Tư liệu hạt nhân

Tình báo phương Tây bật mí bí mật hạt nhân Iran

Cập nhật lúc 07:47, 22/03/2010 (GMT+7)

Các nước Phương Tây đã hoài nghi chương trình hạt nhân của Iran trong một thời gian dài. Việc SPIEGEL - là một trong các tuần báo được biết đến nhiều nhất ở Đức thu được các tài liệu mới về những vụ thử bí mật và các cấu trúc dẫn đầu đã làm nảy sinh mối hoài nghi về những tuyên bố của Teheran về việc sử dụng công nghệ đặc biệt vì mục đích hòa bình.

 

Tin liên quan

Đó có lẽ là sự nỗ lực cuối cùng để xoa dịu cuộc tranh luận hạt nhân với Teheran mà không phải dẫn tới những sự trừng phạt mới hay các hoạt động quân sự kịch tính.

Hạt nhân Iran trở thành vấn đề bế tắc cho đến nay.
Hạt nhân Iran trở thành vấn đề bế tắc cho đến nay.

Theo kế hoạch, Iran sẽ gửi phần lớn uranium được làm giàu thấp ra nước ngoài trong khoảng một năm, để đổi lại nhận được số lượng giám sát viên quốc tế các nhiên liệu hạt nhân. Đó là một thỏa thuận mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Những người Iran sẽ có đủ nguyên liệu cho những gì họ tuyên bố là chương trình hạt nhân dân sự của họ, cũng như cho các thí nghiệm khoa học, và trên thế giới có thể yên tâm rằng Teheran sẽ không còn đủ nguyên liệu chế tạo cho chương trình bí mật làm giàu uranium.

Các nhà lãnh đạo Teheran tán thành bản dự thảo "Theo nguyên tắc". Theo dự thảo này, Teheran khẳng định rằng việc trao đổi không thể diễn ra cùng một lúc, và vật liệu sẽ không được gửi ra nước ngoài. Thay vào đó, Teheran muốn trao đổi đó diễn ra tại Iran.

Một lần nữa, các nhà lãnh đạo Iran đã khước từ phương Tây với lời hứa hờ sẵn sàng thỏa hiệp. Chính phủ Teheran đã chính thức bác bỏ kế hoạch trao đổi hạt nhân. Vấn đề trở nên tồi tệ hơn sau sự phát hiện của phương Tây về một nhà máy làm giàu uranium bí mật gần Qom. Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố rằng Iran chưa bao giờ từ bỏ chương trình này, và thực tế sẽ xây dựng thêm 10 nhà máy làm giàu nữa.

Ai “cứng” hơn ai?

Nhưng các quan chức tại thủ đô Washington và châu Âu không quan tâm về những thông báo vênh váo không thực tế đó bởi những báo cáo tình báo mà họ có được dựa trên các nguồn tin từ bên trong Iran đủ để phương Tây có lập trường riêng.

Sau một cuộc điều tra nội bộ mở rộng, các viên chức IAEA kết luận rằng một máy tính thu được từ Iran hồi năm ngoái có chứa nguyên liệu rất dễ bay hơi. Chiếc máy tính xách tay đã đến Mỹ thông qua các cơ quan tình báo nước ngoài của nước Đức, và sau đó đã đến trụ sở IAEA ở Vienna (Áo).

Báo cáo của Ali Reza Asgari, cựu phó bộ trưởng bộ quốc phòng Iran - người đã đào ngũ tới nước Mỹ, nơi mà ông ta được đưa cho một căn cước mới, chứa nhiều thông tin. Nhà khoa học hạt nhân Shahram Amiri, người đã "biến mất" trong một cuộc hành hương tới thành phố Mecca trong 6/2009, cũng được cho là sở hữu thông tin hạt nhân có giá trị. Những nhà chức trách Iran buộc tội Saudi Arabia và nước Mỹ về việc bắt cóc chuyên gia, nhưng quả thực ông ta đã đào ngũ.

Những phát hiện mới

Daneshjoo, 52 tuổi, bộ trưởng Khoa học mới của Iran, nghiên cứu và công nghệ, cũng  chịu trách nhiệm về năng lượng hạt nhân của quốc gia, ông được coi là một đồng minh thân cận của Ahmadinejad. Lãnh đạo phe đối lập nói rằng ông là một người bảo thủ, người chịu một phần trách nhiệm cho cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 6/2009.

Daneshjoo đã học kỹ thuật ở thành phố Manchester của Anh, và sau đó đã dành nhiều năm làm việc tại "Trung tâm Công nghệ Hàng không” của Teheran. Các chuyên gia phương Tây tin rằng trung tâm này phát triển thành một phân nhánh của bộ Quốc phòng được gọi là FEDAT - trung tâm bí mật của chương trình vũ khí hạt nhân của Iran. Người đứng đầu tổ chức là Mohsen Fakhrizadeh, 48 tuổi, một quan chức trong Vệ binh cách mạng và là giáo sư trường đại học Imam Hossein ở Tehran.

Các chuyên gia tin rằng các nhà khoa học của Iran có thể sản xuất một trái bom sau 2 – 4 năm nữa, điều mà Israel và phương Tây đã cảnh báo.

Người ta tin rằng loạt thử nghiệm được tiến hành với một đầu đạn bọc trong nhôm. Nói cách khác, tất cả mọi thứ  trừ lõi là “thật”. Theo báo cáo, các kỹ sư Teheran sử dụng sợi mỏng và một bảng mạch đo tại chỗ của các nguyên liệu có thể tách ra được. Điều này cho phép họ đo những sóng va chạm và những sự chớp sáng bức ảnh mà mô phỏng sự nổ của một bom hạt nhân với mức độ chính xác nào đó.

SPIEGEL truy cập được đường vào một biểu đồ của tổ chức FEDAT và một danh sách tên những nhà khoa học làm việc cho cơ quan này. IAEA  tại Vienna cũng có những tài liệu này, nhưng tổng thống Iran tuyên bố rằng họ bị giả mạo. Sau báo cáo hai năm trước rằng người Iran đã đóng băng nghiên cứu về vũ khí hạt nhân của họ trong năm 2003, CIA và các cơ quan tình báo khác có lẽ sẽ vẽ một kịch bản đặc biệt hơn.

Hâm nóng sự trừng phạt

Trong khi Moscow không hạn chế các biện pháp trừng phạt bổ sung, thì Trung Quốc thương lượng hàng tỷ USD trong thoả thuận năng lượng với Iran.

Tuy nhiên Trung Quốc có thể  sử dụng hình thức xử phạt "thông minh", chẳng hạn như hạn chế đi lại cho các thành viên cấp cao của Vệ binh cách mạng và các nhà khoa học hạt nhân. Ông Fakhrizadeh đã được đăng trên một danh sách các quan chức hạn chế như vậy, và Daneshjoo cũng có thể được thêm vào trong tương lai.

Nhưng phương Tây có lẽ sẽ đơn phương thi hành các biện pháp trừng phạt Iran. Do thiếu công suất lọc dầu, Iran, nước có - trữ lượng dầu lớn thứ hai thế giới gần như phải nhập khẩu gần như một nửa số xăng đang sử dụng. Trừng phạt sẽ đẩy giá xăng dầu tăng lên, từ đó không thể tránh khỏi tình trạng bất ổn xã hội.

  • Thu Trang (Tổng hợp)

Ý kiến của bạn

Các tin khác