Điểm mặt những điệp viên nổi tiếng của Nga

Cập nhật lúc 09:56, 02/07/2010 (GMT+7)

Ngay từ thời Liên Xô, nhiều điệp viên Nga đã rời quê hương tới phương Tây để hoạt động dưới vỏ bọc cực dày, khéo léo và dũng cảm.

TIN LIÊN QUAN

/chuyenmuc/quangcao/2010/images/vnnmobiad.gif

Ethel và Julius Rosenberg

(Ảnh: Getty)
Ethel và Julius Rosenberg (Ảnh: Getty)

Năm 1950, Ethel và Julius Rosenberg - một cặp vợ chồng bình thường như cặp đôi khác - bị FBI buộc tội chuyển các bí mật hạt nhân cho Liên bang Xô Viết. Sau khi bị đưa ra tòa xét xử, cả hai đã phải chấp nhận án tử hình và bị hành quyết tại nhà tù Sing Sing ở New York ngày 19/6/1953. Cho đến nay, vụ việc vẫn gây rất nhiều tranh cãi ở cả hai phía.

Lavrenti Beria

(Ảnh: Corbis)
(Ảnh: Corbis)

Từng giữ chức chỉ huy lực lượng tình báo thời Stalin, Lavrenti Beria đã bị xử bắn vì tội làm gián điệp và âm mưu lật đổ chính quyền Liên Xô.

Elizabeth Bentley

(Ảnh: Corbis)
(Ảnh: Corbis)

Elizabeth Bentley là điệp viên nội gián người Mỹ làm việc cho tình báo Liên Xô từ năm 1938 tới năm 1946. Năm 1947, bà đầu thú với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và trở thành điệp viên 2 mang. Nhờ những thông tin do Bentley cung cấp, FBI đã phá vỡ hai đường dây gián điệp của Liên Xô gồm hàng trăm người trên lãnh thổ Mỹ.

Rudolf Abel

(Ảnh: Getty)
(Ảnh: Getty)

Rudolf Abel hoạt động trên đất Mỹ từ năm 1947 tới năm 1957 thì bị phát hiện khi người trợ tá của ông này là Reino Hayhanen đào tẩu. Abel, tên thật là Vilyam Genrikhovich Fisher, và Hayhanen đã tiền xu rỗng cùng nhiều biện pháp khác để chuyển thông tin qua lại cho những người trung gian.

Đường dây của họ bị lật tẩy khi một trong những đồng xu mạ kền chứa thông điệp đã mã hóa vô tình rơi vào tay một cậu bé bán báo ở Brooklyn. Abel bị xử 5 năm tù nhưng được Mỹ trao trả năm 1962 để đối về viên phi công Gary Powers và một sinh viên Mỹ. Khi trở về Liên Xô, Abel được ca ngợi như một người hùng.

Kim Philby

(Ảnh: Corbis)
(Ảnh: Corbis)

Vào năm 1941, Philly gia nhập cơ quan tình báo Anh MI6, bất chấp một thực tế là ông đang phục vụ cho tình báo Liên Xô kể từ năm 1933. M16 chỉ nhận ra Philby là điệp viên 2 mang vào năm 1963. Philby trốn về Moscow thành công và sống nốt những năm tháng cuộc đời như một người hùng tại đây. Kim Philby qua đời năm 1988.

Anthony Blunt

(Ảnh: Corbis)
(Ảnh: Corbis)

Là một thành viên trong tổ điệp viên Anh Cambridge 5 (trong đó có Kim Philby), Anthony Blunt đã trao các thông tin tình báo cho Liên Xô trong thời kỳ Thế chiến II khi ông hoạt động trong MI5.

Vào năm 1964, Blunt thú nhận đã hoạt động cho KGB nhưng trường hợp của ông vẫn được coi là bí mật nhà nước cho tới tận năm 1979, khi Thủ tướng Margeret Thatcher công khai thông báo vụ việc và Nữ hoàng Elizabeth II hủy tước hiệp sĩ của ông.

Morris và Lona Cohen

(Ảnh: Getty)
(Ảnh: Getty)

Vợ chồng Morris và Lona Cohen đều sinh ra ở Mỹ và bắt đầu làm gián điệp cho Liên bang Xô Viết vào cuối những năm 1930. Họ bị buộc phải ngưng các hoạt động tình báo sau khi danh tính bị đe dọa. Vài năm sau, họ mở một cửa hiệu ở London dưới vỏ bọc Helen và Peter Kroger - những người bán sách cổ.

Vợ chồng Cohen bị bắt vào năm 1961 vì tham gia vào đường dây gián điệp Portland, sau đó được tự do năm 1969 theo một thỏa thuận đổi lấy Gerald Brooke, một công dân Anh bị bắt ở Liên Xô.

Về nước, họ được vinh danh là Anh Hùng và tham gia đào tạo điệp viên.

Christopher Boyce

(Ảnh: Corbis)
(Ảnh: Corbis)

Boyce, người truyền cảm hứng cho cuốn sách bán chạy nhất thời đại Chim Ưng và Người Tuyết của Robert Lindsey, đã bán các thông cáo mật của Mỹ cho Liên Xô qua người bạn thân tên là Andrew Dalton Lee.

Boyce bị bắt năm 1977 sau khi Lee bị tóm trước Đại sứ quán Liên Xô tại Mexico City.

Sau khi vượt ngục năm 1980, Boyce tham gia vào một vụ cướp ngân hàng và âm mưu trốn sang Liên Xô. Ông này bị bắt ở một bãi đỗ xe năm 1981 và được trả tự do năm 2003 nhưng vẫn bị giám sát đến tận năm 2047.

Aldrich Ames

(Ảnh: Corbis)
(Ảnh: Corbis)

Aldrich Ames, cựu điệp viên CIA, đã nhận được 4,6 triệu USD vì bán thông tin cho Liên Xô. Ames làm các công việc vặt cho CIA khi còn ở trường phổ thông. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông này được nhận vào CIA.


Sau một cuộc hôn nhân bất thành dẫn tới vụ li dị tốn tiền với người vợ thứ 2, Ames khánh kiệt và tính đến chuyện cướp ngân hàng để trả nợ. Tuy nhiên, Ames thấy rằng bán bí mật cho KGB dường như là việc dễ dàng hơn.

Tháng 2/1994, Ames bị bắt giữ vì tội làm gián điệp.

Anna Chapman

(Ảnh: AP)
(Ảnh: AP)
Bị cáo buộc là thành viên của một đường dây gián điệp Nga gồm 11 thành viên, Chapman thường xuyên chuyển bí mật cho một quan chức chính phủ Nga. Cô này vừa bị bắt cùng với 9 người khác trong một chiến dịch của FBI. Một vài người trong số này còn bị buộc tội rửa tiền.

  • Thanh Hảo (Theo TIME)

Các tin khác