bị vỡ và lao thẳng qua cửa kính chiếc xe của anh ta".

8. Ngư dân

 
Năm 2008, trung bình cứ 100.000 làm nghề thì có 129 người chết và 61 người bị thương đã khiến ngành công nghiệp đánh bắt cá trở thành một trong số những nghề nguy hiểm nhất thế giới. Một bộ phim tài liệu nhan đề "Cuộc đuổi bắt chết người" trên kênh Discovery Network đã cho thấy cuộc sống thực sự của những ngư dân đánh bắt cua trên biển Bering. Họ kiếm sống bằng cách làm việc nhiều giờ mỗi ngày, 7 ngày trên tuần, thường trong đêm tối và không ngơi nghỉ suốt các khoảng thời gian dài. Họ phải canh chừng đánh bắt hoặc sẽ mất thu nhập cho cả năm. Nước đống băng và các khoang thuyền phủ đầy băng giá có thể dẫn tới những tai nạn khủng khiếp. Các trận bão cũng có thể nhấn chìm những tàu đánh bắt cá nhỏ, đôi khi giết hại toàn bộ thủy thủ đoàn.

9. Thợ phá dỡ mìn

 
Việc dò tìm và phá dỡ mìn là quá trình loại bỏ các quả mình hoặc ở trên cạn hoặc ở dưới nước tại một khu vực. Việc phá dỡ mìn bằng tay hiện vẫn là hệ thống tốt nhất vì người ta đã chứng minh được rằng các máy dò phá mìn hiện tại chỉ có thể loại bỏ chắc chắn 80% số quả mìn trong khi việc dò phá thủ công có thể đạt hiệu quả tới 99,6%. Tuy nhiên, công việc này vô cùng nguy hiểm. Việc dò phá mình đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 500 người từ năm 1996 tới 2002.

10. Công nhân xây dựng

 
Bạn có thể thấy những người này đang ngồi trên dầm thép khổng lồ được nâng bổng lên để tạo thành khung của những tòa cao ốc hoặc dự án lớn khác. Hiệp hội công nhân thép Mỹ cho biết, số công nhân xây dựng thiệt mạng trong lúc làm việc ngày càng tăng do giới chủ và quản lý đang cố gắng cắt giảm chi phí. Nguyên nhân chính gây ra cái chết cho họ là bị ngã từ trên cao. 

  • Thanh Bình (Theo Oddee)

Các tin khác