Thủ tướng Anh mất lá phiếu quan trọng
18:37' 20/09/2003 (GMT+7)

Tân Hạ nghị sĩ Sarah Teather (trái), người chiếm ghế của Công đảng.

Thủ tướng Anh Tony Blair vừa bất ngờ chịu một thất bại đau đớn trong cuộc bầu cử dân biểu Hạ viện bổ sung diễn ra hôm thứ năm. Đây là tổn thất nặng nề nhất của Công đảng suốt 15 năm qua trong một cuộc bỏ phiếu bất thường. Kết quả cũng ghi nhận ghi nhận chiến thắng vang dội của đảng Dân chủ tự do.

Công đảng bị "qua mặt"

Cuộc bầu cử bổ sung quan trọng tại khu vực bỏ phiếu Brent East (bắc London) ghi nhận chiến thắng vang dội của đảng Dân chủ tự do (LD), đảng đối lập thứ 3 ở Anh và đánh dấu thất bại thảm hại của Công đảng, đảng thao túng chính trường Anh trong nhiều năm nay. Cuộc bỏ phiếu Hạ viện, được tiến hành sau cái chết của nghị sĩ Công đảng Paul Daisley hồi tháng 6, được coi là đợt thăm dò dư luận sâu rộng đầu tiên kể từ sau cái chết của chuyên gia vũ khí Kelly và khi Chính phủ rơi vào cuộc khủng hoảng liên quan đến cuộc chiến Iraq.

Tại Brent East, nơi từ lâu luôn ủng hộ Công đảng, cử tri đã quay lưng lại với ông Blair khi bỏ phiếu cho cô Sarah Teather, dân biểu đảng LD. Điều đáng lưu ý là: LD chủ trương phản đối cuộc chiến Iraq vừa qua. Ứng cử viên Công đảng Robert Evans, chỉ nhận được 7.040 lá phiếu. Trong khi đó, thành viên đảng Dân chủ tự do Sarah Teather giành được một trong những chiếc ghế "an toàn" nhất trong Quốc hội với 8.158 phiếu (trong năm 2001, cô chỉ giành được 1.118 phiếu). Ứng cử viên đảng Bảo thủ Uma Fernandes bị đánh bật xuống vị trí thứ 3 với vẻn vẹn 3.368 phiếu bầu.

Ở tuổi 29, cô Teat

her, đã trở thành nghị sĩ trẻ nhất từ trước đến nay. Chủ tịch LD Charles Kennedy cho biết, kết quả này là "một bước tiến xa" của đảng ông. "Kết quả cho thấy không có nơi nào là mà LD không thể vươn tới", ông nói.

Thất bại nặng nề nhất trong vòng 15 năm

Đây là tổn thật nặng nề nhất của Công đảng của ông Blair trong 15 năm qua. Lần đầu đầu tiên trong hơn 10 năm qua, Công đảng bị mất ghế trong Hạ viện. Nhìn bề ngoài, việc mất 1 trong số 165 ghế tại Hạ viện có vẻ là không quan trọng đối với đảng cẩm quyền. Tuy nhiên, tổn thẩn này là rất nặng nề bởi các cuộc thăm dò gần đây cho thấy, hầu hết người dân Anh không còn tín nhiệm Thủ tướng và phẫn nộ về quyết định tham chiến của Chính phủ.

Đáng lưu ý: kể từ khi lên nắm quyền năm 1997, Công đảng chưa bao giờ mất một ghế trong một cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Quốc hội. Kể từ sau cái chết của chuyên gia khoa học của Chính phủ David Kelly, tỉ lệ tín nhiệm ông Blair đã giảm đi trông thấy. Cử tri nghi ngờ cái cớ mà ông đưa ra để tấn công Iraq và nhiều người cáo buộc chính quyền của ông đã gây ra cái chết của tiến sĩ Kelly.

