Nhật "sẽ hành động" nếu Trung Quốc vi phạm trên biển

Cập nhật lúc 13:59, 17/01/2010 (GMT+7)

Thông điệp trên vừa được phía Nhật Bản gửi tới Trung Quốc ngay tại cuộc gặp bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Diễn đàn Hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh (FEALAC) tổ chức ở Tokyo.

Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp gay gắt chủ quyền của lớp trầm tích khí thiên nhiên dưới đáy biển ở vùng biển tranh chấp giữa hai nước và đường ranh giới giữa 2 khu vực kinh tế độc quyền của họ trong vùng biển này. Ảnh: JapanFocus.


Ngoại trưởng Nhật Bản Katsuya Okada đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì trong ngày 17/1, bên lề Hội nghị FEALAC.

Tại đây, ông Okada và ông Dương Khiết Trì đã trực tiếp thảo luận vấn đề tranh chấp giữa hai nước xung quanh việc khai thác khí đốt ở vùng biển tranh chấp.

Theo một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản, tại cuộc gặp, ông Okada tuyên bố Nhật Bản "sẽ có hành động" nếu Trung Quốc vi phạm thỏa thuận đã đạt được về các dự án khai thác khí đốt ở vùng biển tranh chấp giữa hai nước.

Nhật Bản và Trung Quốc đang tranh chấp gay gắt chủ quyền của lớp trầm tích khí thiên nhiên dưới đáy biển ở vùng biển tranh chấp giữa hai nước và đường ranh giới giữa 2 khu vực kinh tế độc quyền của họ trong vùng biển này.

Cuộc tranh chấp bắt nguồn từ sự bất đồng quanh câu hỏi: Hai nước có thể hưởng bao nhiêu tài nguyên biển ở vùng biển tranh chấp giữa hai nước, vùng ngăn cách bờ biển phía đông Trung Quốc và chuỗi đảo Okinawa miền Nam Nhật Bản.

Theo công ước LHQ về luật biển, các nước có biển có quyền ấn định một khu vực kinh tế độc quyền duỗi thẳng ra khơi 200 hải lý, tương đương 370 km tính từ bờ biển của họ.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố vùng biển đang tranh chấp như là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình do nó là phần mở rộng tự nhiên của thềm lục địa thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong khi Nhật Bản tuyên bố vùng biển đang tranh chấp như là vùng đặc quyền kinh tế của mình do nó nằm trong phạm vi 200 hải lý (370 km) từ bờ biển Nhật Bản.

Tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản liên quan tới nguồn khí thiên nhiên càng trở nên gay gắt khi Trung Quốc gần đây đã phát hiện ra rằng tại đây tồn tại một mỏ khí thiên nhiên lớn dưới đáy biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế đang tranh chấp giữa hai nước.

Năm 2008, Nhật Bản và Trung Quốc đã nhất trí cùng khai thác mỏ khí đốt tại vùng biển này.

  • Nhật Vy (Theo BBC, CNN, THX)

Các tin khác