Nỗi ăn năn của một nữ tử tù khét tiếng
TIN BÀI MỚI |
|
---|---|
Nếu không được ân xã, Teresa Lewis sẽ là người phụ nữ đầu tiên bị hành quyết ở Virginia trong gần 100 năm qua. (Ảnh: TIME) |
Khoảng 45 phút sau, Teresa Lewis gọi cảnh sát để thông báo chồng và con ghẻ vừa bị giết. Nhưng khi cảnh sát tới nơi, Julian Lewis vẫn còn sống. Trong những lời trăng trối cuối cùng, Julian nói: "Vợ tôi biết rõ ai đã làm điều này với tôi".
Đúng vậy. Theo các chi tiết trong hồ sơ tòa án, Teresa Lewis đã trả tiền để hai hung thủ - Matthew Shallenberger, 22 tuổi, và Rodney Fuller, 19 tuổi, giết chồng và con trai chồng mình. Một số kẻ giết người vì tình dục, một số khác vì tiền, nhưng trường hợp của Lewis là cả hai.
Sau cuộc gặp với Shallenberger và Fuller tại một siêu thị ở địa phương, Lewis bắt đầu ngoại tình với Shallenberger. Theo thỏa thuận, Teresa hứa sẽ chia một nửa số tiền bảo hiểm nhân thọ của người con ghẻ cho hai "đối tác". Người đàn bà này còn chi trước 1.200 USD để chúng mua súng đạn thực hiện kế hoạch.
Vào tháng 3/2003, tại phiên xét xử tại tòa, Lewis thú nhận phạm 7 tội danh, trong đó có hai tội về thuê giết người. Một thẩm phán, thấy rằng Lewis là trùm sỏ vụ án mạng, tuyên án tử hình dành cho người phụ nữ này bằng hình thức tiêm thuốc độc. Hai kẻ nổ súng, cũng đã nhận tội, lĩnh án chung thân.
Nếu không có sự can thiệp của tòa án tối cao hoặc một quyết định của Thống đốc Virginia Bob McDonnell nhằm ân xá cho bị cáo thì vào ngày 23/9, Lewis sẽ trở thành nữ phạm nhân đầu tiên bị hành quyết ở bang này trong 98 năm qua, và là thứ 12 nói chung kể từ khi Mỹ phục hồi án tử hình năm 1976. Không ai tranh cãi về tội lỗi của Lewis hay mức độ tàn ác của nó.
Các luật sư của Lewis đã đưa ra vài lý do giải thích tại sao thân chủ của họ nên được lĩnh mức án nhẹ hơn. Trong số các lý do ấy có một vài xét nghiệm chứng tỏ Lewis đang chậm phát triển trí tuệ đỉnh điểm.
Tòa án Tối cao Mỹ mới đây đã phán quyết rằng hành quyết những tù nhân bị chậm phát triển trí tuệ là vi phạm luật cấm trừng phạt tàn nhẫn hoặc bất thường của Bộ luật Sửa đổi lần 8. Tuy nhiên, Virginia không coi các tù nhân là bị tật nguyền về trí tuệ trừ phi họ đạt điểm dưới mức trung bình trong bài kiểm tra chỉ số thông minh (IQ).
Chỉ số IQ của Lewis là 70 và theo luật sư bào chữa Jim Rocap, ngoài khả năng nhận thức kém, người phụ nữ này còn bị quẫn trí do nghiện thuốc giảm đau vào thời điểm xảy ra án mạng.
Một số chuyên gia y tế cũng xác nhận Lewis bị một chứng rối loạn nhân cách, khiến cho cô dễ mắc mưu đàn ông. Luật sư Locap lập luận rằng, Lewis bị lợi dụng bởi Shallenberger, một kẻ thông minh hơn và chính hắn đã viết một lá thư năm 2003 cho một tòng phạm kể rằng hắn dựng lên chuyện tình với Lewis để "cô ta yêu tôi và sẽ cho tôi tiền bảo hiểm". (Shallenberger tự tử năm 2006).
Để quyết định có ân xá hay không, Thống đốc McDonnell có thể xem xét một loạt các tình huống phạm lỗi, trong đó có lá thư của Shallenberger và hành vi của Lewis trong 7 năm sống ở một khám biệt lập tại trung tâm giáo dưỡng hạt Fluvanna. Trong khoảng thời gian này, đức tin của Lewis trở nên sâu sắc hơn. Cô ta chăm nom các tù nhân khác và "đưa ra một biện pháp hòa bình" nào đó cho những tù nhân phá phách, theo một Đức cha tên là Lynn Litchfield.
Thống đốc McDonnell sẽ đưa ra quyết định có ân xá hay không vào ngày 18/9, theo chính sách duyệt đơn ân xá trước ngày hành quyết ấn định ít nhất 5 ngày, phát ngôn viên Tucker Martin cho biết.
Rocab miêu tả thân chủ của ông rất sợ hãi và lo âu khi ngày hành quyết càng đến gần. "Cô ấy muốn sống. Cô ấy chưa sẵn sàng chết. Cô ấy muốn làm bất cứ điều gì có thể để mọi người nhận ra cô ấy không phải là người như mô tả trong cái ngày tồi tệ nhất cuộc đời".
Trong bản khai viết tay, Lewis rất ăn năn. "Tôi đã làm quá nhiều điều sai trái. Tôi đã lấy mạng sống của hai người mà tôi rất yêu thương, và tôi đã làm tổn thương nhiều người tôi quý mến. Tôi không muốn chết theo cách này, và thực chất không muốn chết... Tôi sẽ đấu tranh đến tận cùng, và cuối cùng, dù thế nào, tôi cũng sẽ chiến thắng".
- Thanh Hảo (Theo TIME)