NATO làm được những gì ở Bosnia trong 9 năm qua?
00:04' 03/12/2004 (GMT+7)
Soạn: AM 210873 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Lễ chuyển giao của S-For cho Eufor

NATO vừa mới chuyển giao sứ mệnh kéo dài 9 năm nay ở Bosnia-Hercegovina cho lực lượng gìn giữ hoà bình của Liên minh châu Âu (EU). Trong 9 năm ở đây, họ đã làm được những gì?

NATO triển khai một đội quân đa quốc gia với quân số lên tới 60.000 người ở Bosnia vào tháng 12/1995. Sứ mệnh gìn giữ hoà bình cho quốc gia đa sắc tộc và tôn giáo ở Nam Âu này cũng chính là thành tựu đáng kể nhất đối với NATO tính đến nay.

Sau ba năm rưỡi giao tranh ác liệt, Bosnia bị tàn phá kiệt quệ. Hiệp định Dayton tạo cơ hội hoà bình để tái thiết đất nước về mặt kinh tế. Nhưng về mặt chính trị và tôn giáo, sự chia rẽ vẫn còn nguyên vẹn. Ba bên tham chiến chính ở đây - Chính phủ Hồi giáo, lực lượng vũ trang Serbia và lực lượng vũ trang Croatia ở Bosnia -  vẫn còn đầy đủ vũ khí trong tay.

Điều này có nghĩa là nguy cơ tái bùng phát chiến tranh rất dễ xảy ra. Đó là lúc NATO đưa quân vào, với sứ mệnh ngăn không cho nguy cơ trở thành hiện thực. Lực lượng của NATO lúc đầu có nhiệm vụ cụ thể là giám sát quá trình ngừng bắn của hai bên, gọi là I-For. Sau này, nhiệm vụ chuyển thành giữ vững ổn định hoà bình, và gọi là S-For.

Nhìn chung, các nhiệm vụ đó đã được NATO thực hiện thành công. Những kẻ quá khích hoặc những ai có ý phá hoại tiến trình hoà bình ở Bosnia đều bị trừng phạt. Số còn lại phải lẩn trốn và cũng không chống phá được gì nhiều. Còn đại đa số người dân nơi đây đã bắt đầu hợp tác và chung sống hoà bình. Như vậy, thành công đầu tiên của họ chính là đã khẳng định tác dụng của Hiệp định hoà bình Dayton.

Thành công lớn thứ hai của NATO là đã giữ vững nền hoà bình ở đây trong vòng 9 năm qua. Đầu tiên S-For tạo ra những khu cách ly riêng giữa các bên tham chiến cũ để tránh xung đột. Sau đó, họ đã dần dần chuyển ba nhóm vũ trang tham chiến trở thành một lực lượng vũ trang chung với chỉ 12.000 quân. Đó là quân số ít ỏi chỉ thấy ở một vài quốc gia trung lập.

Thứ ba, NATO đã thành công trong việc giảm bớt không khí chiến tranh và tạo ra được một môi trường đủ an toàn để những người tị nạn yên tâm trở về xây dựng lại đất nước. Đặc biệt, hiếm khi xảy ra chuyện các nhóm nổi dậy tổ chức tấn công vào lực lượng của S-For. Số ít quân sĩ NATO thiệt mạng ở đây là do bom mìn sót lại hoặc tai nạn giao thông. Không bị tấn công và chống đối là điều mà tất cả các lực lượng gìn giữ hoà bình quốc tế mong muốn.

Ngoài ra, lực lượng S-For của NATO còn có thêm một thành công nữa là đã đưa ra ánh sáng nhiều trường hợp bị quy là tội phạm chiến tranh nguy hiểm. Một số bị đưa tới toà án quốc tế La Haye. Số khác phải lẩn trốn và không có cơ hội cản trở tiến trình hoà bình Bosnia. Đó cũng chính là thông điệp NATO dành cho những ai nhen nhóm ý định đi theo các tội phạm chiến tranh.

NATO đã chính thức chuyển giao nhiệm vụ còn lại cho lực lượng gìn giữ hoà bình của EU, với quân số trước mắt là 7.000. Hiện họ chỉ giữ lại một văn phòng đại diện tại Sarajevo để cùng với văn phòng đại diện của Mỹ tại Tuzla giúp đỡ Eufor hoàn thành tốt nhiệm vụ trước mắt: truy bắt các tội phạm chiến tranh còn lại.

(NHQ - Theo FT, BBC)

 

Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
"Kosovo là nơi thử nghiệm tính hiệu quả của lực lượng NATO"
NATO và EU lần đầu tiên tập trận chung
Nato cần chuẩn bị cho Gaza
Nato - Iraq là nhiệm vụ bất khả thi?
"NATO vẫn là xương sống phòng thủ châu Âu"
CÁC TIN KHÁC:
" Bin Laden mời Baasyir tới Afghanistan (02/12/2004)
" Bầu cử lại - Giải pháp cho khủng hoảng ở Ukraine (02/12/2004)
" Somali đã có chính phủ (02/12/2004)
" Những đứa trẻ Iraq lớn lên trong chiến tranh (02/12/2004)
" Quốc hội Ukraina bỏ phiếu bất tín nhiệm Chính phủ (01/12/2004)
" Ai Cập gặp Israel bàn về tương lai Gaza (01/12/2004)
" Phái viên quốc tế nỗ lực giải quyết bế tắc Ukraine (01/12/2004)
" Giải pháp là chờ giải pháp (01/12/2004)
" Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ từ chức (01/12/2004)
" Pakistan: TT Musharraf vẫn giữ chức Tổng tư lệnh (01/12/2004)
" Châu Âu chống lại sự xâm lăng của tiếng Anh (01/12/2004)
" Quân đội Mỹ giữ lại các bức tranh do Hitler vẽ (01/12/2004)
" Tổng biên tập báo Le Monde từ chức (30/11/2004)
" Tổng thống Bush thăm chính thức Canada (30/11/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang