IAEA lo ngại khủng hoảng hạt nhân ở Iran
10:41' 25/09/2003 (GMT+7)
Biểu tượng của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA)

Cơ quan giám sát hạt nhân LHQ vừa cho biết, Iran sẽ phải đối mặt với những hậu quả nghiêm trọng nếu không chứng minh được chương trình hạt nhân của mình thực hiện vì mục đích hoà bình trước thời hạn chót 31/10. Cùng lúc đó, người đứng đầu IAEA Mohamed ElBaradei cũng xác nhận bất cứ một quyết định nào của Iran nhằm rút khỏi Hiệp ước không phổ biến hạt nhân (NPT) đều khiến vấn đề đi tới mức đối đầu lớn hơn.

Khi được hỏi những chứng cớ tìm thấy tại Iran vừa qua có thể khẳng định điều gì về chương trình hạt nhân của nước cộng hoà Hồi giáo này hay không, ông El Baradei nói: ''Có những dấu hiệu khiến chúng tôi lo ngại''. Theo đó, một trong những dấu hiệu mà quan chức IAEA đề cập là việc tìm thấy dấu vết của quá trình làm giầu uranium tại nhà máy Natanz. Hơn nữa khi được yêu cầu tiến hành thử nghiệm trực tiếp các máy quay li tâm với vật liệu hạt nhân, Iran đã từ chối. Trong thời gian qua, Mỹ luôn nghi ngờ Iran dùng cơ sở này để tinh chế uranium nhằm sản xuất bom hạt nhân.

Đề cập tới thời hạn chót mà IAEA đưa ra, ông El Baradei nói: ''Cộng đồng quốc tế muốn những đảm bảo từ phía Iran càng nhanh càng tốt''. Trong trường hợp, Tehran không giải thích rõ những hoạt động của mình, sau ngày 31/10 ông sẽ trình vấn đề này lên ban điều hành IAEA cùng với tuyên bố không thể khẳng định chương trình hạt nhân của Iran mang mục đích hoà bình. Tiếp đó, vấn đề hạt nhân của Iran sẽ chuyển cho HĐBA LHQ xử lý. 

Trước sức ép của quốc tế, đại diện chính quyền Tehran - Ngoại trưởng Karmal Kharrazi vẫn khẳng định không từ bỏ chương trình hạt nhân, đồng thời bác bỏ tin cho rằng Iran có công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân. Phát biểu trong cuộc họp của Đại hội đồng LHQ, quan chức ngoại giao này khẳng định: ''Chúng tôi có công nghệ làm giầu uranium. Tuy nhiên, có sự khác biệt rất lớn giữa việc áp dụng công nghệ này để lấy nhiên liệu cho nhà máy điện và chế tạo bom''. Ngoại trưởng Iran cũng khẳng định sẽ đàm phán với IAEA về kế hoạch các cuộc thanh sát.

(Hoài Linh - Theo AFP, Reuters)

Tin liên quan:

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đức ủng hộ kế hoạch tái thiết Iraq của Mỹ (25/09/2003)
Bắt thêm một nghi can ám sát Ngoại trưởng Anna Lindh (25/09/2003)
New Zealand xây trạm quan sát thử nghiệm hạt nhân tại Fiji (24/09/2003)
Taliban âm mưu tấn công Afghanistan "từ Pakistan" (24/09/2003)
Thái Lan trục xuất hành khất nước ngoài (24/09/2003)
Cảnh sát Bangkok phá âm mưu tấn công khủng bố? (24/09/2003)
Iraq hạn chế hoạt động 2 kênh truyền hình Ảrập (24/09/2003)
Máy bay Mỹ do thám biên giới CHDCND Triều Tiên (25/09/2003)
OPEC chưa thống nhất về vấn đề đại diện Iraq (24/09/2003)
Nhân viên không quân Mỹ bị buộc tội gián điệp tại Guantanamo (24/09/2003)
Tổng thống Bush đối mặt với bão táp tại LHQ (24/09/2003)
Thấy gì từ cuộc cải tổ nội các tại Nhật Bản? (24/09/2003)
Trung Quốc, Nga và Trung Á thắt chặt quan hệ (24/09/2003)
Gia đình EU cơm chẳng lành canh chẳng ngọt (23/09/2003)
Anh chấp nhận kế hoạch phòng thủ châu Âu (23/09/2003)
Tro ve dau trang