"Blair là bù nhìn của ông Bush"

Những cử tri tham gia bỏ phiếu cho biết, họ mong nước Anh sẽ có một chính phủ mới. Nhiều người lên tiếng đảng cầm quyền. Bà Mary Farrell, một người về hưu, cho biết: "Chúng tôi từng bỏ phiếu cho Công đảng và ông Blair. Nhưng giờ đây chúng tôi rất phẫn nộ và chán ngấy họ rồi. Chúng tôi muốn gửi tới ông Blair một thông điệp: chúng tôi sẽ bỏ phiếu cho người khác".

Ông Bernie Paul, 58 tuổi, một người thất nghiệp, cho biết ông sẽ bỏ phiếu cho đảng Dân chủ tự do. "Tôi không thể bỏ phiếu cho ông Blair. Ông ta là bù nhìn của Tổng thống Mỹ", ông này nói.

Tân hạ nghị sĩ Teather cho biết, cô "vô cùng hãnh diện", nói thêm rằng, cả Công đảng và đảng Bảo thủ nên coi chừng LD. "Ông Tony Blair, tôi mong rằng ông đã biết tin về kết quả. Người dân Brent đã nói lên tiếng nói của người dân Anh", cô nói. "Họ muốn ông lắng nghe họ. Họ muốn ông giải trình", cô nói thêm. "Cử tri đang có xu hướng chống lại ông Tony Blair và Công đảng Mới của ông".

Công đảng nói gì?

Về phần mình, đại diện Công đảng cho biết, đảng này rất thất vọng về cuộc bầu dân biểu, với tỉ lệ tham gia chỉ 36,4% tổng số cử tri. Chủ tịch Công đảng Ian McCartney cho biết: "Việc giảm tỉ lệ tín nhiệm xuất phát từ cuộc tranh cãi xung quanh cuộc chiến Iraq. Đây là khó khăn lớn nhất trong một cuộc bầu cử bổ sung trong vòng 20 năm qua".

Còn ông Evans, ứng cử viên Công đảng, vẫn tự an ủi: "Một nguyên nhân khác quan trọng là một tỉ lệ cử tri truyền thống của Công đảng không đi bỏ phiếu". "Thật đáng thất vọng nhưng chúng tôi sẽ giành lại lợi thế", ông này nói.

Trong cuộc tổng tuyển cử năm 2001, ông Daisley đã giành được số phiếu đa số 13.047, chiếm 63,21% tổng số phiếu bầu. Đảng Bảo thủ chiếm vị trí thứ hai với 18,21% số phiếu, trong khi Dân chủ tự do chỉ đạt 10,57%.

(Lam Sơn - Theo Reuters, BBC)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Quân ly khai Kashmir muốn mở rộng cuộc chiến với Ấn Độ (20/09/2003)
Thủ tướng Koizumi tiếp tục giành quyền lãnh đạo LDP (20/09/2003)
Thành phố lớn nhất Pakistan rung chuyển trong tiếng bom (20/09/2003)
Nhật Bản đưa vấn đề người mất tích tại CHDCND Triều Tiên lên LHQ (20/09/2003)
Thế giới tiếc thương tiễn biệt Ngoại trưởng Thuỵ Điển (20/09/2003)
Washington tê liệt vì cơn bão Isabel (19/09/2003)
‘Cả Palestine và Israel đều cần đặt lòng tin vào nhau’ (21/09/2003)
Ảrập Xê út muốn trang bị vũ khí hạt nhân (19/09/2003)
Không tìm thấy vi rút gây bệnh đậu mùa ở Iraq (19/09/2003)
Nga có thể gửi quân gìn giữ hoà bình tới Trung Đông (18/09/2003)
Hội đồng điều hành Iraq đòi ghế trong LHQ (18/09/2003)
Cựu Tổng tư lệnh NATO muốn vào Nhà Trắng (18/09/2003)
Kẻ đánh bom Bali bị kết án chung thân (19/09/2003)
Israel hoãn quyết định dựng hàng rào khu Bờ Tây (18/09/2003)
CHDCND Triều Tiên buộc tội Nhật bản "hiếu chiến" (18/09/2003)
Tro ve dau trang