Rwanda tuyển cử lần đầu sau thảm hoạ diệt chủng 1994
08:40' 26/08/2003 (GMT+7)

Tổng thống Kagame cam kết tiến hành cuộc bỏ phiếu tự do và công bằng.

Sáng 25/8, lần đầu tiên hàng triệu người dân của quốc gia đông Phi Rwanda sẽ tham gia cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống với sự tham gia của đại diện nhiều đảng phái. Cuộc bầu cử này được coi là một sát hạch về sự thay đổi tại Rwanda kể từ thảm hoạ diệt chủng cách đây gần 9 năm, khi chính quyền cực hữu người Hutu ra lệnh thảm sát hàng triệu người thiểu số Tutsi và người ôn hoà Hutu.

Theo đánh giá của dư luận, Tổng thống Paul Kagame có nhiều khả năng giành chiến thắng. Trước thềm sự kiện quan trọng này, người đứng đầu đất nước cam kết sẽ tiến hành một cuộc bầu cử tự do và công bằng với sự tham gia của khoảng 4 triệu cử tri trong nước. 

Mặc dù đây là một sự kiện lớn được hoan nghênh tại Rwanda, song nó cũng khiến người dân nhớ lại những căng thẳng sắc tộc trước đây. Cư dân của thị trấn Nyamat, một nơi yên bình với những cánh đồng trải dài, cách thủ đô Kigali 30km về phía nam cho biết, họ vẫn còn lo sợ và chưa thể quên những hãi hùng phải chứng kiến nhiều năm trước.

Emmanuel Ndashimye một người may mắn còn sống sót sau thảm họa diệt chủng trên cho biết: ''Vào năm 1994, người già, trẻ em, không trừ một ai đã bị giết hại bởi những quả bom hạng nặng. Họ giết người theo cách tàn bạo nhất. 3 con trai, người vợ đang mang thai và hàng chục thân nhân của tôi đã bị giết chỉ bởi một lý do là người thiểu số Tutsi''.

Quận Nyamata từ lâu được coi là khu vực của người Tutsi tại một quốc gia với 85% dân số là người Hutus. Khi thảm họa diệt chủng bắt đầu diễn ra, 140.000 người chủ yếu là dân Tutsi sống tại đây đã bị thảm sát trong vòng vài tháng. Chỉ một số người may mắn sống sót sau thảm hoạ này.

Người anh hùng chấm dứt sự đổ máu tại Rwanda chính là đương kim Tổng thống Paul Kagame, người dẫn dắt quân nổi dậy Tutsi đánh đổ chính phủ cực đoan Hutu và những kẻ ủng hộ. Ông Paul Kagame đã thực sự nắm quyền lãnh đạo đất nước vào những năm sau cuộc diệt chủng, hiện là người vừa bị chỉ trích lẫn hoan nghênh vì nỗ lực thống nhất quốc gia.

(Hoài Linh - Theo VOA)

Gửi tin qua Email In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Al Qaeda nhận trách nhiệm vụ đánh bom trụ sở LHQ ở Iraq (26/08/2003)
Mục tiêu tấn công là Thành phố Bombay (26/08/2003)
Thủ tướng Đức có thể tranh cử nhiệm kỳ 3 (25/08/2003)
Thêm một nghi phạm đánh bom Bali bị kết án tử hình? (25/08/2003)
Mỹ sử dụng lại các điệp viên thời Saddam (25/08/2003)
''Các chính đảng hoạt động tại Afghanistan đều bất hợp pháp'' (25/08/2003)
Bombay rung chuyển bởi hai vụ nổ lớn trong ngày (25/08/2003)
Đã tìm thấy trực thăng Nga mất tích, 20 người chết (25/08/2003)
Thủ tướng Anh có thể mất ghế? (25/08/2003)
Hội Chữ thập đỏ ngừng hoạt động tại Iraq (25/08/2003)
Đàm phán Pháp - Libya về vụ UTA rơi vào bế tắc (25/08/2003)
Nhật Bản nâng cấp toàn bộ tàu khu trục Aegis (25/08/2003)
Máy bay rơi ở Haiti, 21 người chết (25/08/2003)
70% dân Mỹ cho rằng Mỹ đã sa lầy tại Iraq (25/08/2003)
Mỹ không điều thêm quân tới Iraq (25/08/2003)
Tro ve dau trang