BBC thừa nhận sai lầm trong vụ hồ sơ Iraq
16:14' 16/09/2003 (GMT+7)
Tổng giám đốc BBC Greg Dyke.

Trong ngày đầu tiên của phiên điều trần giai đoạn 2 tại Toà án Tư pháp Hoàng gia Anh (Hutton) về cái chết của chuyên gia vũ khí David Kelly, Tổng giám đốc BBC Greg Dyke thừa nhận tập đoàn đã có sai sót trong việc nắm giữ các thông tin về hồ sơ vũ khí Iraq.

Theo đó, sơ suất cụ thể của BBC là đã trả lời quá nhanh chóng trước những phàn nàn của cựu Giám đốc báo chí Văn phòng Thủ tướng Anh Alastair Campbell về câu chuyện hồ sơ vũ khí Iraq đã được ''thêm mắm dặm muối''.

Ông Dyke cho biết, theo đúng trình tự, lá thư của ông Campbell phải được chuyển sang bộ phận phụ trách thư khiếu nại của BBC để điều tra, thay vì được ban điều hành xử lý ngay. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo BBC biện hộ, những người phụ trách ban tin tức cảm thấy họ cần phải có phản hồi ngay lập tức khi ông Campbell mở cuộc tấn công bất ngờ vào BBC - buộc tội đài này có định kiến khi đưa tin về cuộc chiến Iraq.

Tiếp đó, Tổng giám đốc BBC Dyke còn chỉ trích thông tín viên BBC Andrew Gilligan vì đã gửi thư điện tử tới một nghị sĩ thuộc Uỷ ban điều tra Hạ viện rằng đã cho phát chương trình về hồ sơ Iraq cùng với tiết lộ đã lấy thông tin từ chuyên gia vũ khí Kelly. Quan chức BBC tuyên bố: ''Việc gửi thư cho một nghị sĩ như vậy là hoàn toàn không thể chấp nhận được.... Ngoài ra, Gillian cũng không phải là đối tượng được biết cái nguồn tin từ phóng viên Susan Watt vào thời điểm đó. Hơn nữa, Gillian không phải là người phù hợp để gửi bức thư đó.

Cũng trong phiên điều trần, ông Dyke thừa nhận đã bênh vực cho bản tin dù chưa xem xét kỹ câu từ của nó trước khi phát sóng, cũng như không duyệt qua bức thư được biên tập viên chương trình Today Kevin Marsh soạn thảo.

Phiên điều trần giai đoạn 2 đã được nối lại sau 10 ngày tạm ngừng với phần đối chứng của một số nhân vật như Bộ trưởng Quốc phòng Geoff Hoon, cựu Giám đốc báo chí Văn phòng Thủ tướng Anh Campbell và thông tín viên BBC Gilligan. Trong ngày hôm nay (16/9), hai trong số 5 nhân chứng được triệu tập sẽ đối chứng lần đầu tiên. Người đầu tiên phải đối mặt với những vấn đề hóc búa là Martin Howard - Phó giám đốc Cơ quan tình báo quân sự, Bộ Quốc phòng.

(Hoài Linh - Theo BBC)

Tin liên quan:

Thủ tướng Anh đem sự nghiệp ra đặt cược
Thủ tướng Anh có thể mất ghế?
Bộ trưởng Quốc phòng Anh có thể phải từ chức
Vụ Kelly có thể ảnh hưởng tới Chính phủ Anh và hãng BBC?
BBC từng bác bỏ đề nghị đình chiến của Chính phủ
Tiến sĩ Kelly "đã cho phép BBC dẫn lời"
Cuộc khẩu chiến giữa BBC và chính phủ Anh ngày càng gay cấn
Chính quyền Blair rơi vào vòng "hoả lực" mới
Toà tập trung làm rõ trách nhiệm của BBC
Cuộc chiến BBC - Thủ tướng Anh khai hoả trở lại
BBC từ chối xin lỗi phụ tá Thủ tướng Anh
Phụ tá Thủ tướng Anh kêu gọi BBC "ngừng bắn"
Búa rìu dư luận quay sang BBC

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thủ tướng Italy kiện lãnh đạo đảng đối lập (16/09/2003)
Thảm hoạ kinh hoàng từ một vụ bắt con tin (16/09/2003)
HĐBA LHQ lên tiếng bảo vệ TT Yasser Arafat (16/09/2003)
Hàng trăm du khách Hàn Quốc thăm Bình Nhưỡng (16/09/2003)
Mỹ cân nhắc tiếp tục viện trợ cho CHDCND Triều Tiên (16/09/2003)
Mỹ: Hoãn bầu cử thống đốc California (16/09/2003)
Nhật sẽ tổng tuyển cử đột xuất vào 9/11 (15/09/2003)
Trụ sở an ninh Nga gần Chechnya bị đánh bom (15/09/2003)
Tổng thống Nga và Belarus bàn về đồng tiền chung (15/09/2003)
Sứ quán Anh tại Iran liên tiếp bị tấn công (15/09/2003)
Iran xem xét quan hệ với IAEA (15/09/2003)
Người Estonia muốn gia nhập EU (15/09/2003)
Mỹ bắt giữ một số người ủng hộ Saddam Hussein (15/09/2003)
Mỹ chưa chuyển giao ngay quyền lực cho Iraq (15/09/2003)
Đảo chính tại Guinea-Bissau, Tổng thống bị bắt (15/09/2003)
Tro ve dau trang