WHO: Số nạn nhân có thể lên đến 110.000 người
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa đưa ra nhận định cho rằng, con số thiệt mạng do thảm họa sóng thần có ở Nam và Đông Nam Á thể lên đến 110.000 người vì hiện vẫn còn hàng chục nghìn người mất tích. Theo số liệu mới nhất được hãng Reuters dẫn nguồn tin chính thức từ các nước bị ảnh hưởng của sóng thần cho biết , tính đến nay, số người thiệt mạng do thảm họa động đất và sóng thần ở châu Á đã lên tới hơn 68.000 người.
Bé trai Karl Nilsson (người Thụy Điển) đã mất cha và anh trai ở Phuket (Thái Lan ) trong ngày 26/12 định mệnh - (Ảnh: AP /David Longstreath) |
Chính phủ Indonesia xác nhận đã có 27.174 người ở nước này thiệt mạng, phần lớn thuộc tỉnh Aceh ở phía Tây Bắc. Tại Sri Lanca, số người thiệt mạng cũng lên tới 21.715 người, trong khi con số này ở Ấn Độ là 12.500 người. Số người chết ở Thái Lan cũng lên tới 1.538 người và gần 9.000 người bị thương. Tại Maldives, Mianma và Malaysia cũng có hàng trăm người bị chết trong thảm họa trên.
TRẬN ĐỘNG ĐẤT Ở NAM Á CÓ THỂ ĐÃ LÀM THAY ĐỔI TRỤC QUAY CỦA TRÁI ĐẤT |
Các chuyên gia Trung tâm trắc địa vũ trụ G.Colobo thuộc Cơ quan Vũ trụ Italia ở thành phố Matera (miền Nam Italia) cho rằng cường độ của trận động đất và sóng thần ở Nam Á đã làm độ nghiêng của trục quay Trái Đất thay đổi từ 5-6 cm. Nhà vật lý học Jusepe Bianco thuộc trung tâm này cho biết các nhà khoa học đã dựa vào những thông tin do vệ tinh đo đạc viễn thám Legeos 2 của Italia và Mỹ cung cấp để đưa ra nhận định trên. Vệ tinh Legeos 2 nhận những tín hiệu lazer ngắn từ mạng lưới toàn cầu các đài quan sát địa tĩnh và sau đó chuyển những tín hiệu đó trở lại Trái Đất. Thông qua việc đo thời gian tín hiệu về đến Trái Đất, các chuyên gia tính toán rằng vỏ Trái Đất có thể đã bị dịch chuyển. Theo nhà vật lý học Biancô, sự chuyển dịch của trục Trái Đất cũng xảy ra dọc theo hướng trục trung tâm của trận động đất, nhưng sự thay đổi là rất nhỏ và không tác động đến sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Giám đốc Viện Khoa học Địa lý và Tài nguyên Italia Piero Maneti cũng thừa nhận trục Trái Đất có bị xê dịch nhưng vẫn tỏ ý hoài nghi rằng trận động đất mạnh ở Nam Á là nguyên nhân gây ra hiện tượng trên vì tác động của trận động đất khó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hành tinh. |
Trong số những người thiệt mạng kể trên có hàng trăm người nước ngoài. Ước tính hiện vẫn còn gần 5.000 người nước ngoài bị mất tích, trong đó có khoảng 1.500 người Thuỵ Điển và 800 người Na Uy. Theo thông báo, khi xảy ra thảm họa động đất và sóng thần, khoảng 20.000 - 30.000 người Thuỵ Điển đang đi nghỉ tại các nước Nam Á và Đông Nam Á.
Báo "Washington Post" ngày 28/12 dẫn lời quan chức phụ trách cứu trợ của Liên hợp quốc Jan Egeland đánh giá: trận động đất ngầm gây sóng thần tại nhiều nước Nam và Đông Nam Á đang trở thành một trong những thảm họa thiên nhiên gây tàn phá và tổn thất nhất trong lịch sử, nỗ lực cứu trợ tại các khu vực bị thiệt hại phải cần tới nhiều tỷ USD.
