Cận cảnh thế giới khát cháy cổ

Cập nhật lúc 09:07, 01/04/2010 (GMT+7)

Từ Trung Quốc, Mông Cổ tới Iraq, Bờ Tây, rồi Brazil và Mỹ, hàng triệu người đang phải chống chọi với tình trạng thiếu nước do hạn hán kéo dài và thời tiết khắc nghiệt.

TIN BÀI MỚI:

(Ảnh Getty Images)
(Ảnh Getty Images)

Tây nam Trung Quốc đang trong một trận hạn hán dữ dội, dự kiến sẽ kéo dài tới tận tháng 5. Ảnh trên, một cậu bé đang đứng giữa hồ chứa nước đã khô hạn ở Guiyang thuộc tỉnh Quý Châu ngày 2/2.

(Ảnh Getty Images)
(Ảnh Getty Images)

Theo các báo cáo mới công bố của Liên hợp quốc, hàng ngày có hơn 4.000 trẻ em khắp thế giới bị chết vì các căn bệnh gây ra do tình trạng vệ sinh nguồn nước kém. Ảnh chụp một cô bé đang rửa đôi xăng đan đầy bùn đất của em trên một dòng kênh nước đục ngầu ở khu ổ chuột Kibera thuộc Nairobi ngày 21/3.

(Ảnh Getty Images)
(Ảnh Getty Images)

Ảnh trên, một chiếc thuyền đánh cá của Trung Quốc neo đậu dọc một bờ sông khô hạn của sông Dương Tử ngày 5/1. Nền kinh tế của vùng lòng chảo sông Dương Tử đã tổn thất lớn trong hai thập niên qua do khu vực đang trải qua nạn lũ lụt, nắng nóng và hạn hán chưa từng có tiền lệ.

(Ảnh Getty Images)
(Ảnh Getty Images)

Một người đàn ông làm việc trên vùng đầm lầy khô hạn ở ngoại ô Basra, Iraq ngày 19/11/2009. Nông dân trong khu vực đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể năng suất của đầm lầy do các vụ hạn hán liên tiếp đã xua đuổi nhiều nhóm động vật.

(Ảnh Getty Images)
(Ảnh Getty Images)

Pakistan hiện đang khốn đốn với tình trạng thiếu nước do lượng mưa giảm. Trong ảnh, một bé gái đang uống nước từ vòi của một máy bơm tay tại một khu ổ chuột ở Islamabad ngày 22/3.

(Ảnh Getty Images)
(Ảnh Getty Images)

Người cũng như động vật đều khát nước do hạn hán ở Vân Nam và Quý Châu, Trung Quốc. Ảnh trên chụp một con trâu đang nằm nghỉ trong lòng hồ chứa nước khô cạn ở Côn Minh, Vân Nam ngày 24/2.

(Ảnh Getty Images)
(Ảnh Getty Images)

Một phụ nữ che chắn mặt kỹ lưỡng trong lúc đạp xe qua một cơn bão cát ở Bắc Kinh ngày 20/3. Trận bão cát được cho là hậu quả của tình trạng hạn hán nghiêm trọng đang hoành hành ở Mông Cổ và miền bắc Trung Quốc.

Ảnh Getty Images
Ảnh Getty Images

Một người Ảrập đang dắt các con lạc đà của mình đi xuống lòng một con sông gần như khô hạn và bị ô nhiễm rác nông nghiệp gần Jericho ở Bờ Tây ngày 14/4/2009. Mực nước trong các lớp ngậm nước ngầm và biển Galilee, vốn cung cấp nước cho Israel, Jordan và Palestine, đã suy kiệt đáng kể trong một thập niên qua.
 

(Ảnh Getty Images)
(Ảnh Getty Images)
Ngư dân Brazil Elson de Oliveira kéo một con cá xấu chết lên thuyền của mình tại hồ Reis ở Manaus, bang Amazonas ngày 3/12/2009. Mức oxy trong nước sụt giảm do một trận khô hạn nghiêm trọng đã dẫn tới việc hàng ngàn con cá chết dọc sông Manaquiri.

 

(Ảnh Getty Images)
(Ảnh Getty Images)
Một chú chó đi xuyên qua nước và rác rưởi sau thảm hoạ động đất huỷ diệt ở Port-au-Prince, Haiti ngày 18/1. Phân phối nước là một trong những thách thức chính trong việc cung cấp đồ cứu tế cho quốc gia đói nghèo này.

 

(Ảnh Getty Images)
(Ảnh Getty Images)
Khurelsukh, một người chăn cừu, đứng cạnh một số thú nuôi đã chết của ông ở Bayantsogt, Mông Cổ ngày 8/3. Phần lớn các khu vực của Mông Cổ đang hứng chịu hiện tượng mùa đông lạnh khắc nghiệt tiếp sau một mùa hè hạn hán. Điều này đã dẫn tới việc không đủ nơi chăn thả thích hợp cho các vật nuôi ở Mông Cổ, khiến 2,7 triệu con đã chết.

 

(Ảnh Getty Images)
(Ảnh Getty Images)
Cư dân địa phương hứng đầy các thùng đựng nước chính phủ cấp phát ở Tegucigalpa, Honduras ngày 17/3. Tình trạng thiếu nước tiếp sau sự sụp đổ của các con đập Laureles và Concepcion, vốn cung cấp nước sạch cho hơn một triệu người trong khu vực.

 

(Ảnh Getty Images)
(Ảnh Getty Images)
Hệ thống cống dẫn nước Los Angeles đưa nước sạch từ vùng núi Sierra Nevada, vốn nhận được ít tuyết hơn bình thường, tới các khu vực thành thị chính ở nam California ngày 9/5/2008. Tình trạng khô hạn khắp phía tây Mỹ đã dẫn tới việc thiếu nước, làm tổn hại sản xuất mùa màng và nhân gấp đôi các vụ hoả hoạn.

  • Thanh Bình (theo FP)

 

Các tin khác