Diễn đàn kinh tế Davos- Phục hồi hay suy thoái sâu hơn?
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và chính trị gia đang họp tại Davos trong Diễn đàn Kinh tế thế giới (27-31/1) để bàn những vấn đề mới, cũ của nền kinh tế thế giới.
Diễn đàn Kinh tế thế giới lần thứ 40 thại Davos, Thụy Sỹ (Ảnh: Reuters)
Trung Quốc
Kinh tế Trung Quốc đã phục hồi trở lại, với tỷ lệ tăng trưởng 3 tháng cuối năm 2009 hơn 10%. Như mọi cuộc họp tại Davos khác trong cả thập kỷ nay, sự trỗi dậy của Trung Quốc vẫn luôn là chủ đề nóng.
Tỷ phú lừng danh George Soros đã dành ngày đầu tiên để đặt ra những áp lực buộc Trung Quốc phải để cho đồng nội tệ tăng giá, nhưng đề nghị đã nhanh chóng bị Zhu Min, phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Trung Quốc phản đối. Ông nói, "một đồng nội tệ ổn định sẽ tốt cho Trung Quốc, và tốt cho cả thế giới nữa".
Zhu cũng đánh giá thấp ý tưởng cho rằng Trung Quốc sẽ là đầu tàu phục hồi. Ông nói, không có "động cơ tăng trưởng mạnh".
Ngân hàng, khả năng chi trả và các vấn đề
Các ngân hàng và tương lai của chúng cũng sẽ là chủ đề trọng yếu trong 5 năm ngày diễn ra cuộc họp tại Davos.
Khả năng chi trả, điều tiết, và liệu có nên chia nhỏ các ngân hàng như lúc mới hình thành. Peter Weinberg, một trong những chủ ngân hàng ảnh hưởng nhất Phố Wall, đã thừa nhận việc trả lợi tức ưu đãi quá lớn để tạo ra lợi nhuận ngắn hạn đã gây ra "sự mất ổn định mang tính hệ thống".
Trong khi đó, Josef Ackermann, giám đốc Deutsche Bank, lại khẳng định rằng chia nhỏ các ngân hàng sẽ phá hủy nền kinh tế. Bob Diamond, chủ tịch Barclays Capital, đã kêu gọi các chính phủ đảm bảo rằng bất cứ động thái nào liên quan tới hướng điều tiết nên được phối hợp chặt chẽ.
Lord Turner, người đứng đầu cơ quan điều tiết tài chính của Anh, còn phản đối mạnh mẽ hơn đối với các ngân hàng. Ông muốn có một cơ chế mới giới hạn việc cho vay của các ngân hàng ở một số lĩnh vực đặc biệt, như nhà đất, để tránh bong bóng. Nhà đầu cơ George Soros cũng ủng hộ việc chia nhỏ các ngân hàng được gọi là "quá lớn nên không thể thất bại" của tổng thống Mỹ Obama.
Phục hồi hay chìm xuống sâu hơn?
Bên cạnh việc bàn đến các ngân hàng thì các đại diện tại Davos còn bàn tới vấn đề kinh tế.
Soros, người đã đánh cược cả tỷ đôla trong sự phục hồi những năm 1990, đã cảnh báo rằng chống lại việc chính phủ vay mượn nhiều hơn có thể cản trở những khoản chi tiêu rất cần thiết và đẩy nền kinh tế trở lại cuộc khủng hoảng nặng hơn vào năm 2011.
Ai là người bi quan?
Sẽ không có gì bất ngờ với những người đã quen với ông rằng giáo sư Roubini không hề thấy vui vẻ. Ông nói trên Bloomberg rằng, "cuối cùng, không phải năm nay, thì 2 năm nữa chúng ta sẽ thấy hệ thống tiền tệ sụp đổ". Vấn đề đáng ngại ở Tây Ban Nha, ông nói là hiểm họa tiềm tàng.
Và người lạc quan?
David Rubenstein, đồng sáng lập tập đoàn cổ phần Carlyle, đã phát biểu đầu tiên. "Chúng ta sẽ thấy có nhiều cơ hội lớn ở Mỹ và ở nước ngoài". Rubenstein lập luận rằng "đôi khi, các tướng lĩnh đánh đến trận cuối cùng, còn các nhà kinh tế thì chống lại cuộc suy thoái đến cùng".
Internet
Các cơ hội do internet tạo ra luôn là phần quan trọng của chương trình nghị sự tại Davos. Evan Williams, người đứng đằng sau Twitter, và tổng giám đốc Don Tappscott nói, các doanh nghiệp đang không hiểu được các mạng xã hội, bởi vì họ vẫn nghĩ về chúng như là cách để giao tiếp với khách hàng, hơn là cách để lắng nghe họ.
- Đình Ngân (Theo Telegraph)