Ông Jan Egeland cho biết, hàng trăm máy bay cứu trợ từ hơn 20 nước vận chuyển đồ tiếp tế đến các khu vực bị ảnh hưởng trong vòng 48 giờ. Ông Egeland hiện đang tìm cách liên lạc với quan chức y tế địa phương để hỗ trợ việc chôn cất hàng chục ngàn nạn nhân và xác súc vật nhằm giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Các nhân viên cứu trợ quốc tế đang chuẩn bị đối phó với "làn sóng tàn phá thứ hai" xuất phát từ việc hệ thống vệ sinh và nước sinh hoạt bị phá hủy. Ông Egeland nói: "Nguồn nước sinh hoạt của hàng triệu người đã bị ô nhiễm. Mầm bệnh sẽ xuất phát từ đây".
Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ sẽ viện trợ thêm 20 triệu USD cho nỗ lực cứu trợ tại các nước bị thiệt hại. Hôm 27/12, Mỹ đã cam kết trợ giúp gần 15 triệu USD. Trên chương trình "Chào buổi sáng" của truyền hình ABC, Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell cho biết đến nay đã có ít nhất 11 công dân Mỹ được xác nhận thiệt mạng trong thảm họa này và hàng trăm người khác hiện vẫn chưa rõ tung tích.
CON SỐ NẠN NHÂN TÍNH ĐẾN SÁNG 29/12 |
Indonesia: 27.174 người chết 100.000 người bị thương |
Sri Lanca: 21.715 người chết |
Ấn Độ: 12.500 người chết |
Thái Lan: 1.538 người chết 7.000 người bị thương |
Đông Phi: 133 người chết |
Malaysia: 65 người chết 218 người bị thương |
Maldives: 55 người chết |
Mianma: 36 người chết 45 người bị thương |
Bangladest: 2 người chết (Nguồn Reuters) |
Theo vụ Báo chí bộ Ngoại giao Thái Lan, Ngoại trưởng Pháp Michel Banier có kế hoạch đến Thái Lan vào ngày 29/12 bằng chuyến bay đặc biệt. Ngoài chương trình làm việc với người đồng cấp nước chủ nhà, ông Michel còn mang theo trang thiết bị cứu nạn và hàng viện trợ cho Thái Lan để góp phần giải quyết hậu quả thiên tai ở 6 tỉnh ven biển Tây Nam Thái.
Bản tin tối 28/12 của mạng Manager cho biết thêm, hãng Hàng không Thái Lan ước tính sơ bộ có thể thiệt hại 270 triệu bạt vì du khách các nước huỷ vé máy bay trong chương trình du lịch tới nước này vào dịp cuối năm 2004 sau diễn biến thiên tai vừa qua. Hiện thời, Hàng không Thái Lan đang cố gắng cứu vãn tình thế bằng cách đưa ra những lựa chọn khác để hành khách chấp thuận sử dụng số vé đã đăng ký.
Ngày 28/12, Sri Lanka đã tuyên bố quốc tang vào ngày 31/12 để tưởng nhớ những người bị nạn. Tổng thống Chandrika Kunmaratunga đã ra lệnh tiến hành các nghi lễ tôn giáo vào ngày 31/12 để tưởng nhớ những người đã khuất.
Thái Lan cũng đã tuyên bố quốc tang 3 ngày. Các nhà chức trách cho biết trong những ngày quốc tang, cờ rủ sẽ được treo tại các toà nhà của chính phủ. Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đã đề nghị các cơ quan của chính phủ không tổ chức lễ đón mừng năm mới và ông sẽ không tham dự buổi lễ nào.
Phát biểu trước báo giới sau khi vừa từ khu vực bị sóng thần tàn phá trở về, Thủ tướng Thái Lan nói khoảng 900 người, trong đó có nạn nhân Pum Jensen, 21 tuổi, cháu ngoại của Quốc Vương và Hoàng hậu hiện nay, đã được xác nhận thiệt mạng trong khi hơn 1.000 người khác vẫn đang mất tích. Hiện công việc tìm kiếm những người bị nạn vẫn đang tiếp tục nhưng gặp nhiều khó khăn do hệ thống viễn thông và đường sá ở những khu vực nói trên bị tàn phá nặng nề.
