Mưu đồ các nước lớn ở Trung Đông
Trung Đông, đặc biệt là xung đột A-rập –
-
Tin bài mới:
Tổng thống Mỹ Barack Obama (giữa) với Thủ tướng Israel Netanyahu (trái) và Tổng thống Palestine Mamud Abbas (phải). Ảnh AP
Tuy nhiên, khác với thời kỳ chiến tranh Lạnh, khi mà “tấm rèm sắt” còn ngăn cách và gây chia rẽ sâu sắc các thành viên trong cộng đồng quốc tế, thời kỳ hậu chiến tranh Lạnh cho thấy một xu hướng thực dụng hơn trong quan hệ quốc tế. Ý thức hệ tư tưởng không còn đóng vai trò chủ đạo chi phối quyết sách của các nước trong chính sách đối ngoại của mình.
Trung Đông vẫn tiếp tục là một trong những tâm điểm xung đột của thế giới nhưng tác động của quan hệ giữa các nước lớn tới cuộc xung đột kéo dài không còn rõ nét do sự suy giảm trong vai trò của ý thức hệ đối với nền chính trị thế giới nói chung và đối với các tranh chấp tại Trung Đông nói riêng. Có thể nói, lợi ích của quốc gia, của dân tộc mới là yếu tố chính định hình chính sách Trung Đông của các nước lớn.
Một yếu tố tối quan trọng trong chính sách của các nước lớn đối với xung đột Palestine – Israel là nhu cầu cân bằng quan hệ với cả Israel và thế giới A-rập nhằm phục vụ lợi ích của mình. Đó chính là động lực để các nước như Nga, Trung Quốc tiếp tục ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Palestine trong khi vẫn tiếp tục có quan hệ tốt với Israel về nhiều mặt như thương mại và đầu tư, khoa học - kỹ thuật, quân sự,…Về phần mình, Liên minh châu Âu ủng hộ giải pháp hai nhà nước với Đông Jerusalem là thủ đô của nhà nước Palestine tương lai.
Riêng với Mỹ, do những đặc điểm riêng về tôn giáo, vấn đề nội trị, tính tiếp nối của chính sách đối ngoại có từ những chính quyền tiền nhiệm,…chính sách của Mỹ đối với xung đột
Như vậy, xuất phát từ nhu cầu cân bằng trong quan hệ với cả
Do quan điểm tương đối đồng nhất hay ít nhất là không có xung đột trực tiếp trong vấn đề này, quan hệ giữa các nước lớn đối với giải quyết cuộc xung đột
Trong một động thái gần đây nhất, Tổ chức giải phóng Palestine (PLO) đã chấp thuận đàm phán gián tiếp với Israel thông qua vai trò trung gian của Mỹ. Tuy nhiên, có thể nói rằng khả năng đạt được kết quả cụ thể của các cuộc đàm phán này là không cao khi mà các bên chưa thực sự cảm thấy đây là thời điểm chín muồi cho đàm phán.
Về phía Palestine, lãnh đạo Palestine bước vào cuộc đàm phán phần nhiều là từ sức ép của Mỹ, phương Tây và cả các nước A-rập vì phía Palestine vẫn giữ nguyên quan điểm yêu cầu Israel ngừng hoàn toàn việc xây dựng các khu định cư ở khu Bờ Tây và Đông Jerusalem.
Trong khi đó, Israel cũng không tỏ ra mặn mà với đàm phán khi nước này tiếp tục cho phép xây dựng các khu định cư ở Bờ Tây và Đông Jerusalem, động thái bị chính Mỹ, nước đồng minh chủ chốt của Israel, lên án vì tạo cản trở cho việc nối lại đàm phán hòa bình Trung Đông.
Phái viên quốc tế về Trung Đông Tony Blair thăm làng Aloja ở Bờ Tây (Ảnh AP) |
Như vậy, việc các bên chấp nhận đàm phán gián tiếp thông qua trung gian của Mỹ là một chuyển biến tích cực trong Tiến trình hòa bình Trung Đông là một động thái tích cực đối với bản thân tiến trình vốn đã bị bế tắc và gián đoạn suốt 14 tháng (kể từ khi cuộc chiến Gaza nổ ra cuối năm 2008).
Tuy nhiên, việc các bên “miễn cưỡng” đàm phán gián tiếp cho thấy không nên kỳ vọng quá cao về kết quả của các cuộc đàm phán này. Nhiều khả năng đây chỉ là một bước “đàm phán để chuẩn bị cho đàm phán” ở cấp cao hơn và trực tiếp, khi mà các vấn đề cốt lõi như đường biên giới cuối cùng hay quyền trở về của người tỵ nạn
- Huy Trung