Ngày đen tối ở Iraq
07:18' 26/09/2003 (GMT+7)
Bà Akila al-Hashemi, quan chức cao cấp đầu tiên trong chính quyền hậu Saddam Hussein bị ám sát

Sự ra đi của một quan chức cao cấp sau 5 ngày vật lộn trên giường bệnh, khách sạn và siêu thị ở Baghdad bị đánh bom, lính Mỹ ở Mosul bị tấn công, tất cả cùng diễn ra trong một ngày được đánh giá là đen tối của Iraq thời hậu chiến. Và đỉnh điểm của nó là tuyên bố của Tổng thư ký LHQ Kofi Annan về giảm số lượng nhân viên quốc tế tại Iraq với lý do an ninh. Có thể coi đây như là một sự thừa nhận về tình hình không thể kiểm soát ở quốc gia vùng Vịnh.

 

Tin buồn đầu tiên báo hiệu một ngày bất thường tại Iraq là cái chết (bị ám sát) của một trong ba nữ thành viên trong Hội đồng Điều hành Iraq, bà Akila al-Hashemi. Bà đã không thể qua khỏi do vết thương quá nặng sau 5 ngày được cấp cứu trong bệnh viện.

Để tỏ lòng tiếc thương một trong những "nhà ngoại giao kỳ cựu nhất của Iraq", "người dự kiến có thể trở thành tân đại sứ Iraq tại LHQ", "người duy nhất được cùng lúc 2 chế độ cũ và mới sử dụng",  Hội đồng Điều hành đã quyết định để 3 ngày quốc tang.

"Hôm nay, nhân dân Iraq mất đi một chiến sĩ dũng cảm, một người đi tiên phong trong sự nghiệp đấu tranh vì tự do và dân chủ," Chủ tịch hội đồng, ông Paul Bremer, nhận xét về bà al-Hashemi.

Trong khi đó, tại Thành phố Mosul ở phía Bắc Iraq, thêm một vụ tấn công nhằm vào binh lính Mỹ khiến 8 người bị thương, trong đó 3 người đang trong tình trạng nguy kịch. Vụ này càng ám ảnh và buộc người ta phải nghĩ rằng con số 79 quân nhân Mỹ thiệt mạng kể từ khi Tổng thống Bush tuyên bố kết thúc chiến tranh chưa phải là cuối cùng. 

Còn ở Baghdad, al-Aike, một khách sạn nhỏ ở phố thời trang Karrada, đã bị hư hại nặng nề do sức công phá của quả bom đặt tại lối đi bên ngoài. Khách sạn này là tổng hành dinh của Hãng tin NBC (Mỹ). Trong vụ này, 1 nhân viên bảo vệ người Somali bị thiệt mạng và một kỹ sư âm thanh của NBC bị thương.

Cuối cùng, ngày đen tối này khép lại với vụ tấn công bị nghi là bằng súng cối vào một siêu thị ở Baqubah, cách Baghdad chừng 50km. Có đến 8 người thiệt mạng và 18 người bị thương trong vụ này.

Sau hai lần trụ sở bị đánh bom (ngày 19/8ngày 22/9) và đặc biệt trước tình hình bất ổn ngày càng gia tăng, Tổng thư ký LHQ Kofi Annan quyết định giảm số nhân viên quốc tế đang làm việc tại Iraq. Lần này, dự kiến khoảng 19 trong tổng số 105 nhân viên quốc tế sẽ rời nước này. Đây sẽ là một cản trở lớn đối với Mỹ trong hành trình kêu gọi sự tham gia của cộng đồng quốc tế vào việc tái thiết Iraq.

(Tiến Dũng - Theo CNN, Reuters, BBC)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Văn phòng hãng NBC tại Baghdad bị đánh bom (25/09/2003)
Phi công Israel phản đối không kích Palestine (25/09/2003)
Palestine sẽ có nội các mới trong vài ngày tới (25/09/2003)
Taliban thề tấn công Afghnistan (25/09/2003)
Các VIP Ấn Độ thoát nạn trong gang tấc (25/09/2003)
Trung Quốc phát triển tên lửa vệ tinh nhiên liệu rắn đầu tiên (25/09/2003)
Musharraf cho rằng "Ấn Độ châm ngòi cho chạy đua vũ trang ở Nam Á" (25/09/2003)
Thủ tướng Nhật quyết định giải tán Hạ viện (25/09/2003)
Nhóm khảo sát Iraq chưa tìm thấy bằng chứng WMD (25/09/2003)
IAEA lo ngại khủng hoảng hạt nhân ở Iran (25/09/2003)
Đức ủng hộ kế hoạch tái thiết Iraq của Mỹ (25/09/2003)
Bắt thêm một nghi can ám sát Ngoại trưởng Anna Lindh (25/09/2003)
New Zealand xây trạm quan sát thử nghiệm hạt nhân tại Fiji (24/09/2003)
Taliban âm mưu tấn công Afghanistan "từ Pakistan" (24/09/2003)
Thái Lan trục xuất hành khất nước ngoài (24/09/2003)
Tro ve dau trang