Chủ tịch EC bị buộc tội "gian lận"
06:18' 26/09/2003 (GMT+7)
Ông Prodi cam kết sẽ loại trừ tham nhũng và gian lận.
Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu (EC) Romano Prodi hôm qua (25/9) đã phải đối mặt với một cuộc chất vấn khó khăn liên quan tới những lời buộc tội gian lận tại Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat). Hiện các thành viên trong Nghị viện châu Âu (MEPs) đang công khai yêu cầu Cao uỷ phụ trách Eurostat, Pedro Solbes phải từ chức.

Các thông tin đầu tiên liên quan tới vụ scandal được đưa ra hôm 24/9, trong đó chứa những lời chỉ trích công tác điều hành Eurostat, song không đưa ra bằng chứng nào về những việc làm sai trái kể từ năm 1999, một năm trước khi ông Prodi lên cầm quyền. Vụ Eurostat liên quan tới việc thanh toán kép và các hợp đồng khống khiến khoản tiền trị giá 1 triệu Euro "thoát được" những kiểm soát ngân khố thông thường.

Theo những báo cáo ban đầu do một lực lượng chuyên trách trong EC chuẩn bị, các kiểm toán viên đã phát hiện rằng trước năm 1999, các quan chức trong Eurostat đã thiết lập một hệ thống theo đó họ chuyển tiền vào các kho dự trữ tài chính.

Uỷ ban châu Âu đã tìm cách xoa dịu vụ scandal này hôm thứ ba (23/9) bằng cách tuyên bố rằng việc điều tra tại các cơ quan khác không hề cho thấy dấu hiệu của những sai phạm trong 4 năm qua. Trong khi đó, các nghị sĩ EU đang lo ngại rằng những lời buộc tội gần đây có nguy cơ làm xói mòn niềm tin tại các chính thể châu Âu.

Hiện không có uỷ viên nào bị buộc tội thu lợi từ việc sử dụng sai mục đích các nguồn quỹ của Eurostat. Tuy nhiên, một số thành viên trong nghị viện cho biết họ sẽ yêu cầu ông Pedro Solbes phải từ chức nếu họ không hài lòng với những lời giải thích của ông Prodi.

Chính phủ Tây Ban Nha đã bảo vệ ông Solbes từ trước khi vụ scandal này được phanh phui. Bộ trưởng Kinh tế kiêm Phó Thủ tướng Tây Ban Nha Rodrigo Rato phát biểu: "Tất nhiên, ông Solbes sẽ nhận được sự ủng hộ của chúng tôi. Nhưng ông ta cũng phải chịu trách nhiệm lý giải và đó là việc ông đang làm".

Ông Prodi đảm nhiệm chức Chủ tịch Uỷ ban châu Âu với lời cam kết loại trừ tham nhũng và gian lận. Trước đó, nhiều thành viên trong EC đã bị buộc phải từ chức vì những lời buộc tội thiên vị người nhà và không giải quyết được vấn đề tham nhũng.

(Huyền Trang - Theo BBC, AP)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Ngày đen tối ở Iraq (26/09/2003)
Văn phòng hãng NBC tại Baghdad bị đánh bom (25/09/2003)
Phi công Israel phản đối không kích Palestine (25/09/2003)
Palestine sẽ có nội các mới trong vài ngày tới (25/09/2003)
Taliban thề tấn công Afghnistan (25/09/2003)
Các VIP Ấn Độ thoát nạn trong gang tấc (25/09/2003)
Trung Quốc phát triển tên lửa vệ tinh nhiên liệu rắn đầu tiên (25/09/2003)
Musharraf cho rằng "Ấn Độ châm ngòi cho chạy đua vũ trang ở Nam Á" (25/09/2003)
Thủ tướng Nhật quyết định giải tán Hạ viện (25/09/2003)
Nhóm khảo sát Iraq chưa tìm thấy bằng chứng WMD (25/09/2003)
IAEA lo ngại khủng hoảng hạt nhân ở Iran (25/09/2003)
Đức ủng hộ kế hoạch tái thiết Iraq của Mỹ (25/09/2003)
Bắt thêm một nghi can ám sát Ngoại trưởng Anna Lindh (25/09/2003)
New Zealand xây trạm quan sát thử nghiệm hạt nhân tại Fiji (24/09/2003)
Taliban âm mưu tấn công Afghanistan "từ Pakistan" (24/09/2003)
Tro ve dau trang