Theo phóng viên TTXVN tại
Để giúp khắc phục những hậu quả to lớn do động đất và sóng thần để lại, nhiều nước trên thế giới tăng cường cam kết viện trợ tiền mặt cũng như hoạt động hỗ trợ các nạn nhân động đất và sóng thần ở châu Á. Trung Quốc cam kết viện trợ lương thực, lều bạt, chăn màn và tiền mặt trị giá 2,6 triệu USD. Mỹ cam kết viện trợ 15 triệu USD và đã giải ngân cho các nước Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka và Maldives, mỗi nước 100.000 USD. Nhiều nước khác như Australia, Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, Canada, Israel, Bỉ, CH Séc, Hy Lạp, Nhật Bản, Singapore... cũng cam kết viện trợ nhiều triệu USD tiền mặt, các mặt hàng thiết yếu cũng như hỗ trợ các hoạt động cứu trợ ở những nước bị ảnh hưởng.
Quan tài dành cho các nạn nhân ở Phuket (Thái Lan) - AFP |
Uỷ viên châu Âu phụ trách viện trợ nhân đạo và phát triển, Lui Michel ngày 27/12 cho biết Liên minh châu Âu ( EU) sẽ viện trợ bổ sung 30 triệu euro cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho các nạn nhân của đợt sóng thần vừa qua ở khu vực Ấn Độ Dương, ngoài 3 triệu euro vừa được huy động. Uỷ ban châu Âu (EC) đang chờ báo cáo của 20 chuyên gia EU đã được phái tới những khu vực bị tàn phá nặng nề nhất, cùng phối hợp với các nhà chức trách địa phương thống kê con số thiệt hại và xác định những lĩnh vực ưu tiên, nhằm đưa ra kế hoạch hỗ trợ hiệu quả nhất, theo yêu cầu cụ thể của từng quốc gia. Theo đánh giá của ông Michel, nhu cầu cứu trợ khẩn cấp đối với các quốc gia nạn nhân của thiên tai là rất lớn và liên quan đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong việc cung cấp nước sạch, thuốc men và dụng cụ y tế, lều bạt và lương thực, thực phẩm.
Thiệt hại do sóng thần lên tới hàng chục tỷ USD |
Theo đánh giá của một chuyên gia, động đất và sóng thần dọc bờ biển Ấn Độ Dương gây tổn thất về tài sản ít nhất là 10 tỷ euro (13 tỷ USD). |
Sóng thần gây “cú sốc” mới cho du lịch châu Á |
Du lịch, một trong những ngành kinh tế chiến lược của khu vực Đông Nam Á và Nam Á, sẽ bị ảnh hưởng nặng nề sau thảm họa sóng thần. |
Cùng ngày, Ngoại trưởng Đức Joschka Fischer cho biết Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder sẽ rút ngắn kỳ nghỉ khi biết tin ít nhất 100 du khách Đức bị mất tích ở Nam Á. Thomas Cook, hướng dẫn viên du lịch nói sáng 28/12, khoảng 300 người Đức vẫn còn mất ở Phuket và Khao Lak, miền Tây Thái Lan.
Ngày 28/12, Campuchia cam kết dành khoản tiền trợ giúp tượng trưng 40.000 USD cho những nạn nhân của trận động đất và sóng thần ở châu Á. Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã thông báo trợ giúp cho Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka và Thái Lan mỗi nước 10.000 USD.
Ngày 28/12, Maldives đã hoãn cuộc bầu cử quốc hội trong khoảng thời gian khoảng 3 tuần sau khi sóng thần làm thiệt mạng ít nhất 55 người ở nước này. Cuộc bầu cử quốc hội dự kiến được tổ chức trong tháng 12/2004.
(Đ.Q - Theo AFP, Reuters và TTXVN )